Kiến trúc - Quy hoạch

Hà Nội phê duyệt chủ trương xây cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo

Duy Minh 19:20 26/02/2025

Dự kiến trong giai đoạn từ 2025 - 2030, Hà Nội sẽ hoàn thành việc xây dựng 3 cây cầu vượt sông Hồng gồm Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi và Tứ Liên.

480733386_1032540822249045_8996397519962403347_n.jpg
Đại biểu bấm nút thông qua nghị quyết.

Ngày 25.2, tại kỳ họp thứ 21, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công của thành phố, trong đó có dự án xây cầu Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi và Tứ Liên.

Theo đó, thống nhất trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) và Dự án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công số 58/2024/QH15; Phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án nhóm A gồm: Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) và Dự án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo.

Cụ thể, đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa với tổng chiều dài khoảng 5,15km; điểm đầu kết nối với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, điểm cuối qua nút giao với đường Trường Sa.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án 20.171 tỷ đồng từ ngân sách Thành phố. Địa điểm thực hiện dự án: Quận Tây Hồ, quận Long Biên, huyện Đông Anh.

Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025 đến năm 2027.

Mục tiêu đầu tư xây dựng nhằm cải thiện điều kiện giao thông kết nối qua sông Hồng, thúc đẩy quá trình đô thị hóa khu vực làm tiền đề cho việc thực hiện chủ trương giãn dân số, giảm áp lực giao thông trong khu vực trung tâm thành phố Hà Nội và giảm tải cho các cầu: Chương Dương, Long Biên, Nhật Tân, Thăng Long và cầu Vĩnh Tuy, đồng thời từng bước hoàn thiện quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hà Nội, đảm bảo an ninh, quốc phòng cho Thủ đô và phát triển không gian đô thị hiện đại hai bên sông Hồng.

Dự án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo sẽ góp phần kết nối khu vực trung tâm Hà Nội với khu vực phía Đông, hoàn thiện kết nối Đông - Tây của thành phố, tạo điều kiện, tiền đề để phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế đô thị, tạo điểm nhấn kiến trúc của thành phố. Giảm áp lực giao thông cho các cầu vượt sông Hồng hiện tại như cầu Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, tạo thuận lợi cho việc đi lại giữa khu trung tâm với khu vực phát triển phía Đông thành phố.

Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội, quy mô đầu tư dự kiến xây dựng cầu Trần Hưng Đạo có tổng chiều dài khoảng 5,6km với điểm đầu là ngã 5 Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông (quận Hoàn Kiếm), điểm cuối kết nối với phố Vũ Đức Thận (quận Long Biên).

Cầu chính vượt sông Hồng được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế cầu hiện hành; kết cấu cầu vòm bao gồm 6 nhịp, đảm bảo 6 làn xe cơ giới. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 15.967 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025 - 2027./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung ra mắt ca khúc "Đất ơi nở hoa" mừng ngày thống nhất non sông
    Nhân dịp 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung giới thiệu ca khúc mới "Đất ơi nở hoa". Tác phẩm mang âm hưởng dân ca, là lời tri ân sâu sắc gửi đến quê hương, đất nước và mẹ trong những ngày tháng Tư lịch sử.
  • Trưng bày "Non sông liền một dải": Tái hiện hành trình thống nhất thiêng liêng của dân tộc
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải” nhằm tái hiện hành trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • “Di sản công nghiệp” - nguồn lực để Hà Nội tạo ra các trung tâm công nghiệp văn hóa
    Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) được Thành phố Hà Nội xác định là một trong những chủ trương quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng, phát triển trung tâm CNVH, trong đó Thành phố có thể tái sử dụng và hồi sinh các “di sản công nghiệp” để mở ra các không gian sáng tạo.
  • Tọa đàm: Mỹ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày thống nhất đất nước
    Sáng ngày 23/4, hòa chung không khí chào đón ngày kỷ niệm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm vể Mỹ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày thống nhất đất nước tại hội trường Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm).
  • Quận Hoàn Kiểm tổ chức lễ gắn biển công trình Trường Mầm non 1/6
    Sáng 22/4, trong không khí phấn khởi hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), quận Hoàn Kiếm long trọng tổ chức lễ gắn biển công trình Trường Mầm non 1/6. Buổi lễ có sự hiện diện của lãnh đạo Sở Giáo dục đào tạo Hà Nội, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm, đại diện các ban ngành, nhà giáo, phụ huynh và học sinh trường Mầm non 1/6
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội phê duyệt chủ trương xây cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO