Hà Nội: Lượng khách tăng mạnh trong dịp Tết Dương lịch 2023

Nguyễn Trường| 03/01/2023 09:47

Số liệu từ Sở Du lịch Hà Nội cho biết, trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch (từ ngày 31/12/2022 đến ngày 2/1/2023), Thủ đô đón khoảng 208 nghìn lượt khách du lịch. Trong đó, khách quốc tế đạt khoảng 38 nghìn lượt; khách du lịch nội địa ước đạt 170 nghìn lượt, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 779 tỷ đồng.

dl3.jpg
Lượng khách đến Hà Nội trong dịp Tết dương lịch 2023 tăng mạnh.

Kỳ nghỉ Tết 3 ngày, cùng với việc dịch Covid-19 đã được kiểm soát và hoạt động du lịch đã mở trở lại hoàn toàn nên nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan du lịch của du khách tăng cao. Dịp nghỉ lễ, công suất sử dụng buồng phòng bình quân của khối khách sạn ước đạt khoảng 63,4%, trong đó khách nội địa lưu trú ước đạt khoảng 35,5%; khách quốc tế lưu trú đạt khoảng 27,9% (chủ yếu đến từ các nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Phần Lan…). Tại các khách sạn, nhà hàng và các trung tâm thương mại, mua sắm, ăn uống, giải trí... đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, lượt khách và sức mua tăng khá, ước tính doanh thu tăng khoảng 45-50% so với cùng kỳ năm 2021.

Các chương trình chào đón Tết Dương lịch 2023 được tổ chức thành công, thu hút sự quan tâm của khách du lịch như: Chương trình “Chào năm mới 2023” tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục; chuỗi các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực chào đón năm mới và trưng bày hoa, cây cảnh kéo dài đến Tết Nguyên đán tại 6 tuyến phố đi bộ để người dân và du khách đến tham quan, vui chơi, mua sắm.

Trong kỳ nghỉ lễ Tết Dương lịch, nhiều khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn thành phố ra mắt các chương trình, sản phẩm du lịch mới cũng như tổ chức các hoạt động hấp dẫn nhằm kích cầu, thu hút khách du lịch. Điển hình như: Quận Hai Bà Trưng khai trương không gian đi bộ khu vực phố Trần Nhân Tông và phụ cận. Quận Hoàn Kiếm hoàn thiện, phục hồi lại điểm tham quan phố bích họa Phùng Hưng. Bảo tàng Văn học Việt Nam với chương trình tour du lịch văn học mới được diễn ra vào buổi tối. Bên cạnh sản phẩm tour đêm, Hoàng Thành Thăng Long, Bảo tàng Lịch sử quốc gia và di tích Nhà tù Hỏa Lò còn trưng bày, triển lãm các tư liệu, hình ảnh về 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám trưng bày “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên”...

Đặc biệt, trong ngày 1/1/2023, hãng hàng không Vietjet Air tổ chức chào đón hành khách quốc tế đến Hà Nội đầu năm mới từ Osaka, Nhật Bản tại Sân bay Nội Bài, khởi đầu cho một năm mới hứa hẹn những điều tốt đẹp.

Theo số liệu từ một số điểm du lịch di tích, bảo tàng, công viên, khu sinh thái, nghỉ dưỡng du lịch trên địa bàn trong 3 ngày Tết, số lượng khách tăng vọt. Điển hình: Vườn thú Hà Nội đón khoảng 26.190 lượt khách, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón khoảng 2.005 lượt khách, Làng cổ Đường Lâm đón 1.500 lượt khách, Khu nghỉ dưỡng Tản Đà Spa đón khoảng 479 lượt khách, điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân đón khoảng 3.652 lượt khách, Hoàng thành Thăng Long đón khoảng 5.500 lượt khách, Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò đón khoảng 4.700 lượt khách…

Qua công tác kiểm tra, rà soát của Sở Du lịch Hà Nội, về cơ bản các điểm đến đang hoạt động đã tập trung sẵn sàng đón tiếp khách du lịch, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường. Các cơ sở cung cấp dịch vụ, hàng quán được sắp xếp ngăn nắp, niêm yết giá đầy đủ; việc trông giữ xe được bố trí tại khu vực riêng.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Lượng khách tăng mạnh trong dịp Tết Dương lịch 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO