Họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng và bức họa ''Người đi tìm hình của nước''

HNMCT| 03/09/2021 11:40

Sau triển lãm nhóm lần thứ 4 “Giao mùa” vào tháng 7-2020, họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng lại hăm hở đến với những đề tài mới và trung thành với phong cách tả thực.

Tháng 5-2021, để hướng đến kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2021), ông đã vẽ bức họa “Người đi tìm hình của nước” được giới chuyên môn, bạn bè và những người yêu hội họa đánh giá cao, bởi từ gương mặt, ánh mắt, vầng trán... đến bối cảnh đều toát lên ý chí, khát khao cháy bỏng của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành.
Họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng và bức họa ''Người đi tìm hình của nước''
Họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng bên bức họa “Người đi tìm hình của nước”.

1. Đã hơn một năm kể từ khi triển lãm "Giao mùa" kết thúc nhưng nhiều người vẫn còn ấn tượng với không khí của sự kiện cùng hơn 50 tác phẩm được trưng bày tại Nhà Triển lãm 29 Hàng Bài (Hà Nội).

Khi ấy, họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng cùng 9 họa sĩ khác, những “gã đàn ông” với vẻ ngoài bụi bặm, gai góc đầy lãng tử đã mang đến cho công chúng yêu nghệ thuật một cái nhìn khác về cái đẹp. Trong đó, 7 bức họa của Nguyễn Quốc Thắng gồm: “Ban mai xanh”, “Nắng to”, “Mưa”, “Niềm tin chiến thắng”, “Lời của gió”, “Tắm ao”, “Nỗi nhớ mùa đông”. Đó hầu hết là những bức tranh nổi bật, đánh dấu chuyển biến về kỹ thuật, phong cách của ông. Cách tác giả dùng bút pháp và màu chảy cũng thật tài tình, tả mà như không tả nhưng người xem vẫn cảm nhận được những day dứt, giằng xé nội tâm của nhân vật, thể hiện khao khát yêu đương cháy bỏng của người phụ nữ, đặc biệt là cách ông mượn thiên nhiên để giãi bày, sẻ chia. Đúng như những gì mà ông chia sẻ tại buổi triển lãm: “Tôi muốn triển lãm không chỉ là cuộc giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp, mà còn là thời điểm để tạm quên đi cuộc sống cá nhân bộn bề, “giao mùa” với không gian, thời gian và con người”.

2. Họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng tâm sự, hội họa là niềm đam mê của ông từ nhỏ và ông khao khát được theo đuổi con đường hội họa chuyên nghiệp. Nhưng do hoàn cảnh chiến tranh nên ông phải tạm gác ước mơ ấy lại để trở thành giáo viên dạy văn tại trường nội trú dành cho con em liệt sĩ mang tên Nguyễn Viết Xuân tại Hà Nội (trường đã giải thể năm 2015). Trong quá trình công tác, ông vẫn không ngừng vẽ và được giao vẽ tranh cổ động trong những hoạt động của nhà trường. Thấy ông có năng khiếu, nhà trường đã tạo điều kiện cho ông đi học Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, ông quay lại Trường nội trú Nguyễn Viết Xuân làm giáo viên cho đến lúc nghỉ hưu.

Năm 2015, không còn vướng bận công việc, họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng bắt đầu chuyên tâm vào sáng tác. Tính đến nay ông đã vẽ gần 100 bức họa về nhiều chủ đề khác nhau trong cuộc sống, như phong cảnh, chân dung nhân vật và đặc biệt là về người đẹp. Dễ dàng nhận thấy trong các bức họa của ông là phong cách tả thực, bởi như ông chia sẻ thì: “Vẻ đẹp của con người, thiên nhiên vốn đã được tạo hóa ban tặng tuyệt mỹ rồi cho nên tôi cố gắng miêu tả sự vật, con người theo cách nhìn của mình để tôn vinh vẻ đẹp đó”. Theo đuổi phong cách tả thực, ông cho rằng, vẽ về đề tài vĩ nhân, nhân vật lịch sử thì điều đầu tiên là phải giống nhân vật ở ngoài đời. Cái đẹp chính là ở sự chân thật. 

3. Nhân kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng đã khắc họa hình ảnh người thanh niên Nguyễn Tất Thành vừa tròn 21 tuổi, cương nghị, tràn đầy sức sống và niềm tin khi bước lên con tàu Amiral Latouche Tréville để bôn ba tìm đường giải phóng dân tộc qua tác phẩm “Người đi tìm hình của nước”. “Mấy người bạn là nhà văn, nhà báo của tôi có lần đề nghị tôi thử vẽ bức tranh mô tả về sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước xem sao. Lúc đó tôi nghĩ, hình ảnh Bác trong suy nghĩ của hầu hết đồng bào là một người đẹp lão, tóc bạc phơ, cả đời vì nước, vì dân. Bây giờ, mình vẽ về Bác mới 21 tuổi, đầy sức sống và niềm tin khi đi tìm đường cứu nước chắc chắn là một thử thách không nhỏ. Khó nhưng tôi không bỏ cuộc, và sau quá trình tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, tôi đã vẽ bức tranh trong 3 ngày bằng chất liệu sơn dầu với kích thước 90x120cm”, ông chia sẻ về cơ duyên vẽ bức tranh đặc biệt này.

Theo họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng, vẽ hình ảnh Bác Hồ thời trai trẻ có nhiều cái khó, trong đó phải làm sao sau khi hoàn thành tác phẩm thì người xem nhận ra ngay đây là chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành. Với bút pháp tả thực, ông đã vẽ Bác với gương mặt nghiêm nghị, ánh mắt đăm chiêu, dáng người mạnh mẽ vươn về phía trước, hướng ra vùng chân trời rực sáng... Người hiện ra hao gầy nhưng mạnh mẽ, giàu nghị lực. 

4. Bức tranh “Người đi tìm hình của nước” sau khi được họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng đưa lên trang Facebook cá nhân đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực của giới chuyên môn, bạn bè, những người yêu hội họa và sự quan tâm của nhiều cơ quan báo chí. Là người bạn lâu năm của ông, đạo diễn, Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Nghiêm Nhan (Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự - Đài Truyền hình Việt Nam) cho rằng: “Vẽ về Bác Hồ là đề tài quen thuộc với nhiều người nhưng cách thể hiện của Nguyễn Quốc Thắng rất sáng tạo, rất mới. Bức tranh này có bố cục khỏe, hiện đại và mới mẻ”. Còn họa sĩ trẻ Vàng Hải Hưng (giải Nhất cuộc thi Triển lãm Mỹ thuật sinh viên năm 2020) cho biết: “Bức họa có bố cục chắc chắn, có sắp xếp chuyển động của nhịp điệu mảng miếng; màu sắc hài hòa, trong sắc độ có chất liệu của sắt và nước tạo sắc phản quang thiên về gam chủ đạo là vàng đất, gợi không khí buổi chiều và màu của khu vực thời gian đó. Tinh thần trong chân dung Bác được tả theo lối hàn lâm, bố cục chân dung với hình thức biểu tượng theo lối tranh cổ động để làm toát lên cảm xúc và tinh thần vị lãnh tụ”.

Được biết sắp tới, họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng sẽ hiến tặng bức tranh cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam để nhiều thế hệ người làm báo hiểu sâu sắc hơn về nhà báo xuất sắc Nguyễn Ái Quốc. Đánh giá về bức tranh này, PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho rằng: “Với bức họa “Người đi tìm hình của nước”, họa sĩ Quốc Thắng đã thể hiện chân dung người thanh niên Nguyễn Tất Thành ngời sức trẻ, đầy ý chí và hoài vọng cứu nước, cứu dân. Hình khối, màu sắc bức tranh gợi cho người xem hình dung rõ bối cảnh lịch sử, nhịp điệu nhanh thể hiện lòng quyết tâm mạnh mẽ của nhân vật cùng với đó hình ảnh sông nước quê hương tạo ra sự lắng đọng trong cảm xúc. Chính sự tương phản giữa nhịp điệu nhanh và cảm xúc sâu lắng ấy đã tạo ra giá trị đặc sắc, thể hiện ý nghĩa nội tâm sâu sắc của nhân vật. Bằng tài năng và lòng thành kính với Bác, họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng đã có một tác phẩm nghệ thuật rất có giá trị”.

Thời gian này, khi thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, trong căn nhà bên hồ Tây lộng gió, họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng lại đang miệt mài với công đoạn cuối của bức tranh “No Covid” mang thông điệp về sự đoàn kết một lòng của toàn nhân loại để đẩy lùi dịch bệnh. Với ông, hội họa cũng là một “mặt trận” mà người họa sĩ phải thể hiện trách nhiệm công dân của mình với xã hội.

Họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng sinh năm 1954, tại Hà Nội. Ông từng có thời gian học tập tại Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội và từ năm 2012 là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Trong thời gian là giáo viên môn Mỹ thuật tại Trường nội trú Nguyễn Viết Xuân, Hà Nội, ông đã đào tạo nhiều học trò là con em liệt sĩ khá nổi bật hiện nay, như họa sĩ Nguyễn Huy Tính, nhà điêu khắc Đoàn Ngà, họa sĩ Nguyễn Mạnh Cường... 11 tuổi, ông đã có giải thưởng tranh “Tuổi nhỏ chống Mỹ cứu nước” do Báo Thiếu niên tiền phong tổ chức. Năm 2011, ông đã giành giải Ba cuộc thi sáng tác logo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

(0) Bình luận
  • Góc nhìn đa chiều và sâu sắc của một học giả Nhật về Việt Nam
    Nhằm cung cấp thêm cho bạn đọc góc nhìn của một học giả nước ngoài về Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sbooks phát hành cuốn sách “Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản” của GS.TS. Furuta Motoo. Không chỉ thể hiện tầm vóc học thuật, cuốn sách còn là sự kết tinh của gần 50 năm gắn bó, nghiên cứu nghiêm túc và đầy tâm huyết của một học giả Nhật Bản dành cho đất nước hình chữ S.
  • Ra mắt sách “Trở về từ hỗn loạn” của tác giả Trần Nhật Minh
    Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam (Tri Thức Trẻ Books) phối hợp cùng NXB Thông tin và Truyền thông vừa ra mắt độc giả cuốn sách “Trở về từ hỗn loạn” của tác giả Trần Nhật Minh. Cuốn sách thuộc thể loại tâm lý ứng dụng, tập trung giải mã các biểu hiện tâm lý cực đoan, các hội chứng rối loạn thường gặp và hướng dẫn người đọc thực hành phương pháp Inner Role Therapy – Trị liệu nội vai.
  • Vừa phát hành “Totto-chan bên cửa sổ” phần 2 lập tức tái bản
    Sau hơn bốn thập kỷ kể từ khi “Totto-chan bên cửa sổ” ra đời và trở thành hiện tượng xuất bản toàn cầu, tác giả Kuroyanagi Tetsuko đã hoàn thành phần tiếp theo mang tên “Totto-chan bên cửa sổ: Những chuyện tiếp theo”. Ngay khi ra mắt tại Việt Nam, tác phẩm đã tạo nên cơn sốt với 3.000 bản in đầu tiên được bán hết chỉ trong ba ngày, cho thấy sức hút bền vững của một trong những nhân vật văn học thiếu nhi được yêu thích nhất thế giới.
  • Gợi mở tư duy cải cách từ những thăng trầm của kinh tế Việt Nam
    Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức: tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản trầm lắng, yêu cầu cải cách thể chế ngày càng rõ rệt…, việc nhìn lại những bài học từ lịch sử là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Cuốn sách “Kinh tế Việt Nam – Thăng trầm và đột phá” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2025) của hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng mang đến một nền tảng tri thức khoa học và thực tiễn để suy ngẫm, định hướng cho hiện tại và tương lai.
  • Sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” được vinh danh tại Trung Quốc
    Cuốn sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” của tác giả Vũ Thế Long, ấn bản tiếng Trung do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi – Chibooks thực hiện và bán bản quyền cho Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Quảng Tây, vừa chính thức được trao giải thưởng “Sách Đông Nam Á có sức ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025”.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • 20 giải thưởng được trao tại Triển lãm ảnh “Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia quốc tế”
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2397/QÐ-BVHTTDL ngày 9/7/2025 về việc tặng Giải thưởng cho các tác giả Triển lãm ảnh “Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia quốc tế” (lần 3).
  • Góc nhìn đa chiều và sâu sắc của một học giả Nhật về Việt Nam
    Nhằm cung cấp thêm cho bạn đọc góc nhìn của một học giả nước ngoài về Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sbooks phát hành cuốn sách “Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản” của GS.TS. Furuta Motoo. Không chỉ thể hiện tầm vóc học thuật, cuốn sách còn là sự kết tinh của gần 50 năm gắn bó, nghiên cứu nghiêm túc và đầy tâm huyết của một học giả Nhật Bản dành cho đất nước hình chữ S.
  • Ra mắt sách “Trở về từ hỗn loạn” của tác giả Trần Nhật Minh
    Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam (Tri Thức Trẻ Books) phối hợp cùng NXB Thông tin và Truyền thông vừa ra mắt độc giả cuốn sách “Trở về từ hỗn loạn” của tác giả Trần Nhật Minh. Cuốn sách thuộc thể loại tâm lý ứng dụng, tập trung giải mã các biểu hiện tâm lý cực đoan, các hội chứng rối loạn thường gặp và hướng dẫn người đọc thực hành phương pháp Inner Role Therapy – Trị liệu nội vai.
  • Đà Nẵng: Sắp lộ diện siêu dự án bên bờ sông Hàn
    Trong bối cảnh thị trường bất động sản Đà Nẵng đang bước vào thời kỳ “vàng” với hàng loạt đòn bẩy và quy hoạch của thành phố, Capital Square – Tổ hợp căn hộ cao cấp nằm bên bờ sông Hàn - được kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng sống mới, đồng thời là tọa độ đầu tư hấp dẫn bậc nhất miền Trung.
  • Phường Thanh Xuân: "Trải nghiệm một ngày làm lính cứu hỏa"
    Chương trình "Trải nghiệm một ngày làm lính cứu hỏa” là một trong các hoạt động trong Chiến dịch tình nguyện hè năm 2025 và cao điểm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn công tác phòng cháy, chữa cháy.
Đừng bỏ lỡ
Họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng và bức họa ''Người đi tìm hình của nước''
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO