Hoạt động hội

Giới thiệu ca khúc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Yến Ly 15/12/2023 15:47

Hướng đến kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi giới thiệu các ca khúc về chủ đề này vào sáng 15/12 tại Hà Nội. Tới dự có đại diện Ban Chấp hành Hội cùng đông đảo hội viên, nhạc sĩ.

Có 12 ca khúc đã được giới thiệu, gồm: 60 năm Phòng không – Không quân những chặng đường vẻ vang của Ngọc Khuê; Khúc quân hành bất tử của Nha Cao (nhạc) – Lại Hồng Khánh (thơ); Tình yêu người lính biển của Huyền Ngọc; Xuân về trên đảo Trường Sa của Đỗ Văn Khoa; Đảo Sơn ca của Nguyễn Anh Trí (nhạc) – Lê Cảnh Nhạc (thơ); Về thăm đồng đội của Doãn Vỹ (nhạc) – Đỗ Sơn Hà (thơ); Tiếng gọi từ dòng sông của Hoàng Đạt; Khúc nhớ đồng đội của Lê Thống Nhất (nhạc) – Đoàn Sinh Hưởng (Thơ); Nữ anh hùng đầu tiên của Kim Phụng (nhạc) – Lê Ngọc Ngân (thơ); Tự hào chiến sĩ K10 Thừa Thiên Huế của Phạm Văn Giang; Cây đàn da cam của Thúy Hạnh; Bài ca đường Hồ Chí Minh trên biển của Ngọc Hòa.

4.jpg
Nhạc sĩ Nguyễn Quang Vinh - Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội chia sẻ tại buổi giới thiệu tác phẩm.

Các nhạc sĩ đã nhiệt tình, cởi mở trong góp ý và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về các ca khúc được giới thiệu, từ những ưu điểm đến khuyết thiếu ở từng tác phẩm.

Đại diện Ban Chấp hành Hội, nhạc sĩ Vũ Thiết - Ủy viên Ban Chấp hành Hội bày tỏ sự ngạc nhiên, thích thú ở các tác phẩm vẫn giữ phong độ của nhạc sĩ gạo cội hay những điều mới trong sáng tạo của các nhạc sĩ trẻ. “Ở các ca khúc phổ nhạc từ thơ, các nhạc sĩ nên cố gắng đừng để bị lệ thuộc quá vào thơ, mà hãy tạo đời sống mới cho tác phẩm bằng những sáng tạo của mình bằng chính giai điệu và những biến tấu lời cho phù hợp”, nhạc sĩ Vũ Thiết chia sẻ lưu ý.

3.jpg
Đại diện BCH Hội Âm nhạc Hà Nội trao quyết định kết nạp cho các hội viên mới.

Trong khuôn khổ chương trình, một số hội viên đã các hội viên đã được thưởng thức các tiết mục múa dân tộc và múa cồng chiêng do Trung tâm Nghệ thuật Mường truyền thống Vân Hòa biểu diễn.

1.jpg
Một tiết mục múa của Trung tâm Nghệ thuật Mường truyền thống Vân Hòa.

Cũng tại buổi sinh hoạt chuyên đề, Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức lễ kết nạp hội viên mới đợt 2 trong năm 2023 cho 5 đơn vị/ cá nhân bao gồm: Trung tâm Nghệ thuật Mường truyền thống Vân Hòa (Ba Vì, Hà Nội) là hội viên tập thể với đại diện là nhạc sĩ Xuân Vi; ông Tào Khánh Hưng, ông Nguyễn Đăng Tấn, bà Nguyễn Ngọc Thiện Thanh (chuyên ngành sáng tác); bà Nguyễn Thị Huyền (chuyên ngành biểu diễn)./.

kn...jpg
Đại diện Ban Chấp hành Hội chụp ảnh kỷ niệm cùng các nhạc sĩ.

Buổi giới thiệu ca khúc theo chủ đề hằng tháng là hoạt động chuyên đề của Hội Âm nhạc Hà Nội. Cho đến nay, Hội Âm nhạc Hà Nội có 590 hội viên, số lượng hội viên cao tuổi là 140 người. Nhạc sĩ Nguyễn Quang Vinh - Chủ tịch Hội cho biết, từ tháng 1/2024, Hội Âm nhạc Hà Nội sẽ có những đổi thay trong chương trình sinh hoạt chuyên đề. Theo đó, không chỉ giới thiệu tác giả - tác phẩm trong giới hạn là hội viên nữa mà sẽ có nhiều chương trình giới thiệu mở rộng, hứa hẹn nhiều thú vị hơn nhằm kích thích việc chia sẻ và sáng tác của đông đảo hội viên.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Giới thiệu ca khúc về Quân đội nhân dân Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO