Giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chịu trách nhiệm ra đề thi

Kim Thoa (T/h) 11:54 31/03/2023

Những ngày vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được nhiều ý kiến từ các chuyên gia, nhà giáo, phụ huynh học sinh và học sinh về dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025.

znews-photo.zadn.vn-uploaded-pirr-2021_12_20-_hoc_sinh_tp.hcm_di_hoc_tro_lai_zing_25.jpg
Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chịu trách nhiệm ra đề thi 

Ngày 30/3, chia sẻ với báo chí, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông tin về một số điểm mới trong Dự thảo tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Dự thảo tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 có 3 điểm mới: Thứ nhất, việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi theo hướng đánh giá năng lực phù hợp chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; Thứ hai, Bộ muốn nhấn mạnh đến việc định hướng nghề nghiệp qua các môn thi tự chọn từ các môn học chọn học của học sinh, điều này giúp sớm định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích cho các em; Thứ ba, theo lộ trình từ năm 2025-2030, từng bước, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đẩy mạnh việc ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin để tổ chức kỳ thi trên máy tính.

"Chúng tôi kỳ vọng, phương án này vừa đáp ứng được yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp; đánh giá chất lượng dạy và học theo sự tiến bộ của người học; đồng thời kết quả thi đủ độ tin cậy để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tham khảo xét tuyển sinh, học sinh được định hướng nghề nghiệp ngay từ sớm", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Chương nói.

Liên quan đến việc đưa lịch sử trở thành 1 trong 4 môn thi bắt buộc từ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trước khi quyết định nội dung này để đưa vào dự thảo, Bộ đã cân nhắc kỹ và xin ý kiến đa chiều. Đây cũng là nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 63/2022/QH15 của Quốc hội khóa XV, trong đó chỉ rõ “thiết kế môn lịch sử trong chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, bảo đảm hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh”.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được khá nhiều ý kiến đồng thuận, đặc biệt là từ các thầy giáo, cô giáo và học sinh phổ thông. Cũng có một số ý kiến khác ủng hộ việc thi môn lịch sử nhưng góp ý cần thay đổi cách ra đề cho môn học này. Bộ sẽ tiếp tục cầu thị, lắng nghe, tổng hợp tiếp thu và phân tích đa chiều.

Năm 2025 là năm đầu tiên có lứa học sinh lớp 12 tốt nghiệp Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hiện nay, các em đang học lớp 10. Để chuẩn bị cho kỳ thi này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo phương án tổ chức kỳ thi để lấy ý kiến nhân dân. Điểm mới đáng chú ý là trong số các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025, lịch sử sẽ là môn thi bắt buộc cùng với ba môn: Toán, ngữ văn và ngoại ngữ.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
  • Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
    Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Hà Nội để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp (nông nghiệp tuần hoàn); Thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Đừng bỏ lỡ
Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chịu trách nhiệm ra đề thi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO