Hạn chế rủi ro thiên tai kết hợp phòng, chống dịch

HNM| 23/09/2021 22:03

Nếu xảy ra tổ hợp tình huống thiên tai, huyện Ba Vì sẽ phải sơ tán 2.852 hộ dân với 11.141 người đến nơi an toàn. Trong khi dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, Ba Vì triển khai nhiều giải pháp để hạn chế tổn thất do thiên tai kết hợp phòng, chống dịch...

Hạn chế rủi ro thiên tai kết hợp phòng, chống dịch
Cơ quan phòng, chống thiên tai huyện Ba Vì kiểm tra vật tư phục vụ công tác sơ tán dân, tìm kiếm cứu nạn. Ảnh: Bảo Châu

Huyện Ba Vì là nơi hợp lưu của 3 dòng sông lớn (Đà, Thao, Lô) và nằm ở hạ du hồ thủy điện Hòa Bình... Nói về hiện trạng các tuyến đê hiện nay, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê Ba Vì Nguyễn Thị Minh Thanh cho biết: Huyện Ba Vì có hơn 36km đê chống lũ các sông (Đà, Hồng) bảo vệ trực tiếp người dân của 15 xã, thị trấn ven đê. Mặc dù các cấp, ngành thường xuyên đầu tư kinh phí gia cố, tu bổ nhưng do nhiều năm nay chưa được thử thách với lũ lớn; thân đê ẩn chứa dị tật như tổ mối, hang chuột... nên có thể xảy ra hiện tượng thẩm lậu thân đê khi mực sông dâng báo động lũ từ cấp II trở lên.

Ngoài nỗi lo lũ lớn, Ba Vì còn đối diện nguy cơ xảy sự cố sạt lở bờ sông, đồi, núi, khi trên địa bàn có xã Minh Châu nằm ở giữa sông Hồng, 7 xã có dân cư sinh sống ven chân đồi, núi... “Nếu xảy ra mưa lớn trên diện rộng, kéo dài trong nhiều ngày, gây ra sự cố hồ đập, đê điều, sạt lở... huyện Ba Vì sẽ phải sơ tán 142 hộ dân, tương ứng 515 người trong vùng có nguy cơ sạt lở bờ sông và 360 hộ (1.375 người) trong vùng sạt lở đồi núi, 2.350 hộ dân (9.251 người) trong vùng thấp trũng, ngập sâu đến nơi an toàn...”, Trưởng phòng Kinh tế, Phó Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Ba Vì Nguyễn Giáp Đông nhận định.

Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Ba Vì Đỗ Quang Trung cho biết, đã chỉ đạo các xã, thị trấn, đơn vị liên quan rà soát địa bàn, nhận diện rõ nguy cơ, xây dựng phương án phòng, chống thiên tai và dịch Covid-19 theo phương châm “4 tại chỗ”...

Tại xã Cổ Đô, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Minh Đức thông tin: “Xã đã kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, thành lập đại đội xung kích với 70 người, chuẩn bị đủ phương tiện, vật tư bảo vệ vị trí đê trọng điểm và sơ tán hơn 1.500 hộ dân đến nơi an toàn”.

Tương tự, các xã: Phong Vân, Tản Hồng, Chu Minh, Yên Bài, Tản Lĩnh, Khánh Thượng... đã hoàn thành công tác chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó sự cố đê điều, hồ đập... Đặc biệt, các xã, thị trấn đã lập danh sách những gia đình phải sơ tán; đánh giá hiện trạng và đưa vào kế hoạch sử dụng các nhà văn hóa thôn, trạm y tế, trường học, hội trường xã... làm nơi sơ tán dân; lập kế hoạch trang bị 26.734 khẩu trang, 1.010 mũ gắn kính chắn giọt bắn, 112 lít dung dịch và 1.037kg hóa chất, 26 máy phun thuốc sát trùng, khử khuẩn tại các điểm sơ tán... đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 tại các điểm sơ tán dân trong 7 ngày.

Cùng với chính quyền, người dân Ba Vì nhận thức rõ những nguy hiểm khi thiên tai và dịch bệnh cùng lúc xảy ra. “Ngoài chuẩn bị góp 1 cây tre, 1 vỏ bao tải, 5kg rơm rạ, 1 lốp xe cao su hỏng (làm nhiên liệu thắp sáng), vợ chồng tôi sẵn sàng tham gia các hoạt động phòng, chống thiên tai, dịch bệnh khi các cấp chính quyền yêu cầu...”, ông Nguyễn Vũ Bão, người dân xã Cổ Đô chia sẻ.

Thiên tai, dịch bệnh luôn khó lường nhưng sự chuẩn bị nghiêm túc sẽ hạn chế lúng túng và giảm tổn thất. Việc này đang được các cấp ủy, chính quyền, người dân Ba Vì làm rất tốt.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Hạn chế rủi ro thiên tai kết hợp phòng, chống dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO