Họa sĩ Trần Huy Oánh và “Ký họa thời chiến”

Hằng Minh| 08/11/2017 10:26

Chiều ngày 06/11/2017, tại nhà Đấu giá Nghệ thuật Chọn Auction House (17 Trần Quốc Toản) đã diễn ra buổi giao lưu và ra mắt sách tranh “Ký họa thời chiến” của PGS - Họa sĩ Trần Huy Oánh.

Với chủ đề “Tâm huyết còn mãi với thời gian”, buổi giao lưu và ra mắt sách vinh dự có sự hiện diện của ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa), ông Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, tác giả sách “Ký họa thời chiến” - PGS - Họa sĩ Trần Huy Oánh cùng đông đảo những nghệ sĩ, những người yêu mến nghệ thuật và nhiều học trò của tác giả. Trần Huy Oánh (sinh ngày 4- 2- 1937 tại Nam Định) quê ở xã Đỉnh Trung, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội khoá II (1958 - 1963); hội viên ngành hội hoạ Hội Mĩ thuật Việt Nam từ 1963; cán bộ giảng dạy (1963 - 1984), Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội (1984 - 1998);... Hoạ sĩ Trần Huy Oánh sáng tác bằng chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa và khắc gỗ theo phong cách hiện thực.

Họa sĩ Trần Huy Oánh và “Ký họa thời chiến”

Hình ảnh của cuốn sách tranh “Ký họa thời chiến” bên cạnh món quà người hâm mộ gửi tặng Trần Huy Oánh


Với chủ đề “Tâm huyết còn mãi với thời gian”, buổi giao lưu và ra mắt sách vinh dự có sự hiện diện của ông Vi Kiến Thành -  Cục trưởng Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa), ông Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, tác giả sách “Ký họa thời chiến” - PGS - Họa sĩ Trần Huy Oánh cùng đông đảo những nghệ sĩ, những người yêu mến nghệ thuật và nhiều học trò của tác giả.

Trần Huy Oánh (sinh ngày 4- 2- 1937 tại Nam Định) quê ở xã Đỉnh Trung, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội khoá II (1958 - 1963); hội viên ngành hội hoạ Hội Mĩ thuật Việt Nam từ 1963; cán bộ giảng dạy (1963 - 1984), Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội (1984 - 1998);...


Hoạ sĩ Trần Huy Oánh sáng tác bằng chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa và khắc gỗ theo phong cách hiện thực, bố cục đẹp, bút pháp phóng khoáng, khoẻ khoắn, thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước. Các chủ đề ông thường đề cập là nông dân, công nhân, người chiến sĩ trong kháng chiến. 


Tại buổi giao lưu và ra mắt sách, ông Vi Kiến Thành -  Cục trưởng Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa) đã nhấn mạnh những tác phẩm của PGS - Họa sĩ Trần Huy Oánh là “thành tựu lớn của kháng chiến chống Mỹ”, thể hiện “sự sáng tạo không ngừng nghỉ” của tác giả. Ông Vi Kiến Thành đã khái quát những nét đặc sắc nghệ thuật qua một vài tác phẩm tiêu biểu của Trần Huy Oánh. Bức “Ông cháu” (khắc gỗ) nổi bật ở điểm xử lý bạt và hệ thống nét. Bức “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân” vẽ cùng họa sĩ Nguyễn Thụ đã đưa tranh cổ động lên một tầm cao mới, nghệ thuật vừa phục vụ chính trị lại vừa xuất sắc về tạo hình. Với ông Vi Kiến Thành, PGS - Họa sĩ Trần Huy Oánh là một trong những họa sĩ có khả năng “nắm bắt và vẽ hình rất đẹp - đó là hình có tạo hình của cá nhân nghệ sĩ” tức là phong cách riêng biệt của nghệ sĩ. Thời gian gần đây, tuy đã về già nhưng Trần Huy Oánh vẫn vẽ tranh như châm ngôn sống ông đã nói với bao thế hệ học trò “Nghệ thuật chính là hơi thở của cuộc sống”. Bức tranh “Chiều biên giới” của Trần Huy Oánh đạt giải cao trong cuộc thi Mỹ Thuật toàn quốc.


Ông Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam tự hào kể lại rằng trong chuyến đi Campuchia gần đây, bạn bè quốc tế rất khâm phục tranh ký họa của Việt Nam, trong đó có những bức tranh của Trần Huy Oánh. Ký họa cũng như nhật ký thường ngày bằng tranh của nhân dân ta thời kháng chiến. Người họa sĩ gửi gắm linh hồn, tâm tình của mình vào từng bức ký họa, “không tính toán tiền nong, không màng tới sự sống và cái chết”. Một thời kháng chiến oai hùng của dân tộc hiện lên trong từng nét ký họa đặc sắc với tài năng của PGS - Họa sỹ Trần Huy Oánh.


Tuyển tập "Ký họa thời chiến" bao gồm 189 kí họa được phân theo các thời kì và địa danh (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Trường Sơn...) như một hồi ký khi nhìn lại. Những hình ảnh, cảm xúc hiện thực được họa sỹ ghi lại theo dòng thời gian có vẻ đẹp mỹ học riêng. Với các thế hệ họa sỹ đương đại thì đây là một hình tượng phản chiếu, bên cạnh đó là những hình ảnh hiện thực của đời sống được ông ghi chép trực họa, đó là quá trình mười năm ròng rã mà ông đã đi qua những năm tháng kháng chiến. 


Tại buổi giao lưu và ra mắt sách, người yêu nghệ thuật hiểu hơn câu chuyện đằng sau của các tác phẩm “Cầu Hàm Rồng”, “Công nhân sửa lại đường ray của cầu Hàm Rồng sau trận không quân Mỹ đánh phá”, “Vá lưới - uống trà - nghe thời sự”, “Bộ đội Vĩnh Linh đấu bóng chuyền”. Qua lời tâm sự chân thành của PGS - Họa sỹ Trần Huy Oánh, thế hệ ngày nay thấm nhuần lý tưởng cách mạng lớn lao của dân tộc, đưa nước ta tới bến bờ thắng lợi và độc lập. Người yêu nghệ thuật dễ dàng cảm nhận những niềm hy vọng nho nhỏ của cả một thế hệ kháng chiến, thể hiện qua những công việc thường ngày tràn đầy niềm vui của bộ đội, công nhân, nhân dân. Khi con người yêu đời, con người sẽ chiến thắng mọi nghịch cảnh. Đó là lý do vì sao cuộc kháng chiến chống Mỹ có gian khổ và trường kỳ đến mấy, dân tộc ta vẫn thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối.


Kết thúc buổi giao lưu và ra mắt sách, người yêu nghệ thuật còn nhớ mãi lời nhận định của họa sĩ Lương Xuân Đoàn dành cho PGS - Họa sĩ Trần Huy Oánh: “Ký họa của ông ngày ấy, bây giờ là sử liệu chân xác bằng tranh, hóa thạch trong giây khắc dung nhan thế hệ những người Việt mới ra trận rồi nằm xuống thanh nhàn, gửi hồn thiêng theo sông núi cây mây”. Và quan trọng rằng: “Hồi ức, lúc này không phải của riêng ông. Tài sản vô giá của những tháng năm đẹp đẽ ấy là ngọn lửa miên viễn mang nét đẹp Việt vẫn còn kịp trao cho thế hệ sau”.

(0) Bình luận
  • Chùm thơ của tác giả Minh Huế
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Minh Huế.
  • Chùm thơ của tác giả Lê Minh Tý
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Lê Minh Tý.
  • Trước mùa thu tới
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước mùa thu tới của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Đăng Độ
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Đăng Độ.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Dưới trăng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Dưới trăng của tác giả Dương Văn Lượng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Họa sĩ Trần Huy Oánh và “Ký họa thời chiến”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO