Chuyển động Hà Nội

Hà Nội 6 tháng đầu năm 2024: Kinh tế tăng trưởng, an sinh xã hội được đảm bảo

Văn Thiện 16:34 03/07/2024

Theo Cục Thống kê Hà Nội, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023...

uo7e104d.png
Một góc thành phố Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh)

Ngay từ đầu năm, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành và địa phương thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Nhờ đó, kinh tế - xã hội Thành phố tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, an sinh xã hội được đảm bảo, kết quả chủ yếu các ngành, lĩnh vực trong quý II và 6 tháng đầu năm 2024.

Kinh tế tăng trưởng

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý II ước tính tăng 6,44% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực dịch vụ tăng 7,15%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,57%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,90%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,65%.

Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá (7,15%), đóng góp 4,75 điểm % vào mức tăng GRDP quý II, trong đó một số ngành, lĩnh vực tăng cao, đóng góp nhiều vào tăng trưởng chung của Thành phố: Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (bao gồm lĩnh vực du lịch, lữ hành) tăng 20,93%, đóng góp 0,72 điểm %; bán buôn, bán lẻ tăng 9,79%, đóng góp 0,98 điểm %; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 6,68%, đóng góp 0,12 điểm %; hoạt động chuyên môn khoa học, công nghệ tăng 6,51%, đóng góp 0,43 điểm %; giáo dục và đào tạo tăng 6,35%, đóng góp 0,24 điểm %; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 6,14%, đóng góp 0,58 điểm %; vận tải, kho bãi tăng 5,84%, đóng góp 0,50 điểm %; thông tin, truyền thông tăng 5,63%, đóng góp 0,81 điểm %. Các ngành dịch vụ khác tiếp tục duy trì tăng trưởng so với cùng kỳ: Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị- xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng tăng 4,9%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 3,48%; hoạt động nghệ thuật, vui chơi, giải trí tăng 3,25%; dịch vụ khác tăng 1,58%.

Khu vực công nghiệp - xây dựng ước tính quý II tăng 5,57% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 1,16 điểm % vào mức tăng GRDP của Thành phố. Trong đó: Ngành công nghiệp tăng 5,53%, đóng góp 0,71 điểm % (ngành chế biến, chế tạo tăng 4,76%; sản xuất phân phối điện tăng 14,81%; hoạt động cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 7,68%); ngành xây dựng tăng 5,64%, đóng góp 0,45 điểm % vào mức tăng chung.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản quý II ước tăng 1,90% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,04 điểm % vào mức tăng GRDP. Trong quý II, lúa và cây màu sinh trưởng, phát triển tốt; tổng đàn vật nuôi tăng khá, chăn nuôi gia súc, gia cầm ổn định, không xảy ra dịch bệnh lớn, giá thịt lợn hơi có xu hướng tăng nhẹ đã tác động tích cực đến hoạt động tái đàn tại các hộ chăn nuôi.

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm quý II ước tính tăng 4,65%, chiếm 0,49 điểm % tăng trưởng GRDP của Thành phố.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, GRDP của Thành phố ước tính tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 5,53%; quý II tăng 6,44%). Tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm nay tăng nhẹ so với mức tăng 5,86% của cùng kỳ năm trước nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, xuất khẩu gặp khó khăn, sức mua thị trường nội địa chững lại, mức tăng trưởng quý II cao hơn 0,91 điểm % so với quý I là rất quan trọng và đáng ghi nhận.

Khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm ước tính tăng 6,55% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 5,91%; quý II tăng 7,15%), đóng góp 4,41 điểm % vào mức tăng GRDP, trong đó một số ngành tăng trưởng khá, đóng góp nhiều vào mức tăng trưởng GRDP 6 tháng như: Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 18,86%, đóng góp 0,7 điểm % vào mức tăng chung; bán buôn, bán lẻ tăng 8,91%, đóng góp 0,91 điểm %; dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 7,78%, đóng góp 0,13 điểm %; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 6,31%, đóng góp 0,6 điểm %; hoạt động chuyên môn khoa học, công nghệ tăng 6,29%, đóng góp 0,4 điểm %; giáo dục và đào tạo tăng 6,23%, đóng góp 0,24 điểm %; vận tải, kho bãi tăng 5,2%, đóng góp 0,44 điểm %; thông tin, truyền thông tăng 4,77%, đóng góp 0,72 điểm %. Các ngành dịch vụ khác tiếp tục duy trì tăng trưởng so với cùng kỳ: Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị- xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng tăng 4,55%; hoạt động nghệ thuật, vui chơi, giải trí tăng 3,81%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 3,26%; kinh doanh bất động sản tăng 2,82%; dịch vụ khác tăng 0,67%.

Khu vực công nghiệp và xây dựng 6 tháng đầu năm 2024 ước tính tăng 5,37% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 5,12%; quý II tăng 5,57%), đóng góp 1,04 điểm % vào mức tăng GRDP. Ngành công nghiệp những tháng đầu năm gặp khó khăn do nhiều ngành sản phẩm chủ lực sụt giảm, ước 6 tháng giá trị tăng thêm đạt 5,33%, đóng góp 0,66 điểm %, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 4,53%, đóng góp 0,5 điểm %; sản xuất phân phối điện tăng 15,45%, đóng góp 0,11 điểm %; hoạt động cung cấp nước và xử lý, nước thải tăng 8,63%, đóng góp 0,05 điểm %. Ngành xây dựng 6 tháng đầu năm ước tăng 5,45%, đóng góp 0,38 điểm % vào mức tăng chung.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm ước tính tăng 2,94% so với cùng kỳ năm 2023 (quý I tăng 4,19%; quý II tăng 1,90%), đóng góp 0,07 điểm % vào mức tăng GRDP. Những tháng đầu năm, trên địa bàn Thành phố không xuất hiện dịch bệnh lớn, hoạt động tái đàn được quan tâm, đàn lợn hiện có tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước; đàn gia cầm tăng 1,4%; đàn trâu tăng 2,1%. Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục cơ cấu lại ngành trồng trọt theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, gieo cấy lúa chất lượng cao; mở rộng diện tích trồng rau, hoa, cây cảnh; tăng các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình GAP, VietGAP, rau hữu cơ.

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng 4,38% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 0,48 điểm % mức tăng GRDP chung.

Cơ cấu GRDP 6 tháng đầu năm 2024 theo giá hiện hành: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 2,18%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,3%; khu vực dịch vụ chiếm 66,91%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,61% (cơ cấu GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tương ứng là: 2,20%; 20,79%; 66,21% và 10,80%).

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ổn định; công tác chống hạn cho cây trồng vụ Xuân được triển khai sớm; năng suất lúa vụ Xuân tăng so với cùng kỳ. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển, dịch bệnh được kiểm soát, giá thịt lợn hơi có xu hướng tăng trong quý II góp phần giảm bớt áp lực về chi phí, tạo động lực các hộ chăn nuôi mở rộng đàn. Hoạt động trồng rừng, bảo vệ và phòng chống cháy rừng được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện.

Việc làm, an sinh xã hội được đảm bảo

Thành phố tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động trên địa bàn. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, toàn Thành phố giải quyết việc làm cho 124,9 nghìn lao động, đạt 75,7% kế hoạch năm, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội cho đối tượng nghèo, đối tượng chính sách xã hội vay với tổng số tiền là 2,1 nghìn tỷ đồng, giúp tạo việc làm cho 37,3 nghìn lao động; Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức thành công 128 phiên giao dịch việc làm (trong đó 103 phiên hàng ngày, 04 phiên chuyên đề, 08 phiên trực tuyến kết nối với các tỉnh, 12 phiên lưu động, 01 phiên lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật) với 3.746 đơn vị, doanh nghiệp tham gia và 27,2 nghìn lượt lao động được phỏng vấn, kết quả có 8,7 nghìn người được tuyển dụng sau khi kết thúc phiên giao dịch; có 2,2 nghìn người được giải quyết đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng tại thị trường Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc; 76,7 nghìn người tự tạo việc làm qua tư vấn, giới thiệu việc làm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm trên địa bàn Thành phố. Cũng trong 6 tháng đầu năm nay, Thành phố ra quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho 35,9 nghìn người, giảm 12,9% so với cùng kỳ năm 2023 với số tiền hỗ trợ 1.088 tỷ đồng; 100% trường hợp đề nghị hưởng BHTN được tư vấn tìm việc làm mới, trong đó hỗ trợ đào tạo nghề cho 385 người với số tiền 1,5 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm, công tác bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội được Thành phố và các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Hoạt động hỗ trợ, thăm hỏi, tặng quà được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng.

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Thành phố đã tặng hơn 2,2 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách ưu đãi, người có công, hộ nghèo, cận nghèo, người cao tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, công nhân viên chức lao động đã nghỉ hưu, mất sức với tổng số tiền 1.033 tỷ đồng, đạt 186,5% kế hoạch tặng quà của Thành phố, tăng 198,6 tỷ đồng, tương đương tăng 23,8% so với kết quả tặng quà Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Trong 6 tháng đầu năm, Thành phố đã tiếp nhận và giải quyết 5,2 nghìn hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi người có công và thân nhân người có công; tổng kinh phí chi cho công tác ưu đãi người có công là 1.252 tỷ đồng, trong đó thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80 nghìn người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với số tiền 1.094 tỷ đồng; chi trả trợ cấp một lần 88 tỷ đồng; chi điều dưỡng người có công 35 tỷ đồng; chi quà Tết 35 tỷ đồng. Cũng trong thời gian này, Thành phố đã khởi công xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 686 hộ nghèo, hộ cận nghèo tại 15 huyện, thị xã đạt 94,7% kế hoạch năm, trong đó 272 nhà đã hoàn thành với tổng số tiền giải ngân 30,8 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành 100% kế hoạch sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo trước 30/9/2024.

Đến nay, toàn Thành phố có trên 203 nghìn đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng với tổng kinh phí chi trả 6 tháng đầu năm 2024 là 896,9 tỷ đồng. Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng 3.020 đối tượng bảo trợ xã hội là người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật, trẻ em bị mất nguồn nuôi dưỡng và các đối tượng bảo trợ xã hội khác tại các cơ sở trợ giúp xã hội của Thành phố với mức trợ cấp nuôi dưỡng thấp nhất là 1,8 triệu đồng/người/tháng và chi khác 350 nghìn đồng/tháng./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt phiên bản mới 2 tác phẩm văn học kinh điển “Chuyện rừng xanh” và “Pinocchio”
    Hai tác phẩm kinh điển “Chuyện rừng xanh” và “Những cuộc phiêu lưu của cậu nhóc Pinocchio” vừa trở lại với bạn đọc trong diện mạo hoàn toàn mới. Phiên bản mới do NXB Hà Nội kết hợp với Crabit Kidbooks phát hành được chuyển ngữ bởi các dịch giả nổi tiếng Trịnh Lữ và Azura Nguyễn, được minh họa đẹp mắt bởi họa sĩ người Bỉ Quentin Gréban.
  • Nghề truyền thống làm diều sáo làng Bá Dương Nội
    Thả diều là thú chơi quanh năm của người làng Bá Dương Nội từ nhiều đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tích về hội diều vẫn tồn tại trong lòng mỗi người dân nơi đây như một dấu tích khó thể phai mờ. Ngày 21/2/2024, Hội thả diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà (Huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • “Trở về trong giấc mơ” – nhật ký xúc động viết từ cuộc chiến
    109 bức thư của liệt sĩ Trần Minh Tiến gửi cho người yêu Lưu Liên trong những năm tháng chiến tranh vừa được NXB Chính trị Quốc gia Sự thật giới thiệu tới bạn đọc trong cuốn “Trở về trong giấc mơ” (nhà văn Đặng Vương Hưng sưu tầm và tuyển chọn). Qua những trang nhật ký đầy xúc động, cuốn sách đã khơi nguồn cảm hứng giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về cuộc kháng chiến trường kỳ nhiều hy sinh, mất mát nhưng rất đỗi tự hào của dân tộc cũng như hoài bão, khát vọng cống hiến cho đất nước của thế hệ cha anh.
  • Lý do xe máy điện VinFast chinh phục dân văn phòng: Lướt êm, chi phí tiết kiệm
    Không đơn thuần là ủng hộ sống xanh, dân văn phòng dần yêu thích các mẫu xe máy điện của VinFast vì nhiều ưu điểm so với xe tay ga về chi phí, công nghệ và khả năng vận hành.
  • Vinamilk - Doanh nghiệp duy nhất của ngành sữa Việt Nam trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á
    Vinamilk nằm trong nhóm 150 doanh nghiệp đầu tiên của danh sách Fortune 500 Southeast Asia 2024 do Tạp chí Fortune (Mỹ) công bố lần đầu tiên, cũng là doanh nghiệp sữa duy nhất của Việt Nam trong bảng xếp hạng này.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội 6 tháng đầu năm 2024: Kinh tế tăng trưởng, an sinh xã hội được đảm bảo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO