Tác giả - tác phẩm

Gợi ý các cuốn sách đọc vào kỳ nghỉ

Yến Ly 06:00 01/05/2023

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 này, nếu bạn không có kế hoạch đi chơi xa, không có những hành trình nhiều di chuyển thì việc khám phá những thế giới mới qua từng trang sách là một lựa chọn thú vị. Người Hà Nội xin gợi ý tới bạn một số đầu sách về chủ đề chiến tranh Việt Nam hoặc viết về thời kỳ chiến tranh rất thích hợp đọc trong những ngày này.

Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi

Được xuất bản lần đầu năm 1957, Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi là câu chuyện xoay quanh cuộc đời phiêu bạt của cậu bé An ở vùng Tây Nam Bộ những năm 1945. Trong bối cảnh Thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam, người dân Nam bộ đã phải bỏ nhà bỏ cửa để chạy giặc. Nhân vật An là một đại diện tiêu biểu cho những số phận lưu lạc từ cuộc chạy giặc đó. Giặc quấy phá, cuộc đời trôi dạt của một đứa trẻ sẽ gặp những chuyện gì? Làm sao để một đứa trẻ có thể sống sót trong bối cảnh ấy và liệu nó có thể sống sót được hay không? Và như một bến bờ cho những số phận lưu lạc ấy bám vào, neo đậu, chỉ còn cách đi theo du kích và làm Cách mạng, mới mong thay đổi được mọi thứ…

Năm 1997, cuốn tiểu thuyết được chuyển thể thành phim truyền hình mang tên Đất phương Nam. Cũng có thể nói rằng nhờ bộ phim mà cuốn tiểu thuyết được nhiều thế hệ người đọc biết đến hơn.

Năm 2022, dự án chuyển thể sang phim điện ảnh Đất rừng phương Nam được bắt đầu, do đạo diễn Nguyễn Quang Dũng sản xuất.

dat-rung-phuong-nam.jpg
Cuốn sách "Đất rừng phương Nam"

Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh

Có thể nói rằng Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là cuốn tiểu thuyết xúc động nhất về chiến tranh Việt Nam cho đến hiện nay. Nhiều nhà phê bình cho rằng cuốn tiểu thuyết là thành tựu lớn nhất của văn học đổi mới. Và đây cũng là tác phẩm văn học Việt Nam được nhiều người trên thế giới biết đến nhất. Ngoài các giá trị văn chương mà cuốn sách mang lại, cuốn sách còn nổi tiếng vì nhiều lý do như câu chuyện ra đời và xuất bản: Ra đời năm 1987 với tên gọi Thân phận của tình yêu, được xuất bản năm 1990 với tên Nỗi buồn chiến tranh, được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991, được dịch sang tiếng Anh từ năm 1993 và từng bị cấm phát hành tại Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2005. Năm 2006, cuốn sách mới được xuất bản phát hành trở lại. Và sách đã được dịch ra 15 thứ tiếng, được giới thiệu ở 18 quốc gia trên thế giới. Năm 2011, sách được giải thưởng châu Á của Nhật Bản. Năm 2016, Bảo Ninh được nhận giải thưởng văn học Sim Hun của Hàn Quốc với tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh.

Nỗi buồn chiến tranh là câu chuyện xoay quanh nhân vật Kiên – một người lính sống sót trở về sau chiến tranh. Chuyện được kể đan xen giữa quá khứ và hiện tại, những ám ảnh, dằn vặt và ký ức chiến tranh của Kiên – qua đó làm sống lại những khắc nghiệt trên chiến trường, những đau buồn, những bi kịch... Nỗi buồn chiến tranh vén ra bức màn mà sau đó là những con người không thoát được khỏi cuộc chiến khi đã trở về.

Năm 2022, cuốn tiểu thuyết đã được chuyển thể lên sân khấu kịch nói, với vở kịch mang tên Trái tim người Hà Nội, do Nhà hát Kịch Hà Nội dàn dựng.

noi-buon-chien-tranh.jpg
Cuốn sách "Nỗi buồn chiến tranh"

Tuổi thơ dữ dội – Phùng Quán

Là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Phùng Quán, Tuổi thơ dữ dội được xuất bản lần đầu năm 1988. Tác phẩm đã được trao giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam, giải thưởng Bộ Quốc phòng, giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, giải thưởng sách hay và đã được chuyển thể thành phim cùng tên.

Tuổi thơ dữ dội là câu chuyện xúc động viết về cuộc sống chiến đấu và sự hi sinh của những thiếu niên trong hang ngũ Đội thiếu niên trinh sát của trung đoàn Trần Cao Vân. Các nhân vật là những cậu bé, cô bé – dù xuất thân với hoàn cảnh khác nhau (con nhà nghèo, con của phó tổng trấn Trung Kỳ, con nhà nòi cách mạng, thợ rèn hay là một cậu bé trộm cắp ở chợ…) thì cuối cùng, tất cả đều có chung một mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi quân thù và đều chung một tinh thần sẵn sàng hi sinh vì Cách mạng.

Có thể coi cuốn sách cũng là một tài liệu quý để các thế hệ sau được biết về một thời kỳ lịch sử mà thế hệ cha ông đã đi qua. Dù thiếu thốn, nhiều nguy hiểm nhưng họ vẫn hạnh phúc khi được cùng san sẻ cho nhau từ củ sắn trừ bữa đến bao tải làm chăn hay những đói rét giữa núi rừng. Và hơn tất cả là lòng yêu nước, ý chí và tinh thần chiến đấu với một mục tiêu duy nhất: vì Tổ quốc.

tuoi-tho-du-doi.jpg
Cuốn sách "Tuổi thơ dữ dội"

Mãi mãi tuổi hai mươi – Nguyễn Văn Thạc

Mãi mãi tuổi hai mươi là một cuốn nhật ký dang dở của một liệt sĩ! Người liệt sĩ đó, tác giả cuốn sách là Nguyễn Văn Thạc - một người trai Hà Nội. Anh nhập ngũ năm 19 tuổi (1971) và đã hi sinh tại chiến trường Quảng Trị ngay một năm sau đó!

Cuốn sách là tập hợp tuyển chọn từ hàng trăm lá thư của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc với gia đình và bạn gái cùng những trang nhật ký của anh, do nhà thơ Đặng Vương Hưng giới thiệu và biên tập, xuất bản năm 2005.

Đọc từng trang sách, bước ra chân dung liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc là một người trai trí thức Hà Nội. Anh mang một tâm hồn thuần khiết, nhạy cảm và tràn đầy tình yêu quê hương đất nước bước vào cuộc chiến. Và đó cũng là hành trang anh mang theo trong suốt những tháng ngày hành quân.

Cuốn nhật ký giúp các thế hệ sau hình dung dễ hơn về tuổi trẻ của thế hệ cha anh, về tâm hồn, lý tưởng và góc nhìn cũng những thanh niên, sinh viên trong thời buổi chiến tranh đã qua ấy.

Năm 2012, cuốn sách đã được Hoàng Nhuận Cầm chuyển thể thành kịch bản phim Mùi cỏ cháy, do Nguyễn Hữu Mười đạo diễn.

mai-mai-tuoi-20.jpg
Cuốn sách "Mãi mãi tuổi hai mươi"

Quân khu Nam Đồng – Bình Ca

Quân khu Nam Đồng của nhà văn Bình Ca là cuốn tiểu thuyết được nhiều người yêu thích trong vài năm gần đây. Xuất bản lần đầu tiên năm 2015, tính tới nay cuốn sách này liên tục được tái bản liên tục mỗi năm.

Cuốn tiểu thuyết là một câu chuyện kể về tuổi thơ của một thế hệ từng chung sống trong một khu gia binh giữa lòng Hà Nội những năm tháng chiến tranh và bao cấp. Cuốn sách phô bày ra những điều rất đỗi chân thực về độ tuổi có nghịch ngợm, có lãng mạn có láu cá mà bất cứ ai cũng đã từng trải qua. Tác giả đã rất chân thực và khéo léo trong việc sắp xếp và kể lại bối cảnh chiến tranh và thời kỳ hậu chiến của câu chuyện – một giai đoạn lịch sử đặc biệt đã qua của nước ta, đặc biệt là giữa lòng Hà Nội.

Được viết bằng bút pháp hiện thực, Bình Ca có lối kể lôi cuốn, dí dỏm, ly kỳ và hấp dẫn. Cuốn sách khiến người đọc say sưa vui buồn cùng nhân vật, đã cầm lên tay là sẽ đọc tới trang cuối cùng mới thôi.

quan-khu-nam-dong.jpg
Cuốn sách "Quân khu Nam Đồng"

Bài liên quan
  • Gợi ý các đầu sách dành cho ai quan tâm phụ nữ
    Phụ nữ là một nửa của thế giới. Nếu không có họ cuộc sống sẽ rất nhàm chán, vô vị và thế giới này cũng trở nên vô nghĩa. Từ cổ chí kim đã có nhiều công trình nghiên cứu về họ. Nhân tháng Ba về, Người Hà Nội xin gợi ý một số đầu sách dành cho ai quan tâm phụ nữ.
(0) Bình luận
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Ra mắt bộ sách đặc sắc kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
    Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi (17/5/1925 – 17/5/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách đặc biệt gồm 8 tác phẩm tiêu biểu, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang nhằm tôn vinh một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài cuối)
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện trung thành và tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của Người; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước cách mạng, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
  • Quận Hoàn Kiếm: Tuyên dương giáo viên tiêu biểu, học sinh giỏi năm 2024 - 2025
    Chiều 19/5, UBND quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng giáo viên tiêu biểu và học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi cấp thành phố, quốc gia và quốc tế năm học 2024 - 2025.
  • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sở Du lịch Hà Nội tổ chức các hoạt động ý nghĩa
    Hòa chung không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động điểm nhấn, quảng bá hình ảnh Thủ đô và liên kết với các địa phương để phát triển du lịch Thành phố nói riêng, đất nước nói chung.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Gợi ý các cuốn sách đọc vào kỳ nghỉ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO