Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Góp phần bồi đắp thêm nét đẹp văn hoá của người Hà Nội

Ly Ly 11/09/2023 20:46

Hoạt động kiểm tra việc triển khai 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố cần phải làm thường xuyên, liên tục để quy tắc ứng xử không chỉ dừng lại ở văn bản mà thực sự trở thành nếp nghĩ; điều chỉnh hành vi, thái độ; góp phần xây dựng và bồi đắp thêm nét đẹp văn hoá trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày của người Tràng An.

Để Quy tắc ứng xử trở thành điểm sáng tại mỗi địa phương

Ngày 11/9, Đoàn kiểm tra kết quả thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023 do đồng chí Bùi Minh Hoàng, Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hoá và Gia đình, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội làm Trưởng đoàn tiếp tục chương trình làm việc tại quận Thanh Xuân và huyện Hoài Đức.

5.jpg
Quảng cảnh buổi làm việc tại quận Thanh Xuân
6.jpg
Quảng cảnh buổi làm việc tại huyện Hoài Đức

Theo Báo cáo của đồng chí Ngô Minh Hồng, Trưởng phòng Văn hoá – Thông tin quận Thanh Xuân, bám sát chỉ đạo của Thành phố và hướng dẫn của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, UBND quận Thanh Xuân đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo hệ thống chính trị từ quận tới cơ sở; chỉ đạo phòng Văn hóa và Thông tin quận, UBND các phường tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đặc biệt, công tác tuyên truyền 02 bộ Quy tắc ứng xử được thực hiện sâu rộng tới các tổ chức đoàn thể, cấp ủy chi bộ và hệ thống chính trị cơ sở để cùng nắm và kiểm tra, thực hiện. Tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức được nhân dân ghi nhận đánh giá cao. Chỉ số hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính quận Thanh Xuân được nâng cao.

1(1).jpg
Đoàn kiểm tra tại phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân

Cùng với đó, việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng, triển khai tích cực từ mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn quận. Ý thức thực hiện văn minh đô thị tại các địa điểm công cộng được cải thiện rõ rệt. Quy tắc ứng xử đã thực sự trở thành nếp sống văn hóa của cán bộ, công chức và nhân dân quận Thanh Xuân.

Điểm sáng trong thực hiện Quy tắc ứng xử tại quận Thanh Xuân chính là quận đã tiếp tục duy trì, nhân rộng Mô hình Tổ dân phố văn hoá “5 không”: Không rác; Không có vi phạm pháp luật; Không để xảy ra trường hợp cháy nổ; Không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; Không vi phạm trật tự xây dựng.

7.jpg
3(2).jpg
Đường dây nóng được niêm yết tại UBND xã Yên Sở, huyện Hoài Đức

Trong khi đó, với Báo cáo của đồng chí Nguyễn Viết Thanh, Phó trưởng phóng Văn hoá –Thông tin huyện Hoài Đức, việc triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử của Thành phố đã được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND, sự phối hợp tích cực của Ủy ban MTTQ, các đoàn thể từ huyện đến xã; phát huy quyền làm chủ và mở rộng dân chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở. Thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng góp phần quan trọng trong thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng người Hoài Đức, Hà Nội thanh lịch, văn minh.

z4684222948793_8ff3f182b9a0ce0c8e4916ea9e93bdea.jpg
Đồng chí Nguyễn Trung Thuận, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức

Đồng chí Nguyễn Trung Thuận, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức đánh giá cao giá trị cũng như vai trò và tầm quan trọng của việc ban hành 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố. Theo đồng chí Nguyễn Trung Thuận, 02 bộ Quy tắc ứng xử là điểm nhấn, là thành công của Hà Nội trong việc xây dựng và tiếp nối nét đẹp trong văn hoá của người Hà Nội – Tràng An mà không phải bất cứ tỉnh thành nào trên cả nước có thể làm được.

Cần quan tâm tới kết quả toàn diện, bền vững

Phát biểu tại buổi kiểm tra, đồng chí Bùi Minh Hoàng, Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hoá và Gia đình, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội cho biết, mục đích của Đoàn kiểm tra không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt được những thành tựu, điểm sáng trong triển khai thực hiện quy tắc ứng xử tại các địa phương mà quan trọng nữa là được lắng nghe các đơn vị chia sẻ những vấn đề còn vướng mắc, tồn tại cũng như những kiến nghị, đề xuất của các đơn vị trong quá trình triển khai thực tế để quy tắc ứng xử ngày càng đi sâu vào thực tiễn. Thực hiện tốt Quy tắc ứng xử chính là góp phần nâng cao Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước. Đây cũng là nội dung được Trung ương và Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm triển khai trong thời gian này.

6(1).jpg
Đồng chí Bùi Minh Hoàng, Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hoá và Gia đình, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội

Ghi nhận thực tế tại quận Thanh Xuân và huyện Hoài Đức trong buổi kiểm tra cho thấy, UBND các quận, huyện đã cụ thể hóa nội dung bộ Quy tắc ứng xử và tuyên truyền trực quan tại trụ sở đơn vị, bộ phận một cửa của quận/phường bằng cách in bảng khổ lớn treo các sảnh đón tiếp, ở nơi dễ nhìn, dễ đọc.

Thái độ tiếp đón nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức niềm nở, thân thiện, văn minh, lịch sự và tạo thiện cảm và lòng tin trong nhân dân cũng như tổ chức, doanh nghiệp đến giao dịch.

Nhận diện Mô hình Bộ phận một cửa giải quyết thủ tục hành chính văn minh, thân thiện, chuyên nghiệp đã niêm yết cẩn thận tại vị trí trung tâm bộ phận một cửa. Cán bộ, công chức thực hiện nghiêm túc các tiêu chí của Mô hình như: đeo thẻ đầy đủ, trang phục đúng quy định. Xây dựng không gian nhiều cây xanh tại công sở; đảm bảo nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng.

3(3).jpg
Nhận diện Mô hình Bộ phận một cửa giải quyết thủ tục hành chính văn minh, thân thiện, chuyên nghiệp được niêm yết ngay từ ngoài cổng UBND quận Thanh Xuân
z4684231453816_30aefedb3edb930dcefd75ca488a665d.jpg
Nhận diện Mô hình Bộ phận một cửa giải quyết thủ tục hành chính văn minh, thân thiện, chuyên nghiệp được niêm yết ngay từ ngoài cổng UBND huyện Hoài Đức

Bên cạnh đó, ở cả hai địa phương, đều xuất hiện những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng gắn với thực hiện nếp sống văn minh trong quản lý di tích và lễ hội. Tại huyện Hoài Đức 100% di tích được niêm yết Quy tắc ứng xử nơi công cộng ở vị trí dễ quan sát để nhân dân và khách thập phương đến thực hành tín ngưỡng thực hiện. Tại đây không còn hiện tượng ăn mặc phản cảm, hở hang khi đến tham quan, hành lễ; thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự.

Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của quận Thanh Xuân và huyện Hoài Đức, bên cạnh những thành tựu, chuyến biến tích cực kể từ khi triển khai thực hiện 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố, vẫn còn những hạn chế, bất cập cần được các cấp chính quyền và nhân dân đồng tâm khắc phục để tiến tới đạt được những kết quả toàn diện, bền vững.

Một số tồn tại chưa giải quyết triệt để được như: một bộ phận không nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chưa thực sự thấm nhuần sâu sắc nội dung cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của Quy tắc ứng xử dẫn đến thực hiện chưa nghiêm túc nội quy, quy định tại nơi làm việc.

Đối với quận Thanh Xuân vẫn còn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng được gây mất mỹ quan; còn tình trạng đổ rác chưa đúng giờ, chưa đúng nơi quy định. Đặc biệt, trong thời gian Đoàn tiến hành kiểm tra thực tế tại bộ phận một cửa của phường Thanh Xuân Bắc vẫn còn tình trạng công dân trong trang phục không lịch sự (mặc quần đùi) khi đến giao dịch tại phường.

Còn ở huyện Hoài Đức, một số nơi, việc giao tiếp của người dân nơi công cộng vẫn chưa đúng mực; nói trống không hoặc xưng hô thiếu tôn trọng người khác.

Đề xuất với Đoàn kiểm tra, quận Thanh Xuân và huyện Hoài Đức mong muốn trong thời gian tới Thành phố xem xét ban hành chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm trong triển khai thực hiện quy tắc ứng xử.

4(1).jpg
Cây xanh được trang hoàng đẹp đẽ tại khu vực bảng tin và lối lên cầu thang tại phường Thanh Xuân Bắc

Để công tác triển khai 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố trở thành nề nếp, thói quen, chuẩn mực và dần đạt được kết quả toàn diện, bền vững đòi hỏi sự chung tay, chung sức, đồng lòng dựng xây của các cấp chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân. Tùy thuộc vào tình hình thực tế, mỗi địa phương áp dụng cách thức phù hợp đảm bảo các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân cùng đồng thuận thực thi đồng thời là người giám sát; người dân với có quyền lợi nhưng đồng thời cũng cần có trách nhiệm trong việc thực hiện 02 bộ Quy tắc./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.
  • Quận Tây Hồ: Nâng cao vai trò nêu gương trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU
    Vừa qua, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
  • Cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
    Đối với việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” trên địa bàn huyện Đông Anh, Bí thư Huyện uỷ Đông Anh Lê Trung Kiên đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy chủ trì, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc thực hiện Chỉ thị.
  • Chung sức đồng lòng thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” đã nêu rõ, lịch sử văn hiến hơn 1000 năm Thăng Long - Hà Nội hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô trong việc phát huy những phẩm chất của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, làm cho những giá trị đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các quan hệ xã hội, trong gia đình và từng người dân.
  • Xây dựng nhà trường trở thành cái nôi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách; giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong học sinh Hà Nội
    Thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU, ngày 19/02/2024 của Thành ủy Hà Nội về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, nhiều trường học trên địa bàn Thành phố đẩy mạnh các chương trình giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong học sinh Hà Nội; hoàn thiện các tiêu chí xây dựng “Trường học hạnh phúc”... Tiêu biểu trong số đó phải kể đến trường Tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa, Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Góp phần bồi đắp thêm nét đẹp văn hoá của người Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO