Chuyển động Hà Nội

Hà Nội tặng danh hiệu Nghệ nhân cho 42 cá nhân ngành thủ công mỹ nghệ

Duy Minh 10:10 29/02/2024

Sau khi phân tích, đánh giá, Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội năm 2023 trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ đã tiến hành bỏ phiếu bầu, xét tặng danh hiệu cho 42 cá nhân đạt 9/9 phiếu của hội đồng (đạt tỷ lệ 100%).

z5200916610617-6a3e652952e15f8f2407b218d810e46e20240228173729.jpg
Lễ phong tặng danh hiệu nghệ nhân Hà Nội năm 2023 ngành thủ công mỹ nghệ cho 42 cá nhân

Chiều 28-2, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Lễ phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội ngành thủ công mỹ nghệ năm 2023 cho 42 cá nhân. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự và trao Bằng Nghệ nhân cho các cá nhân đạt danh hiệu.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Thế Hiệp cho biết, để ghi nhận công lao của các nghệ nhân, UBND thành phố đã ban hành Quy chế phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội tại Quyết định số 69/2009/QĐ-UBND ngày 18-5-2009.

Theo đó, các nghệ nhân sau khi được phong tặng Nghệ nhân Hà Nội được UBND thành phố cấp Bằng chứng nhận “Nghệ nhân Hà Nội ngành thủ công mỹ nghệ”. Đồng thời, được hưởng các quyền lợi như: Được tổ chức truyền, dạy nghề trực tiếp và thu tiền học phí của các học viên, được miễn các loại thuế trong hoạt động truyền và dạy nghề, thuế thu nhập khi chuyển nhượng mẫu mã sáng tác cho đơn vị, cá nhân sản xuất;

Được hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn trong nước theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; được hỗ trợ kinh phí thực hiện các đề án đào tạo nghề, truyền nghề, hoạt động nghiên cứu, thiết kế cải tiến mẫu mã sản phẩm, đổi mới công nghệ; được tham gia trưng bày giới thiệu miễn phí các sản phẩm do chính nghệ nhân làm ra khi tham gia hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế theo kế hoạch phê duyệt…

Theo báo cáo của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ năm 2023, trong số các cá nhân được đề nghị xét tặng, các sản phẩm rèn của 4 cá nhân có giá trị sử dụng, kỹ thuật cao. Các cá nhân rất tâm huyết với nghề, góp phần bảo tồn, nắm vững và phát huy nghề truyền thống dân tộc. Nhiều sản phẩm gia công phục chế nhiều đồ sắt cổ và giả cổ có tính thẩm mỹ cao được nhiều khách hàng trong và ngoài nước sang đặt hàng.

Các sản phẩm, tác phẩm tự sáng chế có tính ứng dụng cao, tiêu biểu được trưng bày tại nhà truyền thống làng nghề, gồm: Rìu đẽo gỗ; tay cầm gõ cửa; các loại dao, kéo cắt thực phẩm và các vật liệu khác như cao su, tôn, sắt…; kéo khoét lỗ; búa rìu...

Sở Công thương Hà Nội đã nhận được tổng số 46 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội năm 2023 của 13 quận, huyện, thị xã.

Sau khi phân tích, đánh giá, Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội năm 2023 trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ đã tiến hành bỏ phiếu bầu, xét tặng danh hiệu cho 42 cá nhân đạt 9/9 phiếu của hội đồng (đạt tỷ lệ 100%).

Từ sau khi ban hành Quy chế phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội đến nay, trải qua 15 năm với bảy lần xét tặng, thành phố đã có 290 Nghệ nhân được công nhận.

Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Nguyễn Thế Hiệp đánh giá: “Việc xét và trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội đã tạo động lực to lớn đối với các cá nhân làm nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề”.

Trong thời gian tới, Sở Công thương Hà Nội sẽ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức kỹ thuật, mỹ thuật cho các nghệ nhân, tổ chức các cuộc thi thợ giỏi để lựa chọn tạo dựng lớp nghệ nhân kế cận.

Bên cạnh đó, tổ chức các hội chợ triển lãm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm phát triển mẫu mã sản phẩm... cho các nghệ nhân làng nghề./.

Bài liên quan
  • Bí thư Hà Nội: Dự án Yên Xá giúp làm sạch 3 con sông quan trọng
    Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, dự án Yên Xá không chỉ có ý nghĩa về việc đạt chỉ tiêu xử lý nước thải của thành phố mà còn góp phần rất quan trọng trong việc làm sạch các con sông quan trọng của Thủ đô như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, cũng như phục vụ cho gần 1 triệu dân trong phạm vi 6 quận nội thành và huyện Thanh Trì.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội tặng danh hiệu Nghệ nhân cho 42 cá nhân ngành thủ công mỹ nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO