Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Hà Nội dự thảo 02 phương án xây dựng tiêu chí, chuẩn mực con người Thủ đô trong thời kỳ mới và hội nhập quốc tế

Minh Lý 17:16 16/12/2024

Mới đây, tại chuỗi các Hội nghị toạ đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã dự thảo đề xuất đưa ra 02 phương án, lượng hóa chuẩn mực để xây dựng Người Hà Nội “Hào hoa - Thanh lịch - Nghĩa tình - Văn minh” trong thời kỳ mới.

Cụ thể, tại phương án thứ nhất, chuẩn mực con người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế được thể hiện qua 10 chuẩn mực. Đó là: Thanh lịch trong phong thái; Văn minh trong hành xử công cộng; Sáng tạo trong tư duy và hành động; Hiện đại trong lối sống; Hội nhập quốc tế trong giao tiếp và nhận thức; Truyền thống trong tinh thần và cốt cách; Dân tộc trong bản sắc và lòng tự hào; Trách nhiệm trong cộng đồng; Tinh thần học hỏi và cầu tiến; Sâu sắc trong tình người và tình quê hương. Đáng lưu ý, các chuẩn mực này được kiểm chứng và đánh giá trong thực tiễn, mỗi chuẩn mực có thể được cụ thể hóa bằng các tiêu chí cụ thể.

Trong phương án này, không chỉ thể hiện sự kết nối nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và quốc tế mà còn khẳng định vị thế Thủ đô là trung tâm văn hóa, chính trị, và hội nhập quốc tế của cả nước. Chúng tạo nên hình ảnh con người Hà Nội: thanh lịch, văn minh nhưng luôn sáng tạo và hiện đại, góp phần định hình "sức mạnh mềm" của Thủ đô Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

tin2.jpg
Hội nghị toạ đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh” diễn ra sáng ngày 13/12 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Với phương án thứ hai, các chuẩn mực nhấn mạnh vai trò mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong việc xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh, sáng tạo, hiện đại và hội nhập. Vị thế đại diện của Thủ đô qua các hành động, giá trị và tinh thần của con người Hà Nội, đồng thời đặt họ vào vị trí dẫn dắt trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

Theo đề xuất, 10 chuẩn mực của phương án này bao gồm: Ý thức tự hào và đại diện của Thủ đô; Tinh thần trách nhiệm với vai trò trung tâm chính trị - văn hóa; Văn hóa giao tiếp chuẩn mực; Tinh thần hội nhập quốc tế sâu rộng; Phát huy giá trị di sản Thăng Long; Ý thức xây dựng đô thị hiện đại - thông minh; Tinh thần sáng tạo dẫn đầu; Ý thức đoàn kết và hợp tác; Tư duy lãnh đạo và dẫn dắt; Tinh thần văn hóa hiếu khách./.

Theo Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, việc đưa ra các phương án tiêu chí, chuẩn mực xây dựng hệ giá trị văn hoá, con người Thủ đô trên cơ sở quán triệt sâu sắc, toàn diện nội dung hệ giá trị Việt Nam được đúc kết theo các văn kiện của Đảng; Kết luận của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021; Kết quả các Hội thảo quốc gia, các vùng kinh tế xã hội do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì tổ chức về “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”./.

Bài liên quan
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
(0) Bình luận
  • Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội: Người Hà Nội - một tên gọi không chỉ gợi nhắc địa danh mà còn chuyên chở chiều sâu văn hóa
    Trong hành trình 40 năm đầy tự hào ấy, Người Hà Nội luôn biết làm mới mình, luôn sẵn sàng thích nghi để phục vụ tốt hơn sứ mệnh của tờ báo văn học nghệ thuật Thủ đô.
  • Nhà báo Vương Minh Huệ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của Thủ đô rộng dài văn hiến”
    Trong niềm xúc động - tự hào, sáng 8/5, tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội, chia sẻ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của mảnh đất Hà Nội rộng dài văn hiến, góp phần không nhỏ trong việc khẳng định vai trò tiên phong của văn học nghệ thuật Thủ đô trong dòng chảy của văn học nghệ thuật nước nhà”.
  • Để di sản xứ Đoài thành trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội
    Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên nền tảng văn hóa – lịch sử của địa phương. Nhưng để trở thành khu trung tâm CNVH theo quy định đặt ra trong Dự thảo “Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa” của Thành phố Hà Nội xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân gần đây , thị xã Sơn Tây vẫn cần được “tiếp sức” để bứt phá.
  • Nhà thơ Bằng Việt: “Người Hà Nội là bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”
    Nhà thơ Bằng Việt – nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội (Tạp chí Người Hà Nội hiện nay) đánh giá, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, “Người Hà Nội” luôn đứng vững, không ngừng vươn lên. Tác giả bài thơ “Bếp lửa” trong sách Giáo khoa Ngữ văn lớp 8 cũng khẳng định: “Người Hà Nội là nơi chăm sóc, bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”.
  • Chuyện về một công dân Thủ đô tự nguyện hiến đất làm đường
    Giữa nhịp sống hiện đại hối hả của Thủ đô Hà Nội, vẫn có những con người âm thầm gieo mầm thiện lành bằng những việc làm giản dị mà cao quý. Họ không cần danh xưng, không cầu ghi công, nhưng chính từ những hành động bình dị ấy đã góp phần làm nên hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Một trong những tấm gương đáng trân trọng đó là anh Vũ Phương Nam, công dân phường Bưởi, quận Tây Hồ – người đã tự nguyện hiến đất làm đường giúp người dân thôn 6, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất có con đường đi lại khang trang, sạch đẹp.
  • Để làng gốm cổ Bát Tràng thành khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô Hà Nội
    Làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) đã trở thành biểu tượng văn hóa nghề truyền thống của Hà Nội. Nơi đây có nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh UBND Thành phố vừa xây dựng Dự thảo “Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa” nhằm cụ thể hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội dự thảo 02 phương án xây dựng tiêu chí, chuẩn mực con người Thủ đô trong thời kỳ mới và hội nhập quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO