Văn hóa – Di sản

Gắn biển Di tích lịch sử quốc gia bến Âu Lâu

Văn Thiện 07:32 07/05/2024

Di tích lịch sử bến Âu Lâu là nơi ghi dấu một thời cuộc đấu tranh chống quân xâm lược của quân và nhân dân Yên Bái cũng như của dân tộc Việt Nam. Bến Âu Lâu trước đây là con đường duy nhất đi vào khu vực phía Tây, trấn giữ vị trí cực kỳ quan trọng trong những năm kháng chiến chống Pháp...

dt_5520241235_z5410724066834_89e2404d31f6a0e2fd61b0d0fae158f1.jpg
Các đại biểu thực hiện nghi lễ gắn biển Di tích lịch sử cấp Quốc gia Bến Âu Lâu.

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 5/5, tại phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái đã diễn ra Lễ gắn biển Di tích lịch sử Quốc gia bến Âu Lâu.

Lễ gắn biển Di tích bến Âu Lâu là dịp tuyên truyền, giáo dục truyền thống kiên cường đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước của cha ông cho các thế hệ mai sau. Nơi đây cũng sẽ trở thành “địa chỉ đỏ” để giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ, thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với các thế hệ đi trước đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Di tích Lịch sử Quốc gia Bến Âu Lâu là địa danh ghi dấu một thời cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân dân Pháp. Khi đó, bến Âu Lâu là con đường duy nhất đi vào khu vực phía Tây, trấn giữ vị trí rất quan trọng. Từ nơi chỉ là một bến đò nhỏ qua lại của người dân đôi bờ, dần dần trở thành điểm nối lớn nhất và thuận tiện nhất với miền Tây Yên Bái và vùng Tây Bắc.

Trong những năm 1930 - 1945, bến Âu Lâu là nơi qua lại hoạt động của những nhà yêu nước và chiến sỹ cách mạng gắn bó chặt chẽ với phong trào yêu nước vùng Yên Bái, địa điểm đưa đón bí mật các cán bộ cách mạng qua lại chỉ đạo phong trào cách mạng địa phương.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi đây càng trở nên trọng yếu bởi bến Âu Lâu là nơi duy nhất có thể vận chuyển được các loại vũ khí hạng nặng như: Pháo mặt đất, pháo cao xạ, xe ô tô chở đạn dược, khí tài....

Vì vậy, nơi đây được tăng cường cả về cơ sở vật chất và nhân lực để gồng mình chống đỡ những trận bom mà vẫn chuyên chở hàng vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, thuốc men và con người ùn ùn vượt sông Hồng tham gia Chiến dịch Lý Thường Kiệt (năm 1951), Chiến dịch Tây Bắc, giải phóng Nghĩa Lộ (năm 1952) và đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7.5.1954, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam.

Với những dấu ấn lịch sử của mình, tỉnh Yên Bái đã cho xây dựng tượng đài "bến Âu Lâu lịch sử” - biểu tượng của tinh thần yêu nước, bất khuất, chiến đấu, hy sinh của quân và dân ta trong những năm tháng lịch sử oai hùng đó.

Sau gần 30 năm xây dựng và tồn tại, khu Di tích lịch sử quốc gia bến Âu Lâu xuống cấp. Trước thực trạng đó, tỉnh Yên Bái có chủ trương triển khai Dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo bến Âu Lâu gắn với chỉnh trang đô thị. Phương án mở rộng không gian Di tích lịch sử quốc gia bến Âu Lâu được xây dựng và giao cho UBND thành phố Yên Bái làm chủ đầu tư.

Năm 2020, thành phố Yên Bái đã tiến hành lập kế hoạch tôn tạo, tu bổ Di tích lịch sử quốc gia bến Âu Lâu. Dự án được thực hiện trong thời gian 3 năm (2021 – 2023) với tổng mức đầu tư gần 15 tỉ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%, còn lại là ngân sách của thành phố và các nguồn vốn hợp pháp khác. Công trình tôn tạo, tu bổ Di tích lịch sử quốc gia bến Âu Lâu là dự án có ý nghĩa rất quan trọng.

Sở VHTTDL đã phối hợp chặt chẽ với thành phố trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Dự án tôn tạo, tu bổ bến Âu Lâu được đưa vào sử dụng đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tháng 5.2024./.

Bài liên quan
  • Phát hành Bộ tem đặc biệt Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Chiều ngày 5/5 tại tỉnh Điện Biên, trong khuôn khổ Lễ khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), Bộ Thông tin và Truyền thông và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã chính thức phát hành bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Dạ thưa, xứ Huế bây chừ”: Góc nhìn trữ tình và chân thực về xứ Huế
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Dạ thưa, xứ Huế bây chừ”. Đây là tác phẩm mới nhất trong sê-ri sách du lịch, được viết bởi tác giả Nguyễn Thái Bình cùng với nhóm biên soạn. “Dạ thưa, xứ Huế bây chừ” không chỉ đơn thuần là một cuốn du ký, mà còn là một bộ bách khoa toàn thư mini về Huế - một trong những địa danh văn hóa đặc sắc của Việt Nam.
  • [Podcast] Bản “hòa âm Hà Nội lúc Tết đến xuân về
    Hà Nội những ngày Tết đến xuân về thật đặc biệt. Đó không chỉ là không khí rộn ràng của ngày Tết mà còn là cơn gió vừa đủ lạnh để mọi người xuýt xoa; nắng cũng vừa đủ ấm để muôn hoa chớm nở chào xuân. Trong không gian bình yên và dịu dàng ngập tràn sắc xuân của mảnh đất Thăng Long – Hà Nội, ta thấy xốn xang hơn và dường như Tết đang đến thật gần. Trong chuyên mục “Chuyện người Hà Nội” ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau hòa mình vào không khí những ngày cuối năm của Hà Nội.
  • Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch 174/KH-BVHTTDL tổ chức “Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới” Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025).
  • Lễ hội Khai ấn đền Trần Nam Định sẽ đảm bảo trật tự, an toàn và văn minh
    Lễ hội Khai ấn đền Trần tại TP Nam Định, tỉnh Nam Định Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ diễn ra từ ngày 8/2 đến 13/2 (tức ngày 11 đến 16 tháng Giêng âm lịch).
  • Miền Bắc mưa rét trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ
    Thời tiết Hà Nội, từ chiều tối và đêm 26-1 chuyển rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Hà Nội phổ biến 9-12 độ C.
Đừng bỏ lỡ
Gắn biển Di tích lịch sử quốc gia bến Âu Lâu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO