Hai cuốn sách ra mắt đầu năm

Thạch Vũ| 27/01/2023 23:01

Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam sẽ mở đầu cho các sự kiện văn hóa của năm mới Quý Mão với việc ra mắt hai cuốn sách “3000 ngày trên đất Nhật” của tác giả Nguyễn Quốc Vương và bộ tiểu thuyết lịch sử “Công chúa Đồng Xuân” của nhà văn Trần Thùy Mai sẽ được giới thiệu tới độc giả trong ngày thứ 7 và chủ nhật tới tới, 28 và 29/1 (tức ngày mùng 7 và 8 Tết).

z4064295928278_37db87237f0835ca0ca6aa730927aaa8.jpg
Tự truyện “3000 ngày trên đất Nhật”. Ảnh: Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam.

Tác phẩm “3000 ngày trên đất Nhật” là tự truyện của tác giả Nguyễn Quốc Vương, ghi lại những ấn tượng và sự xúc động của mình trong những năm tháng du học ở Nhật.

Cuốn sách được viết theo thể loại tự truyện này vừa giúp bạn đọc hiểu thêm về văn hóa, phong tục của Nhật, vừa cho thêm những suy ngẫm về cuộc sống của du học sinh và cộng đồng người Việt tại Nhật Bản. Liệu cuộc sống của du học sinh Việt Nam tại Nhật có toàn màu hồng như những quảng cáo của các công ty môi giới xuất khẩu lao động?

Tự truyện “3000 ngày trên đất Nhật” là câu chuyện rất riêng của tác giả nhưng cũng gợi ra nhiều suy ngẫm cho người đọc. Nhất là với các bạn trẻ trên con đường tìm hướng đi mới cho bản thân, dám bước ra khỏi vùng an toàn để có được lối đi riêng.

Buổi giao lưu và ra mắt sách diễn ra lúc 9 giờ ngày 29/1 (tức ngày 8 Tết), có sự hiện diện của tác giả Nguyễn Quốc Vương và Giám đốc Trung tâm tiếng Nhật Daruma Nihongo Nguyễn Bảo Ly.

z4064295518828_73b5703147956fa29eb464bc11900097.jpg
Bộ tiểu thuyết "Công chúa Đồng Xuân". Ảnh: Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam.

Bộ tiểu thuyết “Công chúa Đồng Xuân” có thể được xem là phần tiếp theo của Từ Dụ thái hậu, cùng với Từ Dụ thái hậu hợp thành bộ tiểu thuyết lịch sử đầy đủ về triều Nguyễn. Nếu Từ Dụ thái hậu là thời thịnh Nguyễn (trải 30 năm, từ Gia Long đầu triều đến đầu thời Tự Đức), thì “Công chúa Đồng Xuân” tái hiện khoảng 40 năm đầy biến động tang thương trải từ năm 1859 đến năm 1900. Bộ tiểu thuyết được xây dựng đồ sộ 66 chương với hàng trăm nhân vật, hầu hết là các nhân vật có thật trong lịch sử. Nhân vật Từ Dụ có cuộc đời trải dài suốt triều Nguyễn, trong “Công chúa Đồng Xuân” vẫn là một nhân vật mang tính “nền tảng”. Khác với Từ Dụ thái hậu đặc tả chuyện “cung đấu”, chuyện quân thần thời thịnh trị; “Công chúa Đồng Xuân” theo dòng lịch sử kể lại những chính biến kinh hoàng, với xương sống là việc thực dân Pháp dần chiếm nước ta, biến nước ta thành nước bị đô hộ, triều đình nhà Nguyễn mất dần quyền lực và trở thành con rối. Có thể nói qua tiểu thuyết “Công chúa Đồng Xuân”, người đọc có dịp nhìn lại đầy đủ và thấu đáo sử Việt thời đầu Pháp thuộc, từ đó nhìn thời hiện đại một cách “biện chứng” hơn.

Vấn đề lịch sử quan trọng và chứa đựng nhiều biến động đó, qua ngòi bút tài hoa của nữ nhà văn xứ Huế Trần Thùy Mai, được gói trong câu chuyện về một nàng công chúa. Đó là công chúa Gia Phúc, con gái của vua Thiệu Trị, nàng công chúa xinh đẹp của kinh thành Huế.

Nhà văn Trần Thùy Mai từng được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải nhất Tiểu thuyết 2016-2019 với tác phẩm “Từ Dụ Thái hậu”.

Buổi giao lưu ra mắt sách diễn ra vào 15 giờ, thứ bảy, ngày 28/1/2023 (tức 7 Tết Quý Mão), với sự tham dự của một số nhà văn tên tuổi.

Bài liên quan
  • Ra mắt sách mới “Hiệp định Paris 1973 - Bước ngoặt tiến tới hòa bình”
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/01/1973-27/01/2023), Thông tấn xã Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao xuất bản cuốn sách “Hiệp định Paris 1973 - Bước ngoặt tiến tới hòa bình” kể lại bằng hình ảnh cuộc đàm phán và ký kết Hiệp định Paris nhằm ôn lại một sự kiện quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam cách đây vừa tròn 50 năm.
(0) Bình luận
  • “Hiểu con tuốt tuồn tuột”: Bí kíp để trở thành người mẹ hạnh phúc
    Nhân Ngày của mẹ (12-5), Crabit Kidbooks liên kết với NXB Hà Nội ra mặt bộ sách “Hiểu con tuốt tuồn tuột”. Bộ sách gồm ba cuốn mang đến những gợi ý quý báu để mẹ và con có thể hiểu nhau hơn, đồng hành một cách hiệu quả.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”
    Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) của cả nước, Nhà Xuất bản Thông tấn (Thông tấn xã Việt Nam) giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách ảnh “Điện Biên Phủ-Điểm hẹn lịch sử.”
  • Ra mắt sách "Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình" của GS. Bùi Xuân Bào
    Cuốn sách nguyên là luận án thứ hai (phụ) mà tác giả Bùi Xuân Bào đệ trình cùng luận án thứ nhất (chính) để lấy bằng tiến sĩ văn chương quốc gia tại Đại học Sorbonne (Pháp) năm 1961.
  • Tái hiện sinh động, toàn diện về chiến thắng Điện Biên Phủ
    Đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt bạn đọc cuốn sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”. Thông qua các hình ảnh tư liệu lịch sử được khai thác từ nhiều nguồn, có độ chân thực cao, cuốn sách đem đến cho bạn đọc một bức tranh toàn cảnh về sự kiện lịch sử vĩ đại - chiến thắng Điện Biên Phủ.
  • Giới thiệu cuốn sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) và 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ chín cuốn sách "Điện Biên Phủ", có hiệu chỉnh, bổ sung một số bài viết và tư liệu, sự kiện lịch sử liên quan đến Chiến dịch Điện Biên Phủ, do ông Võ Hồng Nam - con trai Đại tướng sưu tầm, tuyển chọn theo di huấn của Đại tướng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hai cuốn sách ra mắt đầu năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO