Hoài niệm về một Hà Nội xưa

Thanh Bình| 01/10/2018 09:18

Cách đây tròn 130 năm, năm 1888 bằng Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, Thành phố Hà Nội chính thức được thành lập. Trải qua hơn 1 thế kỷ với tư cách là một đô thị trung tâm không chỉ của Việt Nam mà còn của cả khu vực Đông Dương, Hà Nội vẫn luôn giữ được những nét văn hóa riêng biệt. Triển lãm “Hoài niệm phố” diễn ra từ 6/9 - 31/12/2018 tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 (18 Vũ Phạm Hàm, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã mang tới cho công chúng những hồi ức đẹp về một Hà Nội xưa.

 Với 130 tài liệu, hình ảnh trong đó nhiều tài liệu bản gốc hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, triển lãm đã phần nào tái hiện đời sống sinh hoạt, văn hóa, tôn giáo của người dân Hà Nội. Người xem như được ngược dòng thời gian để trở về với Hà Nội một thời qua những hình ảnh về khu phố cổ - nơi lưu giữ dấu ấn của một “Hà Nội 36 phố phường” xưa, Thành cổ Hà Nội với những nét kiến trúc độc đáo, Văn Miếu Quốc Tử Giám - Trường đại học lâu đời nhất Việt Nam. Và còn nữa, đó là thắng cảnh hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm với cầu Thê Húc, tháp Rùa, đền Ngọc Sơn cùng các công trình mang đậm phong cách kiến trúc Á - Âu thời Pháp thuộc… 

Hoài niệm về một Hà Nội xưa
Ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ tặng quà lưu niệm cho Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam.
Trong số các tư liệu, hiện vật được giới thiệu tại triển lãm có không ít ảnh và ký họa ghi lại những hình ảnh về cuộc sống sinh hoạt của người Hà Nội xưa. Nào hoạt động của xưởng làm mũ ở phố Cầu Gỗ, phiên chợ, phố phường, phu kéo xe; nào việc xây dựng Nhà thờ Lớn Hà Nội năm 1884 - 1887… rồi cả những bản vẽ mặt đứng đầu tiên của nhà Thủy Tạ, cũng như những hình ảnh ghi lại hoạt động tại đây. 

Không chỉ có thế, những hình ảnh và văn bản hành chính, những tấm bản đồ… được giới thiệu tại triển lãm còn cho công chúng cái nhìn cụ thể về quá trình đô thị hóa kinh thành xưa trong thời Pháp thuộc cũng như quá trình xây dựng hạ tầng căn bản của thành phố. Không ít người tỏ ra thích thú khi ngắm nhìn hình ảnh bảng Yết thị ngày 2/5/1925 thông báo sẽ khảo sát ý kiến trong việc mở rộng phố Hàng Đậu ra 20 thước tây từ ngày 2 – 22/5/1925 được phóng to và trưng bày trong triển lãm;  rồi cả những tấm bản đồ thể hiện mặt bằng chung của Nhà hát Lớn Hà Nội năm 1905, những văn bản về việc mở rộng đường sá, đặt tên phố trong đó có Nghị định số 571 ngày 2/9/1930 của quan cai trị - Đốc lý Hà Nội về việc bổ nhiệm một Ủy ban lựa chọn tên của một số người Pháp hoặc người An Nam để đặt tên cho những tuyến đường của thành phố đang được đánh số.
Phát biểu khai mạc triển lãm, ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước nhấn mạnh: “Điểm mới của triển lãm mà Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức lần này chính ở phương thức biểu hiện. Nghệ thuật sắp đặt và thiết kế kiến trúc không gian kết hợp với những tài liệu, hiện vật phiên bản, hình ảnh công nghệ hiện đại sẽ khiến triển lãm không đơn thuần là nơi trưng bày, giới thiệu các tài liệu lưu trữ, mà thực sự là không gian sinh động, nơi khách có thể chiêm ngưỡng, hòa mình và cảm nhận. Đồng thời, khách tham quan triển lãm sẽ có cơ hội được tìm hiểu về kỹ thuật cũng như chế độ bảo quản các tài liệu lưu trữ quốc gia và các di sản tư liệu thế giới hiện đang được bảo quản tại đây.”

Hoài niệm về một Hà Nội xưa
Một hình ảnh về phu kéo xe tại Hà Nội
Những hình ảnh, tư liệu tại triển lãm như những thước phim quay chậm giúp công chúng trở về với quá khứ, để sống lại cùng Hà Nội một thời. “Hoài niệm Hà Nội” phố còn là dịp để công chúng được tiếp cận nguồn tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt đối với các công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, quy hoạch, kiến trúc… của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Đó vừa là niềm tự hào, vừa là động lực để người dân Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống cũng như phấn đấu xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh… 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuỗi hoạt động mang chủ đề “Tháng Năm nhớ Bác” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Hòa trong không khí kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động mang chủ đề “Tháng Năm nhớ Bác” từ ngày 5 đến 31/5/2024. Đây là hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh tư tưởng, đạo đức và tình cảm của Bác Hồ dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng thời là dịp để tôn vinh văn hóa truyền thống, tăng cường giao lưu giữa các vùng miền và quảng bá “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc anh em.
  • Ký ức về cha và bản tình ca ngày thống nhất đất nước
    Từ năm 13 tuổi, tôi theo bố (nhạc sĩ Lê Việt Hòa) ra Hà Nội học tại Nhạc viện, trong khi mẹ vẫn dạy học ở quê, chăm lo cho các em và bà ngoại. Hai bố con sống trong căn phòng nhỏ 16m² trên tầng 2 khu nhà lắp ghép E2, Tập thể Đài Tiếng nói Việt Nam (128 Đại La).
  • Xứ Đoài - miền đất thiêng, vùng đất thơ
    Có những vùng đất chỉ cần thầm nhắc tên đã khơi dậy bao xúc cảm thi ca như sông Hương - núi Ngự, sông Lam - núi Hồng. Và xứ Đoài, với tâm điểm là núi Tản - sông Đà, cũng là một miền đất thiêng, một vùng đất thơ như thế.
  • Ngành vận tải, bưu chính chuyển phát Hà Nội đạt 83,6 nghìn tỷ đồng
    Theo số liệu của Cục Thống kê Hà Nội vừa công bố, tổng doanh thu hoạt động vận tải, hoạt động hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát tháng 4/2025 của Thành phố Hà Nội ước đạt 21 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2025 tổng doanh thu đạt 83,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2024.
  • Lời cảm ơn của Ban Tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
    Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) đã được tổ chức trọng thể và thành công tốt đẹp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 1/5, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 và Thành ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam TPHCM có Lời cảm ơn. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn Lời cảm ơn.
Đừng bỏ lỡ
Hoài niệm về một Hà Nội xưa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO