Hà Nội: Công khai 4 dự án bị thu hồi, bãi bỏ quyết định giao đất

Nguyễn Trường| 29/12/2022 09:40

Các dự án có quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt hoạt động dự án đầu tư thuộc địa bàn quận Đống Đa, huyện Mê Linh, huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.

z3996330283131_cbeb188957e26c2e2672c8d6da51f00d.jpg
Dự án khu đô thị ở Mê Linh.

Ngày 28/12, Sở TN&MT Hà Nội công khai 4 dự án có quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt hoạt động dự án đầu tư.

Cụ thể gồm dự án Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn (Cụm Công nghiệp Cam Thượng, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì) do Công ty CP Bê tông Vạn Trường Thành là chủ sử dụng đất; dự án Khai thác chợ Kim Liên (23 Lương Định Của, phường Kim Liên, quận Đống Đa) do Công ty CP Văn Phú – Invest là chủ sử dụng đất.

Hai dự án còn lại là dự án Khu nhà ở cao cấp Phương Viên (xã Tam Đồng, xã Đại Thịnh, xã Văn Khê, xã Thạch Đà, huyện Mê Linh) do Công ty CP Thương mại và Dịch vụ du lịch Phương Viên là chủ sử dụng đất; dự án Xây dựng xưởng sản xuất mành xuất khẩu (thị xã Sơn Tây) do Công ty TNHH Mành Trang Trí là chủ sở hữu đất.

Sở TN&MT thông tin, đây là nhiệm vụ nhằm thực hiện Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 8/6/2022 của UBND TP; Văn bản số 4210/UBND-TNMT ngày 15/12/2022 của UBND TP về việc thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 8/4/2022 của HĐND TP, trong đó, giao Sở TN&MT là cơ quan thường trực, phối hợp với các sở, ngành TP và UBND cấp huyện kiểm tra, đôn đốc, giám sát công tác xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn TP.

Ngày 24/10/2022, Sở TN&MT có Văn bản số 8053/STNMT-TTr gửi UBND các quận, huyện, thị xã về việc công khai, minh bạch thông tin xử lý đối với 23 dự án có quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt hoạt động dự án đầu tư.

Ngày 28/12, trên cơ sở kết quả xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn TP Hà Nội, Sở TN&MT tiếp tục bổ sung công khai đối với 4 dự án có quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt hoạt động dự án đầu tư.

Sở TN&MT Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan và UBND xã, phường, thị trấn tổ chức công khai, minh bạch thông tin xử lý trên các phương tiện truyền thông địa phương như loa, đài phát thanh và tại địa điểm đất… đối với 4 dự án trên.

Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND TP, Sở TN&MT là cơ quan thường trực đề nghị các sở, ban, ngành TP, UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp tiếp tục công khai, minh bạch thông tin xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật về đầu tư, quy hoạch, đất đai, thuế, xây dựng; các dự án vi phạm bị cưỡng chế, bị thu hồi, bị chấm dứt hoạt động dự án theo đúng quy định của pháp luật… trên địa bàn TP Hà Nội. Qua đó để tạo sự đồng thuận, giám sát của Nhân dân và DN trong việc thực hiện.

Sở KH&ĐT công khai, minh bạch thông tin xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật trên địa bàn TP Hà Nội thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Sở TT&TT xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch thông tin về tổng hợp, kết quả xử lý đối với các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật về đầu tư, quy hoạch, đất đai, thuế, xây dựng; các dự án vi phạm bị cưỡng chế, bị thu hồi, bị chấm dứt hoạt động dự án theo đúng quy định của pháp luật đến cấp xã và các phương tiện thông tin đại chúng.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định về liên kết, phát triển Vùng Thủ đô
    Việc sửa đổi Luật Thủ đô là cấp thiết, nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Vì vậy, việc hoàn thiện và thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của Thủ đô mà còn tạo sự lan tỏa, động lực dẫn dắt cho cả vùng và đất nước.
  • Bãi Giữa sông Hồng: Triển vọng một không gian sáng tạo đặc thù
    Đề án Xây dựng Công viên Văn hóa cảnh quan Bãi Giữa sông Hồng do Tạp chí Kiến trúc cùng các đơn vị liên quan xây dựng theo chỉ đạo của Thành uỷ, UBND Thành phố Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các kiến trúc sư trong nước và quốc tế. Những “kịch bản” phát huy sức mạnh tiềm tàng của Bãi Giữa đã được đề ra, hướng tới không gian xanh và biểu tượng mới của Thủ đô.
  • Thảo luận đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065
    Ban cán sự Đảng UBND TP Hà Nội vừa có Tờ trình số 385-TTr/BCSĐ gửi Ban chấp hành Đảng bộ TP về việc thông qua đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
  • Hà Nội đề xuất thu phí 1.900 đồng mỗi km cao tốc Vành đai 4
    UBND Thành phố Hà Nội đã có công văn gửi Bộ Giao thông vận tải, UBND 2 tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên đề nghị thống nhất giá và lộ trình tăng giá dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc áp dụng cho Dự án thành phần 3: Đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP (đối tác công - tư) thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
  • Hà Nội ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm
    Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021-2025 vừa ký ban hành Quyết định số 01/QĐ-BCĐ về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.
  • Tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh trong thực hiện quy hoạch Thủ đô
    Việc sửa đổi Luật Thủ đô nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập, tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp giúp Thủ đô phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực để phát triển, xứng đáng với vị trí, vai trò Thủ đô.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cầu Long Biên cần được coi là Di sản đô thị của Thủ đô Hà Nội
    Theo TS.KTS Nguyễn Hoàng Minh, Phó Trưởng khoa Sau Đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, cầu Long Biên và Công viên Văn hóa Bãi Giữa sông Hồng cần được nhìn nhận là Di sản đô thị của Thủ đô Hà Nội.
  • 19 tác phẩm về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật được tặng thưởng
    Lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2022 sẽ diễn ra vào tối 6/12 tại Hà Nội.
  • Sân khấu Việt - Hàn chi trăm triệu tìm kịch bản đặc sắc cho trẻ em Việt Nam
    “Cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu cho trẻ em tại Việt Nam” do Nhà hát Tuổi trẻ (Việt Nam) phối hợp với Nhà hát Sangsangmaru (Hàn Quốc) tổ chức. Tác phẩm đạt Giải nhất cuộc thi sẽ được nhận phần thưởng trị giá 100 triệu đồng.
  • Fortech khai trương cơ sở sản xuất mới tại Việt Nam
    Ngày 5/12, Công ty TNHH Fortechvn (Fortech) chính thức khai trương tại Khu công nghiệp Quế Võ 2, xã Ngọc Xá, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Cột mốc quan trọng này nêu bật cam kết của Fortech trong việc mở rộng toàn cầu hóa, điều này không chỉ mang lại cơ hội việc làm mà còn giúp thúc đẩy phát triển công nghiệp và kinh tế địa phương.
  • Sa Pa đã có khách sạn dành cho du khách là người Hồi giáo
    Khách sạn Charm Sapa, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai vừa thiết lập và công bố điểm lưu trú và phục vụ thực phẩm Halal dành cho khách du lịch Hồi giáo. Đây là điểm lưu trú đầu tiên của tỉnh Lào Cai thực hiện triển khai chương trình chuyển dịch một số dịch vụ theo hướng thân thiện với người Hồi giáo (Halal) theo đúng qui trình tiêu chuẩn của các Cơ quan Công nhận Halal Quốc tế – MUI, JAKIM, GCC.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Công khai 4 dự án bị thu hồi, bãi bỏ quyết định giao đất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO