Chuyển động Hà Nội

Hà Nội đạt 160.000 lượt khách dịp nghỉ Tết dương lịch 2025

Quỳnh Chi 07:11 02/01/2025

Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, ước tính khách du lịch đến Hà Nội đạt 160 nghìn lượt khách trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2025, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.

Bà Đặng Hương Giang - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội thông tin thêm, thời gian nghỉ Tết Dương lịch năm nay chỉ có 1 ngày nên đa số người dân chọn phương án nghỉ ngơi, du lịch tại chỗ. Đối với khách du lịch đến Hà Nội đạt 160 nghìn lượt khách, trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 28,4 nghìn lượt khách, tăng 67%; khách du lịch nội địa ước đạt 132 nghìn lượt khách, tăng 10%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 594 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

phao-hoa-ha-noi.jpg
Hà Nội chào đón năm mới 2025 bằng màn pháo hoa rực rỡ tại khu vực hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm.

Về hoạt động kinh doanh khách sạn, các trung tâm thương mại dịch vụ mua sắm và ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, ước tính kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm 2025, công suất sử dụng phòng bình quân khối khách sạn, căn hộ du lịch hạng 4-5 sao đạt khoảng 80%. Trong đó, một số khu căn hộ, khách sạn đạt công suất sử dụng phòng khá cao như: khách sạn InterContinental Hanoi Westlake 100%; khách sạn Lacasa 100%, khách sạn Lotte 94%, khách sạn Hilton Garden Inn Hanoi 90%, khách sạn Movenpick 90%, khách sạn Pullman 90%,…

Đối với các trung tâm thương mại, các cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, vui chơi giải trí và ăn uống phục vụ khách du lịch đều ghi nhận lượng khách và doanh thu tăng cao trong ngày nghỉ lễ. Nhìn chung các đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn Hà Nội đã nghiêm túc thực hiện công tác an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và chế độ báo cáo, khai báo tạm trú, tạm vắng được các đơn vị lưu trú - dịch vụ chấp hành đầy đủ theo quy định.

Tuy dịp Tết Dương lịch 2025 chỉ được nghỉ lễ 1 ngày, nhưng nhiều khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn Thành phố tập trung nâng cao chất lượng, ra mắt nhiều chương trình, sản phẩm du lịch mới cũng như tổ chức các hoạt động, sự kiện hấp dẫn nhằm kích cầu, thu hút khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm, như: Chương trình “Chào năm mới 2025” (chương trình Countdown) với bữa tiệc âm thanh - ánh sáng chào năm mới “Herbalife Countdown Party 2025 - Sống trọn khoảnh khắc” tại Quảng trường Đông kinh Nghĩa Thục; Đại nhạc hội “Trust The Moment” tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám và The Glamorous Countdown 2025 Hà Nội diễn ra tại Vinhomes Ocean Park 2, Hà Nội; chùm các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực chào đón năm mới, hội chợ xúc tiến thương mại và trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, triển lãm cây cảnh nghệ thuật tại các tuyến phố đi bộ, điểm tham quan.

Cũng trong dịp này, Không gian phố đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận được cho phép hoạt động từ 19h00 ngày 31/12/2024 (thứ Ba) đến hết 24h00 ngày 1/1/2025, cùng với đó là các hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống để phục vụ người dân và du khách được duy trì diễn ra trong không gian này; Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long mở cửa cho khách tham quan và chụp ảnh tại Cột cờ Hà Nội; Đón Tết tại Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam; Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động chủ đề “Xuân về trên bản làng”…

hanoi-dongnguoi.jpg
Đường phố Hà Nội nhộn nhịp trong đêm Giao thừa đón năm mới 2025.

Ngoại thành Hà Nội có nhiều điểm đến lý tưởng cho người dân và du khách vui chơi dịp Tết dương lịch như: Lễ hội hoa Mê Linh rực rỡ sắc hoa; Tour tham quan những làng hoa, cây cảnh nổi tiếng của Hà Nội: làng sinh vật cảnh Hồng Vân (Thường Tín), điểm du lịch Phù Đổng (Gia Lâm), khu du lịch Nhật Tân (Tây Hồ), trải nghiệm du lịch nông thôn và mua sắm cây cảnh tại Tích Giang (huyện Phúc Thọ); Trải nghiệm không gian rực rỡ sắc màu và nghề làm tăm hương tại Làng hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa); Khám phá và trải nghiệm làm gốm tại Làng cổ Bát Tràng… Các hoạt động cắm trại, leo núi, đi bộ địa hình tại các vùng ngoại thành thành phố cũng diễn ra sôi động… Có thể khẳng định, Hà Nội vẫn là điểm đến hấp dẫn người dân, du khách vào dịp Tết Dương lịch năm nay.

Theo số liệu cung cấp của một số điểm đến du lịch di tích, bảo tàng, công viên, khu sinh thái, nghỉ dưỡng du lịch trên địa bàn thành phố, ước tính trong ngày 1/1/2025: Vườn Thú Hà Nội đón 18.535 lượt khách, Hoàng thành Thăng Long đón gần 8.000 lượt khách; Làng cổ ở Đường Lâm đón hơn 2.000 khách, 3 điểm du lịch của huyện Gia Lâm (điểm du lịch làng nghề Bát Tràng, điểm du lịch Dương Xá, điểm du lịch Phù Đổng) đón khoảng 5.000 lượt khách…/.

Sở Du lịch Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị số 38-CT/TU ngày 20/12/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc tổ chức phục vụ Tết Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn Thành phố; Kế hoạch số 267-KH/TU ngày 18/11/2024 về lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các hoạt động Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ; Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 29/12/2024 của UBND Thành phố về tổ chức đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025; Công văn số 2984/CDLQGVN-VP ngày 27/12/2024 của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về đảm bảo các hoạt động du lịch trong dịp Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Bà Đặng Hương Giang - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội.

Bài liên quan
  • “Xuân về trên bản làng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Từ ngày 01- 31/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” giới thiệu các hoạt động nô nức đón xuân đầu năm cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán, qua đó du khách thêm hiểu những nét văn hóa, các hoạt động truyền thống đón Tết cổ truyền, đặc trưng các dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
    Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
  • Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025: "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào"
    Với chủ đề "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào", Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 19/4/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
  • Tây Hồ tiếp nhận một tổ chức Đảng mới: Thêm nguồn lực xây dựng quận phát triển xanh, bền vững
    Ngày 14/4/2025, tại hội trường Quận ủy Tây Hồ đã long trọng diễn ra Lễ chuyển giao – tiếp nhận Đảng bộ Công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường Thăng Long. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành ủy Hà Nội trong việc kiện toàn tổ chức cơ sở Đảng, đồng thời khẳng định vai trò lãnh đạo, định hướng của Quận ủy Tây Hồ trong công cuộc xây dựng và phát triển toàn diện.
  • Hội Âm nhạc Hà Nội giới thiệu những sáng tác mới chủ đề "Bài ca thống nhất"
    Sáng ngày 15/4/2025, Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi giới thiệu các sáng tác mới với chủ đề “Bài ca thống nhất” tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, số 19 Hàng Buồm. Hòa cùng sự kiện lớn của đất nước, những ca khúc được giới thiệu mang đến không khí hào hùng, vang vọng.
Đừng bỏ lỡ
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
  • Nghề làm chiếu Cà Hom trở thành di sản quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
  • Phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”
    Thông tin từ NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đơn vị vừa phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”.
Hà Nội đạt 160.000 lượt khách dịp nghỉ Tết dương lịch 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO