Chuyển động Hà Nội

Hà Nội chính thức ban hành bộ quy tắc ứng xử văn hóa xe buýt

Văn Thiện 14:17 17/10/2023

Hành khách không nói to, nói tục, chửi bậy, gây ồn ào, mất trật tự trên xe; không mang hàng hóa, hành lý cồng kềnh lên xe; không viết bậy, bôi bẩn thiết bị, tài sản trên xe; không mang phương tiện, vật liệu dễ cháy, nổ lên xe; không thực hiện hành vi quấy rối (trêu ghẹo, sàm sỡ…) đối với hành khách trên xe.

quy-tac-cnlx(1).jpg

Chiều 16-10, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã triển khai “Bộ quy tắc ứng xử dành riêng cho công nhân lái xe, nhân viên phục vụ và hành khách trên xe buýt” nhằm nâng cao chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên xe buýt, xây dựng văn hóa xe buýt ngày càng gần gũi, văn minh hơn với người dân Thủ đô.

Bộ quy tắc ứng xử được tuyên truyền rộng rãi trên 84 tuyến của 7 xí nghiệp hoạt động vận tải hành khách công cộng trực thuộc Transerco, 23 nhà chờ của tuyến buýt nhanh BRT (Kim Mã - Yên Nghĩa) và các bến xe: Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm, Yên Nghĩa, Sơn Tây, Đan Phượng.

Các đơn vị trực thuộc theo đó đã triển khai dán maket bộ quy tắc ứng xử trên 84 tuyến của 7 xí nghiệp hoạt động vận tải hành khách công cộng trực thuộc Tổng Công ty, 23 nhà chờ BRT.

Đồng thời dán tại một số bến xe: Bến xe Giáp Bát, Bến xe Mỹ Đình, Bến xe Gia Lâm, Bến xe Yên Nghĩa, Bến xe Sơn Tây, Bến xe Đan Phượng.

quy-tac-cnlx-1-.jpg

Với hình thức trên, bộ quy tắc ứng xử dành cho công nhân lái xe, nhân viên phục vụ và hành khách trên xe buýt sẽ tiếp cận được với đông đảo hành khách sử dụng dịch vụ xe buýt thuộc các tầng lớp cũng như độ tuổi khác nhau.

Theo đó, bên cạnh việc phải tuân thủ những quy tắc chung, công nhân lái xe, nhân viên phục vụ và hành khách cần nâng cao nhận thức về những hành vi không được thực hiện trên xe buýt.

Đối với công nhân lái xe và nhân viên phục vụ, cần tuân thủ luật An toàn giao thông cũng như điều chỉnh hành vi, cách ứng xử trong những tình huống cụ thể; Hướng dẫn và giúp đỡ hành khách lên, xuống xe; Đeo thẻ và mặc đồng phục đúng quy định.

Công nhân lái xe và nhân viên phục vụ không thực hiện những hành vi gây nguy hiểm cho hành khách và người đi đường, không thể hiện thái độ khiếm nhã khi hành khách góp ý về dịch vụ và không sử dụng các thiết bị di động khi phục vụ hành khách.`

Đối với hành khách sử dụng dịch vụ xe buýt của Tổng công ty Vận tải Hà Nội, hành khách cần tuân thủ những quy tắc về giữ gìn trật tự, an ninh và tôn trọng nội quy trên xe; Nhường nhịn và giúp đỡ những hành khách là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em; Chấp hành sự sắp xếp và điều hành của nhân viên phục vụ trên xe. Hành khách không gây mất trật tự trên xe và làm ảnh hưởng đến những người xung quanh; Không mang hàng hóa cồng kềnh lên xe; Không viết vẽ bậy hay bôi bẩn lên tài sản trên xe; Không mang vật liệu dễ cháy nổ lên xe; và Không thực hiện các hành vi quấy rối đối với những hành khách khác trên xe.

Thông thường, hành khách và những công nhân viên phục vụ trên xe buýt luôn có mối tương tác trong suốt hành trình xe chạy trên tuyến. Vì vậy, không thể chỉ nói đến văn hóa người phục vụ mà bỏ qua văn hóa của hành khách.

Do vậy, để xây dựng văn hóa xe buýt, rất cần sự thay đổi ý thức của mỗi cá nhân, sự chung tay của tất cả mọi người./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội chính thức ban hành bộ quy tắc ứng xử văn hóa xe buýt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO