Giáo dục

Hà Nội dự kiến xây mới 433 trường học

KT 17:16 03/04/2023

Trong giai đoạn 2021 - 2025 thành phố Hà Nội dự kiến xây dựng mới 433 trường, trong đó thành lập mới 225 trường, xây mới tăng thêm 8.323 phòng học và phòng học bộ môn. Đồng thời, sẽ đầu tư trên 51 nghìn tỷ đồng xây dựng các trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia.

hoc-sinh-lop-1-ncl20230403095310.jpg
Hà Nội dự kiến xây mới 433 trường học (ảnh minh hoạ)

Mới đây, tại cuộc làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị làm rõ mức độ đáp ứng của hệ thống trường, lớp, phòng học chức năng để đảm bảo thực hiện chương trình; chính sách khuyến khích xã hội hoá nguồn lực thực hiện chương trình.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà, để chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, TP Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh chương trình xây dựng trường chuẩn quốc gia, đồng thời bố trí nguồn vốn cho việc mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu.

Trong giai đoạn 2021-2025 TP Hà Nội dự kiến xây dựng mới 433 trường, trong đó thành lập mới 225 trường, xây mới tăng thêm 8.323 phòng học và phòng học bộ môn; cải tạo, sữa chữa 631 trường với 11.803 phòng học và phòng học bộ môn.

Theo Kế hoạch số 139/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về đầu tư xây dựng, cải tạo các trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo, trong giai đoạn 2021-2025 nhu cầu đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo là: 51.294 tỷ đồng với 1.649 dự án.

Hiện nay, thành phố Hà Nội có quy mô giáo dục lớn nhất trong các địa phương trên cả nước với hơn 2.800 trường học, 2,2 triệu học sinh mầm non, phổ thông và gần 123.000 giáo viên.

Trong đó, khối công lập có gần 2.300 trường với 1.855.307 học sinh và hơn 89.000 giáo viên, còn lại là các trường khối ngoài công lập với hơn 300.000 học sinh đang theo học...

Tỷ lệ huy động học sinh học trường ngoài công lập ở các cấp học còn thấp, nhất là ở cấp trung học phổ thông khu vực ngoại thành.

Các điều kiện về cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các trường học còn có sự chênh lệch giữa các vùng, miền.

Bài liên quan
  • Học sinh Cần Thơ vượt 500 dự án giành giải khởi nghiệp với món bánh quê
    Dự án "Thương mại hóa sản phẩm bánh tằm Thới Long sấy khô" của 5 học sinh Trường THCS Thới Long (phường Thới Long, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) vừa đoạt giải Ba cuộc thi "Học sinh- sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ V" (SV_STARUP 2023) do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và trao giải vào ngày 26-3.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội dự kiến xây mới 433 trường học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO