Chuyển động Hà Nội

Quận Tây Hồ: Đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án phát triển Công nghiệp văn hóa giai đoạn 2022-2025

Thu Trang 15/10/2023 13:29

Bám sát chủ đề năm 2023 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ quyết tâm đoàn kết thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ của năm, qua 9 tháng đã gặt hái được nhiều thắng lợi mới, tạo đà phát triển trong thời kỳ mới, đưa quận Tây Hồ trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô.

abth.jpg
Quận Tây Hồ tổ chức phát động cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long" năm 2024.

Theo đó, trong 9 tháng đầu năm 2023, Kinh tế xã hội tiếp tục được duy trì và có chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực. Hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi và phát triển tốt. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 14%. Doanh thu thương mại, dịch vụ, du lịch tăng 55,8% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó doanh thu dịch vụ, du lịch đạt 11.078,9 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 14% trong tổng doanh thu của loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Số doanh nghiệp, hộ kinh doanh thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng cao. Thu, chi ngân sách quận đảm bảo cân đối. Quận đã hoàn thành công tác di dời các phương tiện thủy ở khu vực đầm Bảy ra khỏi Hồ Tây. Công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước được đẩy mạnh, phát huy hiệu quả, đứng thứ 4/30 quận, huyện toàn Thành phố.

Lĩnh vực văn hóa, xã hội, tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển Công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ giai đoạn 2022-2025; định hướng đến năm 2030, Quận đã tăng cường truyền thông, quảng bá tiềm năng, lợi thế về văn hóa, lịch sử, cảnh quan thiên nhiên của quận Tây Hồ và hình ảnh các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của quận Tây Hồ với thông điệp “Tây Hồ - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”. Vừa qua, quận Tây Hồ lần đầu tiên tổ chức phát động cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long”, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng rộng rãi của dư luận.

Ngay từ đầu năm 2023, Ban chỉ đạo công nghiệp văn hóa (CNVH) quận Tây Hồ tổ chức họp, phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ đạo, rà soát các nội dung nhiệm vụ thực hiện công tác phát triển CNVH trên địa bàn quận; đồng thời chỉ đạo các phòng, ngành liên quan, UBND các phường nghiên cứu đề xuất các Đề án, Kế hoạch cụ thể thực hiện nhiệm vụ phát triển CNVH trên từng lĩnh vực, từng địa bàn. Tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá, tổng hợp thực trạng các thiết chế văn hóa trên địa bàn trong đó có trung tâm văn hóa - thể thao quận, phường, các nhà sinh cộng đồng và các di tích lịch sử - văn hoá. Trên cơ sở rà soát, tổng hợp danh mục các thiết chế văn hoá cần tu bổ, tôn tạo, cải tạo, chỉnh trang.

Quận đã cải tạo sửa chữa đối với 22 nhà sinh hoạt cộng đồng và sân chơi khu dân cư; đang triển khai thực hiện 09 dự án tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo các đơn vị lập hồ sơ báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo đối với 08 di tích xuống cấp trên địa bàn.

Bên cạnh đó, quận tập trung đẩy mạnh công tác đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật, vườn hoa trên địa bàn nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cảnh quan đô thị góp phần phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận. Với 17 dự án được triển khai, đến nay đã đưa vào sử dụng đối với 01 dự án; đang triển khai thi công đối với 10 dự án và tiếp tục triển khai thực hiện dự án đối với 06 dự án.

dong-co.jpeg
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao bằng chứng nhận Hội thế Trung hiếu đền Đồng Cổ là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Công tác đầu tư các dự án phát triển làng nghề, không gian văn hóa nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn quận được chú trọng. Hiện Quận đang triển khai thực hiện dự án Phục dựng mô hình nghề sản xuất truyền thống làm giấy Dó thuộc làng Yên Thái xưa (giai đoạn 2); dự án Xây dựng HTKT khu vực Không gian văn hóa phố đi bộ Trịnh Công Sơn, phường Nhật Tân; dự án Xây dựng HTKT điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề trồng đào Nhật Tân gắn với phát triển dịch vụ du lịch, văn hóa ; dự án Xây dựng HTKT điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề trồng quất Tứ Liên gắn với phát triển dịch vụ du lịch, văn hóa; dự án giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề phường Phú Thượng gắn với phát triển dịch vụ du lịch, văn hóa ...

Đã tổ chức thành công Lễ hội truyền thống kỷ niệm 995 năm Đền Đồng Cổ và Lễ Công bố Quyết định ghi danh Hội thề trung hiếu đền Đồng Cổ vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia; xây dựng kế hoạch thực hiện việc đề xuất ghi danh nghề truyền thống Xôi Phú Phượng, ướp trà sen Quảng An, trồng hoa đào Nhật Tân vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đặc biệt tổ chức nghi lễ Hội thề Trung hiếu Đền Đồng Cổ quy mô cấp quận được Sở VH&TT đánh giá cao, người dân ghi nhận và tích cực tham gia vào các hoạt động.

Quận tổ chức tái khởi động Không gian biểu diễn nghệ thuật ẩm thực đường phố quận Tây Hồ với Chương trình nghệ thuật. Có những con đường thu hút trên 5.000 khán giả, được người dân trên địa bàn ghi nhận, đánh giá cao. Từ tháng 6-2022 đến nay, tổ chức 189 chương trình nghệ thuật sự kiện văn hoá, hoạt động văn hoá văn nghệ - thể dục thể thao. Đồng thời, tổ chức các hoạt động, sự kiện tạo điểm nhấn như: Giao lưu văn hóa Việt - Hàn, Chương trình Trồng cây Hữu nghị … đã thu hút được sự quan tâm, tham gia của đông đảo nhân dân, du khách đến với tuyến phố đi bộ.

hang(1).jpg
Đồng chí Lê Thị Thu Hằng - Thành uỷ viên, Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch HĐND quận chia sẻ tại hội nghị lần thứ 17, BCH Đảng bộ Quận khoá VI nhiệm kỳ 2020-2025.

Đồng chí Lê Thị Thu Hằng - Thành uỷ viên, Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch HĐND quận chia sẻ trong thời gian tới cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và mở rộng giao lưu, hợp tác về phát triển công nghiệp văn hóa. Thực hiện số hoá 3D các di tích lịch sử - văn hoá đã được xếp hạng trên địa bàn quận; cập nhật thông tin, dữ liệu hình ảnh về di tích để phục vụ công tác quản lý nhà nước và khai thác phục vụ phát triển dịch vụ du lịch, xây dựng trang web “Tây Hồ 360” đăng tải tin bài, hình ảnh quảng bá về du lịch, dịch vụ, các di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến và các lễ hội, làng nghề truyền thống của Tây Hồ.

Có chính sách thu hút các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cùng tham gia phát triển công nghiệp văn hóa. Chú trọng nguồn nhân lực làm công tác văn hóa từ cán bộ văn hóa cơ sở đến các hạt nhân tham gia văn hóa văn nghệ trong nhân dân như các văn nghệ sỹ trên địa bàn Quận. Quận tổ chức tri ân những đóng góp của các văn, nghệ sỹ đối với các phong trào văn hóa - văn nghệ của địa phương.

Tổ chức các sự kiện văn hoá: Lễ hội Xôi Phú Thượng, Hội thi Quất cảnh Tứ Liên, Đào Nhật Tân nhằm giới thiệu, quảng bá nét đẹp văn hoá truyền thống đặc sắc của địa phương gắn với các hoạt động vui chơi, văn hóa dân gian thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia gắn với xây dựng các không gian văn hóa sáng tạo hướng tới xây dựng Thành phố sáng tạo, Thành phố vì hòa bình.

Bí thư quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng khẳng định: Năm 2023 mở ra cho quận nhiều thời cơ, thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức tuy nhiên Đảng bộ và chính quyền cùng toàn thể nhân dân quận sẽ tiếp tục phấn đấu cùng nỗ lực đưa quận Tây Hồ trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Quận Tây Hồ: Đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án phát triển Công nghiệp văn hóa giai đoạn 2022-2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO