Ga Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội

19/07/2017 14:36

Đường Ga Đông Anh dài 1.600m, rộng 10,5m. Từ quốc lộ 3 (đường vào ga Đông Anh) đến ngã ba Ấp Tó, xã Uy Nỗ. Đường đi qua tổ dân cư 11 thị trấn Đông Anh, Xí nghiệp Vận tải đường sắt, Công ty Chiến thắng (Z 153) của Bộ Quốc phòng.

Đường Ga Đông Anh dài 1.600m, rộng 10,5m.

Từ quốc lộ 3 (đường vào ga Đông Anh) đến ngã ba Ấp Tó, xã Uy Nỗ.

Đường đi qua tổ dân cư 11 thị trấn Đông Anh, Xí nghiệp Vận tải đường sắt, Công ty Chiến thắng (Z 153) của Bộ Quốc phòng.

Nay thuộc thị trấn Đông Anh.

Tên đường mới đặt tháng 6/2008.

Ga Đông Anhgắn liền với cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Đông Anh trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Ga Đông Anh nằm trên tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai. Trước đây là tuyến đường sắt Hải Phòng – Vân Nam do Công ty Đường sắt Đông Dương – Vân Nam thi công. Đoạn Hải Phòng – Hà Nội thông xe năm 1902, đến Việt Trì năm 1903 và đến Lào Cai năm 1906. Sau năm 1954, tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên, Quán Triều được xây dựng, ga Đông Anh phục vụ hai tuyến đường sắt nói trên.

Ngày sau khi có Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, tại nhà ga xe lửa Đông Anh, ngày 16/4/1945 hơn 300 công nhân đã biểu tình đấu tranh đòi chủ xưởng phải phát “bông” mua gạo, vải.

Ngày 18/8/1945, chi bộ nhà ga xe lửa Đông Anh huy động công nhân, lực lượng tự vệ cùng với quần chúng nhân dân các xã Uy Nỗ, Nguyen Khê, Tiên Dương, Xuân Nộn biểu tình, thị uy, tước vũ khí của binh lính ở huyện lỵ. Từ mờ sáng ngày 21/8/1945, từng đoàn người rầm rập từ các ngả tiến về phố huyện với hàng ngũ uy nghiêm, khí thế bừng bừng.

Đoàn người hô vang các khẩu hiệu, tiến vào chiếm lĩnh huyện lỵ, sau đó vào phố Ga để kêu gọi binh lính đầu hàng nhưng không có kết quả. Ban chỉ huy đã hạ lệnh tấn công vào nhà ga xe lửa Đông Anh và đã giành thắng lợi. Sau khi làm chủ hoàn toàn huyện lỵ, Ủy ban khởi nghĩa đã tổ chức mít tinh và thành lập Ủy ban cách mạng lâm thời, thành lập Trung đội lực lượng vũ trang huyện Đông Anh.

Con đường mang tên Ga Đông Anh để ghi dấu sự kiện lịch sử đó.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Ga Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO