Chuyển động Hà Nội

Hồ sơ Sức khoẻ điện tử: Khám chữa bệnh từ xa, sử dụng trọn đời

Văn Thiện 26/06/2024 14:11

Hồ sơ sức khỏe điện tử được lập, hiển thị, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ bằng phương tiện điện tử. Hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố Hà Nội ghi lại quá trình chăm sóc sức khỏe của một người dân sinh sống trên địa bàn từ lúc sinh ra cho đến mất đi theo mẫu quy định của Bộ Y tế.

cau-giay.png
Mỗi người dân Hà Nội có một Hồ sơ sức khỏe điện tử (ảnh minh hoạ)
resize_vnpt-hssk.jpg

Ngày 28/6, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Lễ công bố vận hành các ứng dụng nền tảng của Đề án 06 Chính phủ trên địa bàn Thành phố đó là: Ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi); Hồ sơ sức khỏe điện tử Thành phố trên VneID; Cấp lý lịch tư pháp trên VneID; Hệ thống Thông tin phục vụ họp và Xử lý công việc (I-Cabinet) tích hợp với phòng họp thông minh.

Trong đó, Hồ sơ Sức khoẻ điện tử trên VneID - là nền tảng đưa mô hình khám chữa bệnh từ xa “Sử dụng 1 sổ khám sức khỏe duy nhất, trọn đời”.

Mỗi người dân Hà Nội có một Hồ sơ sức khỏe điện tử

Mỗi người dân Hà Nội có một hồ sơ sức khỏe điện tử được theo dõi và lưu trữ suốt đời, quản lý toàn bộ xuyên suốt các hoạt động liên quan đến sức khỏe người dân; hồ sơ sức khỏe điện tử được bảo mật, chỉ những người có liên quan được tiếp cận thông tin; người dân có quyền quyết định chia sẻ hay không chia sẻ các thông tin cá nhân trong hồ sơ sức khỏe.

Từ Hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố Hà nội, người dân sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể quản lý sức khỏe của bản thân và gia đình trên Sổ sức khỏe điện tử được chia sẻ trên ứng dụng iHanoi hướng tới phục vụ hỗ trợ người dân trong quá trình thăm khám, điều trị và dự phòng bệnh.

Lợi ích, mục tiêu thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử trên thành phố Hà Nội

Đối với Người dân/ bệnh nhân: Thay thế sổ khám bệnh giấy và sổ tiêm chủng giấy bằng Sổ sức khoẻ điện tử. Mỗi người dân sẽ có một quyển Sổ sức khoẻ điện tử trọn đời, từ đó người dân đi khám/đi tiêm chủng tại bất kỳ đâu không còn phải mang theo nhiều giấy tờ thông tin khám, điều trị, tiêm chủng trước đó; Giúp người dân biết và tự quản lý, cập nhật thông tin sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình (bố mẹ, con cái,…); Người dân có thể chủ động tự đánh giá yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe cá nhân và cập nhật dữ liệu Y tế cơ bản của bản thân, người thân (cân nặng, chiều cao, huyết áp, nhiệt độ,…) để người dân có thể chủ động trong việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe bản thân; Được tư vấn, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng và tư vấn điều trị với người mắc bệnh mạn tính; Hướng tới kết nối với mô hình khám chữa bệnh từ xa để người dân có thể chủ động tìm kiếm kết nối, tương tác trực tuyến với bệnh viện, bác sĩ khi có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe.

Đối với bác sĩ/thầy thuốc: Cung cấp cho người thầy thuốc đầy đủ các thông tin về bệnh tật, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi người bệnh đến khám giảm thời gian thăm khám, điều trị. Bác sĩ có thể tra cứu kết quả xét nghiệm, chẩn đoán, đơn thuốc, tiền sử người bệnh trong các lần thăm khám trước đó khi được sự đồng ý của người bệnh.

Đối với UBND Thành phố, Sở Y tế: Giúp cho UBND Thành phố, Sở Y tế có được dữ liệu về sức khỏe của người dân đầy đủ, chính xác và kịp thời. Từ dữ liệu Hồ sơ sức khỏe có thể tổng hợp, phân tích dữ liệu thông tin sẽ giúp UBND Thành phố, Sở Y tế có các chỉ đạo rất kịp thời về phòng chống dịch bệnh nói riêng, đánh giá tình hình mắc bệnh không lây nhiễm và có được các dự báo, hoạch định chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân tốt hơn; Tập trung dữ liệu, quản lý toàn bộ các nghiệp vụ y tế (Dân số, bệnh không lây nhiễm,….); Từng bước sử dụng dữ liệu sức khỏe người dân trong công tác quản lý, báo cáo và chăm sóc sức khỏe người dân

Đối với cơ sở Y tế: Bước đầu hình thành kho dữ liệu sức khỏe người bệnh tại các cơ sở Khám chữa bệnh được quản lý tập trung trên nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử của Thành phố, dựa vào dữ liệu được đồng bộ lên Hồ sơ sức khỏe các cơ sở Khám chữa bệnh có thể chủ động phân tích được dữ liệu khám chữa bệnh của đơn vị mình trên hệ thống; Việc dữ liệu được đồng bộ thông suốt giúp các cơ sở Khám chữa bệnh có thể kế thừa dữ liệu khám của nhau, giúp cho việc giảm các chỉ định không cần thiết của người dân, lạm dụng sử dụng các dich vụ y tế trong công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; Khai thác trong quá trình bệnh nhân chuyển tuyến, chia sẻ dữ liệu kết quản khám của bệnh nhân phục vụ công tác khám chữa bệnh.

Định hướng sắp tới về Hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố Hà Nội

Triển khai tiếp các mô hình phân tích, đánh giá, mô hình bệnh tật nhằm đánh giá xu hướng, tình hình mắc bệnh trên địa bàn thành phố, đồng thời nghiên cứu tích hợp các công nghệ lớn như BigData, AI vào hệ thống, nghiên cứu phương án chia sẻ thông tin sức khỏe người dân lên trung tâm điều hành y tế thông minh, trung tâm điều hành của thành phố Hà Nội.

Tiếp tục nâng cấp API chia sẻ dữ liệu sức khỏe người dân và tiếp nhận thông tin người dân khai báo từ Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng iHaNoi, nhằm hỗ trợ người dân sử dụng Sổ sức khỏe điện tử quản lý toàn bộ sức khỏe gia đình, phục vụ công tác khám chữa bệnh của người dân tại các cơ sở khám chữa bệnh khi sử dụng Sổ sức khỏe điện tử trên iHaNoi.

Kết nối với cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội để tiếp nhận dữ liệu sức khỏe người dân Hà Nội đi khám bảo hiểm y tế tại các bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện Bộ Ngành và tại các cơ sở khám chữa bệnh đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố khác.

Triển khai công tác thu thập, liên thông bổ sung dữ liệu khám sức khỏe tại các cơ sở khám chữa bệnh cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe theo đoàn; kết nối bổ sung liên thông khám dịch vụ, kết nối kết quả chẩn đoán hình ảnh, đồng thời nghiên cứu phương án chia sẻ sức khỏe người dân phục vụ cho công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện.

Triển khai mở rộng đối tượng, chức năng sử dụng hệ thống, chức năng quản lý và cập nhật dữ liệu đối với Y tế học đường (Sở giáo dục đào tạo) trong công tác khám sức khỏe học sinh và Y tế cơ quan/xí nghiệp để phục vụ quản lý sức khỏe tại các đơn vị.

Triển khai mở rộng các hoạt động nghiệp vụ quản lý sức khỏe người dân tại 30 Trung tâm Y tế quận/huyện/thị xã, 579 Trạm Y tế xã/phường/thị trấn như các hoạt động quản lý bệnh nhân không lây nhiễm, bệnh nhân ung thư, đối tượng bà mẹ - trẻ em, hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, quản lý bệnh nghề nghiệp,…

Hệ thống triển khai Hồ sơ sức khỏe điện tử Thành phố gồm 4 phân hệ chính:

Nhóm 1 - Phân hệ Thu thập số liệu: Triển khai API/công cụ thu thập dữ liệu Khám chữa bệnh của người dân từ các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Thành phố Hà nội và dữ liệu tiêm chủng (tiêm chủng mở rông/tiêm chủng Covid-19) của người dân sinh sống trên địa bàn thành phố Hà nội.

Nhóm 2 - Phân hệ Phần mềm Hồ sơ sức khỏe điện tử: Triển khai Phần mềm Hồ sơ sức khỏe điện tử cho cán bộ y tế các tuyến phục vụ quản lý, theo dõi, cập nhật, giám sát thông tin sức khỏe người dân; Kết nối với các CSDL quốc gia như Dân cư.

Nhóm 3 - Phân hệ Phần mềm Khai thác dữ liệu sức khỏe: Triển khai hệ thống Dashboard phục vụ phân tích và báo cáo cho Sở y tế và các Trung tâm Y tế Quận/huyện/thị xã về số liệu hồ sơ sức khỏe điện tử.

Nhóm 4 - Chia sẻ dữ liệu: Chia sẻ dữ liệu sức khỏe người dân cho ứng dụng người dân iHanoi.

Bài liên quan
  • Huyện Sóc Sơn phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới
    Ngày 25/6, HĐND huyện Sóc Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021 – 2026 khai mạc kỳ họp thứ 18. Kỳ họp diễn ra trong 2 ngày (25 – 26/6/2024. Đây là nội dung thường lệ nhằm đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu phát triển và thảo luận để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Quy định về phối hợp giữa cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng chức năng liên quan
    Tổ công tác rời UBND thành phố sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền, ngày mai họ sẽ xuống các huyện, xã để tiếp tục công việc của mình. Đêm cuối tại thành phố nên Nam bảo mọi người tuỳ ý di tản đi chơi. Trời đêm phố biển sáng rực rỡ bởi ánh đèn ở khắp nơi, Nam và Hải đang vừa đi vừa nói chuyện thì chợt có tiếng gọi...
  • Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi" - lời tỏ bày tình yêu với Hà Nội
    Từ 28/9/2024 đến 29/10/2024, tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm (đoạn đối diện tượng đài Vua Lê Thái Tổ), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Chi hội Nhiếp ảnh - Báo chí (Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội) tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Hà Nội trong tôi”. Triển làm là một hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Liên hoan hát then - đàn tính và xòe Thái lần thứ VI
    Với chủ đề "Hát Then, đàn Tính và nghệ thuật Xòe Thái Lai Châu - tinh hoa tỏa sáng", các hoạt động nghệ thuật diễn ra tại Liên hoan có nội dung ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người, nét đẹp trong đời sống tín ngưỡng mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo, thông qua hình thức hát Then, đàn Tính, múa trong Then và nghệ thuật Xòe Thái của đồng bào dân tộc Thái.
  • Hội sách Hà Nội 2024: Cầu nối của tri thức, lan tỏa văn hóa đọc
    Tối 27/9, Hội sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố Vì hòa bình” đã khai mạc tại Vườn hoa đền Bà Kiệu, trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
  • [Video] “Hà Nội và Tôi”: Bồi đắp và lan tỏa tình yêu Hà Nội
    Ngày 27/9 tại phố Sách Hà Nội (phố 19/12, quận Hoàn Kiếm). Tạp chí Người Hà Nội đã tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi”. Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng biên tập Tạp chí Người Hà Nội, Trưởng ban tổ chức cuộc thi khẳng định, hàng trăm tác phẩm dự thi cuộc thi viết Hà Nội và tôi đã phản ánh sinh động những nét văn hóa đặc trưng của mảnh đất Hà thành, góp phần lan tỏa một Hà Nội văn hiến – văn minh – hiện đại.
  • [Podcast] Một số nội dung mới cơ bản của Luật Thủ đô (sửa đổi)
    Luật Thủ đô (sửa đổi) Quy định các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô, bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013. Luật Thủ đô (sửa đổi) được đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật, không phải là đạo luật thay thế toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành, áp dụng riêng cho Thủ đô.
  • Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống ở A Lưới
    Phát triển du lịch sinh thái và cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc của huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) để đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách.
  • "Đào, phở và piano" tham dự giải Oscar
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lựa chọn bộ phim: Đào, Phở và Piano (Công ty Cổ phần Phim truyện 1 sản xuất), đại diện Việt Nam tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024 – 2025)
  • Long Biên: Khai mạc chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Tối 26/9, UBND quận Long Biên tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện, hoạt động xúc tiến thương mại - văn hóa thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm
    Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tối 26/9, tại Công viên Hòa Bình (Hà Nội), Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liêm khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm.
Hồ sơ Sức khoẻ điện tử: Khám chữa bệnh từ xa, sử dụng trọn đời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO