Du lịch - Ẩm thực

Hà Nội tiếp tục khẳng định là điểm “Đến để yêu” của du khách quốc tế

Quỳnh Phạm 14:27 25/07/2025

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang vừa chia sẻ, công tác quản lý và phát triển du lịch tháng 7/2025 của ngành du lịch Thủ đô tiếp tục khởi sắc, trong đó khách du lịch quốc tế đến với Hà Nội tăng cao so với cùng kỳ năm trước, qua đó khẳng định Hà Nội là điểm “Đến để yêu” của bạn bè năm châu.

Theo bà Đặng Hương Giang, trong tháng 7/2025, Sở Du lịch đã triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo Chương trình công tác của UBND Thành phố Hà Nội.

Đặc biệt, tháng 7/2025, tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 2,80 triệu lượt khách, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 553,19 nghìn lượt khách, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2024 (bao gồm 390.000 lượt khách du lịch quốc tế có lưu trú); khách du lịch nội địa ước đạt 2,25 triệu lượt khách, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 10,68 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2024.

khach-qte-vm.jpg
Đông đảo du khách quốc tế tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) thời gian qua.

“Dự kiến 7 tháng năm 2025, tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 18,36 triệu lượt khách, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 4,21 triệu lượt khách, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2024 (bao gồm 2,97 triệu lượt khách du lịch quốc tế có lưu trú), khách du lịch nội địa ước đạt 14,15 triệu lượt khách, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 73.000 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2024” – Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang, thông tin thêm.

Về số lượng cơ sở lưu trú du lịch, Hà Nội có 3.761 cơ sở lưu trú với 71.256 phòng; trong đó có 85 khách sạn, khu căn hộ trong thời hạn xếp hạng từ 1-5 sao với tổng số 11.965 phòng, cụ thể: 23 khách sạn và 7 khu căn hộ xếp hạng 5 sao; 16 khách sạn và 1 khu căn hộ xếp hạng 4 sao; 12 khách sạn 3 sao; 14 khách sạn 2 sao và 12 khách sạn 1 sao. Số cơ sở lưu trú du lịch chưa đăng ký xếp hạng là 3.676 cơ sở lưu trú với 59.291 phòng.

Trên địa bàn Hà Nội hiện có 58 cơ sở kinh doanh dịch vụ được công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, trong đó có 25 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 22 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, 9 cơ sở kinh doanh vui chơi giải trí, 2 cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hệ thống các cơ sở dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đã thu hút, phục vụ đông đảo lượng du khách và người dân đến thăm quan và mua sắm.

Tư lệnh ngành du lịch Thủ đô cho biết, tính đến ngày 18/7/2025, trên địa bàn Hà Nội có 2.080 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế; 542 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; 32 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch, 7 văn phòng đại diện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài; 6.555 hướng dẫn viên du lịch quốc tế; 2.454 hướng dẫn viên du lịch nội địa và 158 hướng dẫn viên du lịch tại điểm đang hoạt động.

Sở Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 80/KH- SDL ngày 4/7/2025 phân công triển khai thực hiện Chương trình hành động số 06/CTr-UBND ngày 26/6/2025 của UBND Thành phố về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên và thực hiện chỉ đạo của Đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với lãnh đạo Thành phố Hà Nội ngày 16/6/2025.

Bà Đặng Hương Giang chia sẻ thêm, Sở Du lịch đã tham mưu trình UBND Thành phố Tờ trình về việc tham dự Cuộc họp Đại hội đồng Xúc tiến Du lịch các thành phố Toàn cầu (TPO) lần thứ 12 (tháng 9/2025) tại TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, tổ chức chương trình hợp tác phát triển sản phẩm du lịch các địa phương gắn với chương trình hành trình về nguồn tại tỉnh Tuyên Quang năm 2025, khảo sát sản phẩm du lịch tuyến Hanoi Metro trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Trong tháng 7/2025, Sở Du lịch Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, trong đó ngành đã đăng tải 22 tin, bài tuyên truyền về công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của ngành Du lịch. Nội dung truyền thông trọng tâm gồm: Doanh nghiệp du lịch Hà Nội - Hải Phòng “bắt tay” thu hút khách qua tour mới lạ; Hà Nội thúc đẩy liên kết vùng du lịch sau sáp nhập, Du lịch Hà Nội sẵn sàng đón “làn sóng” du khách dịp Quốc khánh 2/9; Hà Nội dẫn đầu xu hướng du lịch dịp lễ Quốc khánh 2/9; Có một Hà Nội sôi động trong mắt du khách Australia; Hà Nội bảo vệ di tích, danh thắng, tạm dừng hoạt động du lịch để ứng phó bão số 3; Ngành Du lịch Hà Nội chủ động ứng phó với cơn bão số 3; Hà Nội yêu cầu không tổ chức đưa du khách đến vùng đang có bão.

dlnhn-2.jpg
Công tác phối hợp thông tin, tuyên truyền về hoạt động du lịch được Sở Du lịch Hà Nội và các cơ quan báo chí Thủ đô đẩy mạnh, khẳng định Hà Nội là điểm đến an toàn, hấp dẫn.

Ngoài ra, Sở Du lịch Hà Nội đã đăng tải các tin, bài tuyên truyền về các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước và thông tin chuyên ngành du lịch năm 2025. Hình thức truyền thông phong phú, đa dạng như đăng tải trên website của Sở Du lịch, mạng xã hội; tăng cường kết nối các trang mạng xã hội của Hà Nội với các trang mạng xã hội của Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam; trả lời phỏng vấn các nội dung liên quan đến phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố.

Nhiệm vụ, giải pháp của ngành trong tháng 8 năm 2025, Sở Du lịch Hà Nội tiếp tục tham mưu thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định 2195/QĐ-UBND ngày 25/4/2024 của UBND Thành phố về việc đổi mới mô hình tổ chức, phương thức quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (chùa Hương). Bên cạnh đó, tham mưu tổ chức hội nghị giao ban công tác quản lý, xây dựng điểm đến du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.

Ngành sẽ tổ chức đoàn của Thành phố Hà Nội giới thiệu văn hóa - du lịch Hà Nội tại Triển lãm Osaka Expo và xúc tiến du lịch tại Nagoya - Nhật, tổ chức đoàn tham gia gian hàng Hội chợ tại Ấn Độ ITB India (Ấn Độ) và chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam tại Ấn Độ; triển khai tổ chức Chương trình Lễ Hội Đồ uống Hà Nội năm 2025. Trong tháng 8, ngành du lịch xây dựng Kế hoạch Tổ chức chương trình khảo sát và hội nghị kết nối các điểm đến du lịch với các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Thành phố năm 2025.

“Đặc biệt, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND các phường, xã xây dựng Kế hoạch tổ chức khai trương, ra mắt các sản phẩm du lịch mới với chủ đề Du lịch Hà Nội - Tinh hoa hội tụ 2025. Phối hợp với UBND các phường, xã xây dựng các sản phẩm du lịch: sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn; sản phẩm du lịch đêm; sản phẩm du lịch golf; sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm thực tế các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Sở Du lịch Hà Nội sẽ phối hợp tham gia các hoạt động, sự kiện trong dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9” – Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang, chia sẻ./.

Bài liên quan
  • [Video] Lễ hội Du lịch Hà Nội 2025 – Trải nghiệm tinh hoa văn hóa Thủ đô
    Tối 30/5, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2025, với chủ đề "Trải nghiệm Hà Nội 2025". Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá du lịch trọng điểm của thành phố Hà Nội, mang tới cho du khách nhiều trải nghiệm đặc sắc, tiếp tục xây dựng Thủ đô là điểm đến "An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn".
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phê duyệt mẫu biểu trưng quà tặng Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định phê duyệt mẫu biểu trưng quà tặng Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025). Mẫu biểu trưng quà tặng được sử dụng chính thức kể từ ngày 23/7/2025 trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
  • Gợi mở giải pháp định hình bản sắc văn hóa trong kỷ nguyên số
    Trong bối cảnh công nghệ số phát triển nhanh chóng, việc xác lập vị thế văn hóa trong không gian số đã trở thành vấn đề cấp thiết và mang tầm chiến lược. Tại Việt Nam, nơi chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa trong môi trường số không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Cuốn sách "Nhận diện văn hóa trong không gian số" do PGS.TS. Vũ Trọng Lâm và TS. Nguyễn Việt Lâm đồng chủ biên, NXB Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, là công trình đặt nền móng lý luận và thực tiễn cho việc kiến tạo văn hóa trong thời đại số.
  • Còn mãi một “Thời hoa đỏ”
    Trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam, nhà thơ Thanh Tùng là gương mặt quan trọng của văn học nghệ thuật Hải Phòng nói riêng, của nền văn học Việt Nam nói chung. Cuộc đời bươn chải nhưng phóng khoáng cùng tài năng thi ca đặc biệt khiến ông được giới văn nghệ sĩ và đông đảo công chúng yêu mến, kính trọng. Dù đã khuất, nhưng thơ ông, đặc biệt là thi phẩm “Thời hoa đỏ” vẫn ghi dấu một phong cách riêng và sẽ còn sống mãi với thời gian.
  • Xã Trung Giã công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh về hoạt động xây dựng, quản lý đất đai
    Công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị, UBND xã Trung Giã kỳ vọng sẽ tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn.
  • Vinmec Central Park mở lối đi mới trong điều trị động kinh bằng công nghệ Robot đỉnh cao
    Lần đầu tại Việt Nam, một ca động kinh kháng trị ở trẻ em được điều trị thành công bằng công nghệ robot định vị AutoGuide. Ca phẫu thuật do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park (TP.HCM) thực hiện đánh dấu bước đột phá trong điều trị bệnh lý thần kinh phức tạp, mở ra hy vọng cho hàng ngàn bệnh nhân động kinh tại Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội tiếp tục khẳng định là điểm “Đến để yêu” của du khách quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO