Ra mắt sách mới “Hiệp định Paris 1973 - Bước ngoặt tiến tới hòa bình”

Thạch Vũ| 16/01/2023 17:29

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/01/1973-27/01/2023), Thông tấn xã Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao xuất bản cuốn sách “Hiệp định Paris 1973 - Bước ngoặt tiến tới hòa bình” kể lại bằng hình ảnh cuộc đàm phán và ký kết Hiệp định Paris nhằm ôn lại một sự kiện quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam cách đây vừa tròn 50 năm.

z4042873533967_9f3b74f66a81f62c90ee7373dbfcd2ba.jpg
Cuốn sách "Hiệp định Paris 1973 - Bước ngoặt tiến tới hòa bình".

Sách do Nhà xuất bản Thông tấn biên soạn và xuất bản vào những ngày đầu tiên của năm mới 2023.

Hiệp định Paris 1973 - Bước ngoặt tiến tới hòa bình kể lại bằng hình ảnh cuộc đàm phán và ký kết Hiệp định Paris năm 1973 - một chiến công chói sáng của ngoại giao Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước, để lại những bài học vô giá về đấu tranh ngoại giao. Quá trình đàm phán 4 năm 8 tháng 14 ngày với hơn 200 phiên họp chung và hàng chục cuộc tiếp xúc bí mật, những diễn biến cam go, phức tạp liên quan tới tình hình trước, trong đàm phán, thời điểm ký kết Hiệp định và tiến trình thực thi Hiệp định qua những bức ảnh đã phản ánh một cách chân thực và sinh động cuộc đấu trí cam go trên bàn phán, mặt trận dù không tiếng súng nhưng đầy gian nan, thử thách, đòi hỏi bản lĩnh và sự mưu trí, lòng kiên định và sự linh hoạt của những nhà ngoại giao tài ba, sắc sảo…

Hiệp định Paris được ký kết ngày 27/1/1973 đã khẳng định bước trưởng thành vượt bậc của nền ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc kháng chiến trường kỳ của quân và dân hai miền Nam Bắc, là một tiền đề quan trọng để hơn 2 năm sau đó, những chiếc xe tăng của Quân Giải phóng tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, viết lời cáo chung cho chế độ Việt Nam Cộng hòa và kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ với biết bao gian khổ, hy sinh…

Với mong muốn dựng lại bức tranh toàn cảnh về hội nghị có tầm vóc lịch sử lớn lao cách đây 50 năm, nhóm biên soạn đã sưu tầm, tập hợp và lựa chọn hơn 260 bức ảnh và tư liệu từ các trung tâm lưu trữ quốc gia, nguồn ảnh tư liệu của Thông tấn xã Việt Nam, từ các bảo tàng trong nước, báo chí, các cá nhân từng có mặt trong cuộc đàm phán... Cuốn sách có bài viết của nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nguyên Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình - một trong 4 trưởng đoàn đã tham dự đàm phán và đặt bút ký bản Hiệp định lịch sử.

Bài viết nhằm giúp bạn đọc hiểu thêm về bối cảnh cũng như những cảm xúc của người trong cuộc về cuộc đấu trí đầy cam go, cân não trong quá trình đàm phán với đoàn Chính phủ Hoa Kỳ, gồm những nhà đàm phán lão luyện, luôn đàm phán trên tư thế của kẻ mạnh, áp đảo và áp đặt, mặc cả và thậm chí thay đổi vào phút chót để giành những lợi thế… Nhưng trước lập trường kiên định là độc lập dân tộc và chấm dứt chiến tranh, chiến lược ngoại giao linh hoạt trên bàn đàm phán, cùng với những chiến công của quân và dân hai miền Nam Bắc trên chiến trường, Hoa Kỳ cuối cùng cũng phải ngồi lại và ký kết bản Hiệp định.

Với những tư liệu lịch sử quý, chúng tôi mong muốn cuốn sách sẽ giúp bạn đọc tiếp cận gần hơn với sự kiện lịch sử, những thông tin ghi dấu một chương vẻ vang trong lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung, của nền ngoại giao Việt Nam và nghệ thuật "vừa đánh, vừa đàm" nói riêng.

Cuốn sách có kết cấu như sau:

1. Lời giới thiệu của đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư

2. Bài viết mở đầu của nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nguyên Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình

3. Bối cảnh Hội nghị

4. Hội nghị Paris về Việt Nam

5. Thực thi Hiệp định Paris

6. Ý kiến của các nhà lãnh đạo, học giả, chuyên gia về Hiệp định Paris

Sách dày 196 trang, khổ 23x25cm, bìa cứng, song ngữ tiếng Việt - tiếng Anh, in trên giấy chất lượng cao và được trình bày trang trọng là món quà ý nghĩa mà Nhà xuất bản Thông tấn muốn gửi tới bạn đọc gần xa nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày ký kết Hiệp định và nhân dịp Năm Mới Quý Mão 2023.

                                                                           Theo Tạp chí Thể thao và Văn hóa.

Bài liên quan
  • Giới thiệu cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
    Sáng 11/1, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật gặp mặt báo chí giới thiệu cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt sách mới “Hiệp định Paris 1973 - Bước ngoặt tiến tới hòa bình”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO