Quy hoạch không gian xanh: Đưa Thủ đô hướng tới phát triển bền vững

Arttime| 17/09/2022 08:36

Cây xanh và mặt nước tại Hà Nội luôn gắn với hạ tầng văn hóa của Hà Nội, tạo nên những đặc trưng riêng biệt, đó là những khác biệt trong phát triển. Việc quy hoạch không gian cây xanh và mặt nước Hà Nội cần phải tính toán, lựa chọn phương án gắn với việc phát triển hạ tầng văn hóa của Thủ đô để tạo nên một giá trị văn hóa thực sự bền vững.

Trong kiến trúc cảnh quan đô thị, không gian xanh là bộ phận không thể thiếu, mang lại những nét đặc trưng và vẻ đẹp cho mỗi thành phố. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập môi trường đô thị lành mạnh, làm cho các thành phố trở nên đáng sống hơn.

Đối với Hà Nội, việc quản lý và phát triển các không gian xanh còn là cơ hội để xây dựng mô hình đô thị phát triển bền vững và giữ gìn bản sắc, đạt được mục tiêu xây dựng Thủ đô xanh – văn hiến – văn minh – hiện đại đã được đề ra.

Quản lý, quy hoạch còn nhiều khoảng trống

Hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa đô thị của Hà Nội được hình thành và phát triển bắt đầu từ thời Pháp thuộc, chủ yếu là các vườn hoa ở khu vực quận Hoàn Kiếm và Ba Đình, lớn nhất thời đó là vườn Bách Thảo (nay là Công viên Bách Thảo). Người Pháp cũng tận dụng hài hòa những khoảng trống giữa các giao lộ và biến chúng thành một không gian xanh là vườn hoa như vườn hoa Con Cóc (nay là vườn hoa Diên Hồng), vườn hoa Cổ Tân, vườn hoa Tôn Đản...

Những năm 60 của thế kỷ XX, hai công viên đầu tiên được xây dựng trên nền bãi rác cũ là Công viên Thống Nhất và Công viên Thủ Lệ. Các công trình này không chỉ tạo thêm không gian xanh nghỉ ngơi, vui chơi, thắng cảnh cho người dân Thủ đô cho tới tận ngày nay mà còn là những lá phổi khổng lồ tạo ra môi trường vi khí hậu trong lành cho đô thị.

Quy hoạch không gian xanh: Đưa Thủ đô hướng tới phát triển bền vững - 1

Hòn đảo Hòa Bình trong lòng Hồ Bảy Mẫu thuộc công viên Thống Nhất 

Tuy nhiên trong những năm cuối thế kỷ XX, việc thiếu kiểm soát trong quản lý đô thị và đặc biệt sự gia tăng dân số cơ học đã tạo nhiều áp lực nặng nề, nhất là về nhà ở, khiến cho những vườn hoa cây xanh, dải cây xanh đường phố, không gian xanh của các khu nhà, cũng như hệ thống mặt nước không những không phát triển mà còn bị thu hẹp, chiếm dụng cho các mục đích khác và bị ô nhiễm.

Mặc dù trong khoảng chục năm trở lại đây Hà Nội đã xây dựng mới một số công viên, vườn hoa tiêu biểu như Công viên Hòa Bình, vườn hoa 1/6, các vườn hoa, vườn dạo trong các khu đô thị mới… tuy nhiên, tỷ lệ đất cây xanh, công viên so với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện vẫn đạt rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Hà Nội là thành phố có số lượng ao hồ nhiều, diện tích lớn so với các đô thị trong cả nước. Trên địa bàn 12 quận có khoảng hơn 110 hồ với tổng diện tích xấp xỉ 1.200ha, hầu hết đã được cải tạo hoàn chỉnh. Ngoài một số hồ nước đã thực hiện thành công vai trò như những không gian công cộng, không gian mặt nước, cây xanh, cảnh quan sinh thái như Hồ Tây, Hồ Gươm..., các con sông và hồ ao ngoại thành hoàn toàn chưa đóng góp được gì nhiều cho việc tạo dựng không gian xanh đô thị. Các con sông trong nội thành đều bị ô nhiễm nên giá trị cải thiện vi khí hậu hầu như không có, nhiều ao, hồ bị lấp, lấn chiếm làm giảm đáng kể diện tích mặt nước, gây ra hiện tượng ngập úng vào mùa mưa.

Quy hoạch không gian xanh: Đưa Thủ đô hướng tới phát triển bền vững - 2

Hồ Tây là một trong số hồ nước thực hiện thành công vai trò như những không gian công cộng, không gian mặt nước, cây xanh, cảnh quan sinh thái tại Hà Nội

Theo KTS Trần Ngọc Chính - chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, công tác quản lý, quy hoạch, xây dựng cây xanh, mặt nước của Hà Nội còn có một số vấn đề chưa được giải quyết. Vẫn còn việc chồng chéo trong quản lý cũng như việc thiếu kiểm soát các chỉ tiêu diện tích đất cây xanh, mật độ xây dựng và mật độ không gian xanh theo quy chuẩn quốc gia về quy hoạch trong nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình.

Tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp

Để duy trì, phát triển hệ thống công viên, cây xanh, mặt nước của thành phố một cách bền vững, đáp ứng mục tiêu quy hoạch và tạo bản sắc đô thị, các chuyên gia đô thị đều cho rằng Hà Nội cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp.

Trong đó, đối với giải pháp về kỹ thuật, KTS Trần Duy - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển và hợp tác quốc tế (Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội) cho rằng, khu vực nội đô lịch sử, do hạn chế về quỹ đất, không có nhiều điều kiện tăng thêm số lượng nên giữ số lượng và đảm bảo quy mô diện tích các công viên, vườn hoa hiện có, tránh bê tông hóa, đồng thời tập trung đầu tư chiều sâu để tăng tính hấp dẫn đối với người dân.

Mặt khác, cần làm rõ lộ trình di dời các cơ sở công nghiệp, bệnh viện, trường đại học trong nội thành theo định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, để dành quỹ đất sau khi di dời cho không gian xanh. Đồng thời, đẩy mạnh các dự án xây dựng lại chung cư cũ, nhằm giải quyết vấn đề về nhà ở, đồng thời có thêm quỹ đất cho cây xanh. Kiểm soát các dự án đầu tư xây dựng để đảm bảo diện tích trồng cây tối thiểu đạt khoảng 20% diện tích đất.

Bên cạnh đó cần bảo tồn, chăm sóc các tuyến cây xanh đường phố lâu năm sẵn có, tạo dấu ấn đặc trưng cho từng tuyến phố (Nguyễn Du, Lò Đúc...). Tăng cường mạng lưới cây xanh trên các tuyến đường mới mở, phủ xanh các tuyến đường trên cao, đường sắt đô thị bằng các giải pháp phù hợp (cây leo, chậu cây)…

Còn tại khu vực phát triển mới (khu vực nội đô mở rộng, phía Đông Vành đai 4 và phía Bắc sông Hồng), cần kêu gọi đầu tư tăng số lượng công viên, vườn hoa, đảm bảo diện tích các loại công viên theo tiêu chuẩn và tăng cường loại hình công viên chuyên đề.

Quy hoạch không gian xanh: Đưa Thủ đô hướng tới phát triển bền vững - 3

Cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp để duy trì, phát triển hệ thống công viên, cây xanh, mặt nước của thành phố một cách bền vững, đáp ứng mục tiêu quy hoạch và tạo bản sắc đô thị. Ảnh minh họa

Đối với mặt nước đô thị cần được quy hoạch đồng bộ, gắn với cây xanh thành một nhất thể để tăng cường hiệu quả phục vụ đô thị. Quản lý quỹ đất dọc sông để tăng cường cây xanh hai bên sông. Chú trọng giải pháp tự nhiên để tránh sụt lở đất và làm sạch nước, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tạo dáng vẻ tự nhiên cho đường kè, như dùng gạch block có lỗ kết hợp trồng cỏ để hạn chế ảnh hưởng đến khả năng tự thấm hút của bờ sông, bờ hồ.

Ở tầm bao quát, KTS Trần Ngọc Chính nêu, các giải pháp bảo vệ, phục hồi và phát triển hệ thống cây xanh, mặt nước thành phố Hà Nội có thể đến từ việc cần phải hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về quản lý hồ và cây xanh; xây dựng luật về cây xanh đô thị; hạn chế những yếu kém quản lý cây xanh đô thị bằng cách đánh giá lại công tác quy hoạch cây xanh trong đô thị.

“Quy hoạch không gian xanh phải được xem là một thành phần không thể thiếu trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị. Các giải pháp quy hoạch không gian xanh cần được xem xét kỹ hơn về các yếu tố thiên nhiên và làm rõ vai trò điểm nhấn để tạo bản sắc trong đô thị. Đặc biệt, công tác quy hoạch, bảo vệ và bảo tồn cây xanh, mặt nước cần có sự tham gia của cộng đồng. Vì đây là một hoạt động bảo vệ môi trường đô thị, cần phải xã hội hóa nhằm huy động mọi nguồn lực” - KTS Trần Ngọc Chính nêu.

Còn theo PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến - nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), đô thị xanh đang trở thành một xu hướng phát triển của các đô thị bởi con người luôn hướng tới một không gian sống thoáng đãng, trong lành, gần gũi với thiên nhiên. Quy hoạch đô thị Hà Nội cần phải đặt yếu tố “xanh” lên hàng đầu.

"Không gian xanh đô thị không chỉ có cây xanh đường phố, công viên, mặt nước mà cần phải có cái nhìn toàn diện hơn bao gồm các hành lang xanh, vành đai xanh, nêm xanh, đô thị sinh thái, công viên sinh thái, khu sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, vùng trồng hoa, vùng bảo tồn cây xanh, trục xanh cảnh quan", nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật nhấn mạnh.

Hà Nội xây dựng mới 6 công viên
Nhằm thực hiện chỉ tiêu "Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố" tại Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025.
Theo kế hoạch, sẽ đầu tư xây dựng mới 6 công viên, gồm: Công viên Chu Văn An, trên địa bàn huyện Thanh Trì, quy mô 50,93ha, do UBND huyện Thanh Trì đầu tư thực hiện; Công viên và hồ điều hòa CV1 Khu đô thị mới Cầu Giấy, diện tích khoảng 31,7ha, do Cty CP đầu tư và phát triển đô thị Sài Đồng thực hiện, Công ty TNHH Phát triển công viên Trung tâm là doanh nghiệp dự án; Công viên Khu đô thị Tây Nam Hà Nội, diện tích 11,2ha, do Công ty TNHH VNT thực hiện; Công viên văn hóa Kim Quy, diện tích khoảng 101,09ha, nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt trời; Công viên hồ Phùng Khoang, diện tích khoảng 11,8ha, do Liên danh Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội và Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng đô thị thực hiện; Công viên văn hóa - Vui chơi, giải trí, thể thao quận Hà Đông, diện tích khoảng 96,7ha do UBND quận Hà Đông thực hiện.
Đây đều là những công viên đang trong giai đoạn điều chỉnh, hoàn thiện thủ tục đầu tư và đã thi công một số hạng mục. Về việc triển khai 6 công viên này, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo, đối với các dự án ngoài ngân sách chậm tiến độ, yêu cầu nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ và chỉ đạo các sở, ngành tháo gỡ khó khăn vướng mắc liên quan đến GPMB, cấp phép đầu tư, gia hạn thời gian thực hiện dự án.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chắp cánh cho văn hóa, thể thao và du lịch Hà Nội vươn cao
    Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có sự cập nhật về “Phát triển văn hóa, thể thao và du lịch”, hứa hẹn sẽ chắp cánh cho Hà Nội phát triển mạnh các lĩnh vực này. Thông qua đó, văn hóa – thể thao – du lịch Thủ đô phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế theo định hướng của Trung ương cũng như mục tiêu của Hà Nội.
  • [Podcast] Dáng quê
    Chúng ta ai cũng có một quê hương của riêng mình. Ở đó đôi khi chỉ giản đơn là một con đường, hàng cây, bờ tre, khóm chuối… Nhưng đó cũng là những hình ảnh thân thương gắn liền với ngày tháng tuổi thơ. Hôm nay podcast Tản văn được gửi đến quý vị và các bạn tác phẩm “Dáng quê” của tác giả Kim Loan.
  • Nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư, tạo nguồn lực phát triển Hà Nội
    Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi chỉnh lý gồm 7 chương và 55 điều (giảm 4 Điều so với Dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, tháng 10/2023), trong đó đã tiếp thu, chỉnh lý trong toàn bộ 55 Điều, bỏ 6 Điều, bổ sung mới 2 Điều. Nổi bật, Điều 43 tại Dự thảo Luật Luật Thủ đô (sửa đổi) cho thấy nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi để góp vào sự phát triển Thủ đô.
  • Chương trình nghệ thuật mùa Vu Lan 2024: Ý nghĩa văn hóa hiếu đạo
    Chương trình nghệ thuật “Vu Lan - Đạo Hiếu và Dân tộc” sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 10/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, tường thuật trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình An Viên cùng các trang mạng xã hội.
  • Tạp chí Anh đề xuất Hội An là điểm đến tuyệt vời để du lịch vào tháng 7
    Tạp chí Time Out của Anh đã đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu thế giới để du lịch vào tháng 7. Trong đó, Hội An xếp vị trí thứ 7.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội bắt đầu chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng không dùng tiền mặt
    Mục tiêu của Bảo hiểm xã hội Hà Nội là tăng tỷ lệ người nhận các chế độ bảo hiểm xã hội qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ...
  • Chùm 2 bài thơ: Sao rơi và Thuộc về nhau của tác giả Ngọc Thông
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Ngọc Thông.
  • Phát hành bộ tem "Cây chè"
    Ngày 21-5, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem “Cây chè”. Bộ tem gồm 2 mẫu tem và 1 blốc, giá lần lượt là 4.000 đồng, 12.000 đồng và 15.000 đồng.
  • Những con phố Hà Nội rợp sắc hoa tháng 5
    Suốt 4 mùa, mỗi con đường, góc phố của Thủ đô đều được tô điểm bởi sắc hoa. Có những loài hoa đã trở thành nét đặc trưng tiêu biểu cho từng tháng, từng mùa. Nếu hoa sữa gắn liền với mùa thu, với cái rét đầu đông thì hoa ban sẽ gọi Xuân về. Nhưng có lẽ, khoảng thời gian phố phường Hà Nội rực rỡ nhất chính là mùa hè, là tháng 5 với muôn vàn sắc thắm…
  • Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây
    Sáng ngày 20/5/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh quỷ Thiểm Tây và thành phố Tây An.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
Quy hoạch không gian xanh: Đưa Thủ đô hướng tới phát triển bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO