Giáo sư, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới Vũ Khiêu qua đời, hưởng thọ 106 tuổi

KTĐT| 01/10/2021 12:04

Giáo sư, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới Vũ Khiêu đã qua đời vào lúc 12 giờ 37 phút ngày 30/9 tại Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội).

Theo thông tin từ gia đình, Giáo sư, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới Vũ Khiêu đã qua đời vào lúc 12 giờ 37 phút ngày 30/9 tại Bệnh viện Hữu Nghị, hưởng thọ 106 tuổi.
Trên trang thông tin cá nhân của cháu nội Giáo sư Vũ Khiêu đã bày tỏ: "Dẫu cuộc đời này như gió, như mây, như bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông luân chuyển, niềm vui chưa qua, nỗi buồn chợt đến... nhưng trong cuộc đời hãy cố gắng, dù chỉ một lần trồng cho mình một cây trúc như Tô Đông Pha từng nói... Ông đã từng trồng và để lại bao nhiêu câu trúc trong cuộc đời này? Sẽ chẳng có gì diễn tả được cái cảm giác thời gian ngừng lại và không phải cứ phủ những suy nghĩ hay những lời sáo rỗng lên nỗi đau thì chúng ta sẽ lớn hơn. Sự hụt hẫng và đau lòng không thể nào đong đếm được". Kèm theo những dòng chia sẻ, cháu của Giáo sư Vũ Khiêu đã đăng nhiều bức ảnh của ông nội cùng những kỷ niệm gắn bó giữa 2 ông cháu.
Giáo sư Vũ Khiêu - tên thật là Đặng Vũ Khiêu, sinh ngày 19/9/1916 tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. 
Giáo sư là người được thừa hưởng truyền thống hiếu học của gia tộc Đặng Vũ, sau khi tốt nghiệp tú tài trường Bonnal (Ngô Quyền - Hải Phòng) từ thời thuộc Pháp, ông đã bền bỉ nghiên cứu văn hóa Đông - Tây, từ cổ đại đến hiện đại.
Giáo sư Vũ Khiêu là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt  Nam  từ năm 1957. Ông từng giữ chức Phó Giám đốc Thông tấn xã Việt  Nam, Phó Chủ nhiệm ủy ban Khoa học xã hội, Viện trưởng Viện Triết học. 
Cuộc đời cách mạng và công tác của Giáo sư Vũ Khiêu phần lớn gắn bó với Hà Nội. Ông là trí thức tham gia cách mạng từ trước năm 1945 và đã từng hoạt động trên các lĩnh vực: Công tác Đảng, dân vận, chính quyền, quân đội và đối ngoại…
Các tác phẩm tiêu biểu như: Đẹp (1963), Cao Bá Quát (1970), Ngô Thì Nhậm (1976), Anh hùng và Nghệ sĩ (1972), Cách mạng và Nghệ thuật (1979), Nguyễn Trãi (1980), Bàn về Văn hiến Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng biên soạn tổng tập Ngàn năm Văn hiến Thăng Long (4 tập, nặng gần 27 kg), tham gia biên soạn bộ Bách khoa thư Hà Nội, trực tiếp thực hiện tác phẩm Lịch sử khoa học xã hội và nhân văn TP Hà Nội...
Trong cuộc đời của mình, Giáo sư được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như: Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng; Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1; Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; Huân chương Độc lập hạng Nhất...
Bài liên quan
  • Hội thảo khoa học Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh
    Ngày 28.4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám và các tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024), chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
(0) Bình luận
  • 17 ấn phẩm nhắc nhớ về một thời hoa lửa Điện Biên
    Nhân kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm thuộc nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kí, nhật kí, truyện tranh... Mỗi ấn phẩm như một mảnh ghép đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
  • Ra mắt truyện ký về cuộc đời Tổng Bí thư Trần Phú
    Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc truyện ký đặc sắc Trần Phú của nhà văn Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).
  • Ra mắt tập nhật ký "Con đường văn sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
    Trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 – 2024, sáng ngày 24/4, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt sách "Con đường văn sĩ" – nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ 1938 đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  • Thơ Nguyễn Đức Tùng - một buổi sáng chín
    Tôi muốn đánh thức “buổi sáng chín” của Nguyễn Đức Tùng để mở ra những trang thơ giàu tính sáng tạo của ông: Sau cái chết, nếu trở lại/ Anh sẽ trở lại vì một buổi sáng/ Một buổi sáng chín trên cành/ Như trái ổi xanh/ Bỗng chín/ Nhưng không rụng xuống/ Vì hãy còn xanh (Thời gian).
  • Ra mắt bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân”
    Bộ sách ra mắt bạn đọc đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - một bản anh hùng ca bất hủ gắn liền với tên tuổi và tầm vóc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, như một lời tri ân sâu sắc những công lao và cống hiến đặc biệt xuất sắc của ông đối với sự nghiệp cách mạng.
  • Thưởng thức triết học - Mỗi đứa trẻ là một triết gia
    Chiều ngày 20/4, tại Phố Sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm "Giao lưu giới thiệu bộ sách "Thưởng thức triết học – Mỗi đứa trẻ là một triết gia" do Nhà xuất bản Kim Đồng và Viện Pháp Hà Nội phối hợp tổ chức nhân dịp ra mắt bộ sách với chủ đề “Mỗi đứa trẻ là một triết gia”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Giáo sư, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới Vũ Khiêu qua đời, hưởng thọ 106 tuổi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO