Văn hóa - Xã hội

Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo năm 2024 tại huyện Thường Tín

Văn Thiện 12/10/2024 07:44

Tối 11/10, Sở Công thương Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín (Hà Nội) khai mạc Festival làng nghề và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, làng nghề huyện Thường Tín năm 2024.

z5920355767510-0d6a5c3cb819459fe0a2ffc0077d0c48-1728658657616412869464-1728687831300109387796.jpg
Các đại biểu nhấn nút khai mạc sự kiện Festival tối 11/10 tại huyện Thường Tín

Sự kiện chào mừng 70 năm Giải phóng huyện Thường Tín (28/8/1954-28/8/2024) và 70 năm giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024 nhằm quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch.

Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo nói chung và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024 nói riêng nhằm hỗ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, nghệ nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội và huyện Thường Tín trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nghề truyền thống địa phương, sản phẩm OCOP, sản phẩm truyền thống làng nghề.

cc.jpg
Gian hàng của một hộ kinh doanh nem chua

Đồng thời tuyên truyền, kết nối quảng bá các hoạt động trình diễn nghề, trình diễn các quy trình sản xuất tiêu biểu, biểu diễn thực cảnh để quảng bá nghề, sản phẩm nghề truyền thống địa phương nhằm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghề và làng nghề phục vụ du lịch.

Hà Nội với 1.350 làng nghề với khoảng 176 nghìn hộ làm nghề, chiếm 45% tổng số làng nghề trong cả nước.

Riêng huyện Thường Tín được coi là "thủ phủ" của làng nghề, với 50 làng nghề được Ủy ban Nhân dân thành phố (tỉnh Hà Tây trước đây) công nhận và 81 làng có nghề, tiêu biểu trong số đó phải kể đến như sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái); nghề thêu tại các xã Quất Ðộng, Thắng Lợi, Dũng Tiến, Lê Lợi; nghề tiện gỗ ở làng Nhị Khê (xã Nhị Khê); nghề điêu khắc ở các làng: Nhân Hiền (xã Hiền Giang), Định Quán (xã Tiền Phong); mỹ nghề sừng Thụy Ứng (xã Hòa Bình); Hoa cây cảnh xã Hồng Vân, Vân Tảo; mộc xã Vạn Điểm, Thống Nhất, Tô Hiệu; mây tre đan xã Ninh Sở...

Thông tin về sự kiện Festival làng nghề, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản cho hay, thực hiện Kế hoạch số 273/KH-UBND ngày 22/8/2024 của UBND huyện Thường Tín về việc Tổ chức Festival làng nghề kỷ niệm 70 năm giải phóng huyện Thường Tín (28/8/1954 - 28/8/2024); 70 năm giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)...., trong khuôn khổ của Triển lãm, UBND huyện Thường Tín tổ chức Festival làng nghề. Đây là một sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa và nghề truyền thống của địa phương.

xxx.jpg
Người dân thăm quan, mua sắm tại sự kiện

"Huyện Thường Tín đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thời gian qua, với mục tiêu trở thành quận của Thủ đô Hà Nội vào năm 2030. Sự kiện Festival không chỉ mang tính chất kỷ niệm mà còn nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện trong phát triển kinh tế - xã hội, gắn với việc bảo tồn và phát triển văn hóa. Các hoạt động sẽ bao gồm Triển lãm trưng bày sản phẩm làng nghề, chương trình biểu diễn văn hóa văn nghệ, và các hoạt động đấu giá sản phẩm, tạo không khí sôi động cho cộng đồng", Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Công Thản cho biết.

Sự kiện này không chỉ ghi nhận những bước tiến trong phát triển kinh tế, mà còn nhấn mạnh bản sắc văn hoá của huyện – nơi có 81 làng có nghề, trong đó có 50 làng được UBND Thành phố (tỉnh Hà Tây trước đây) công nhận là làng nghề truyền thống.

Festival và triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín diễn ra từ ngày 11 đến 14/10 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao thông tin huyện Thường Tín./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Văn hóa Thủ đô 70 năm tự hào
    Ngày 10/10/1954, khi đoàn quân chiến thắng từ 5 cửa ô tiến vào Thủ đô Hà Nội, một thời kỳ phát triển mới hòa trong dòng chảy lịch sử ngàn năm của văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã được mở ra. Trải qua 70 năm, văn hóa Hà Nội dù gặp bao gian khó, thăng trầm, biến đổi, nhưng sức mạnh nội sinh chứa đựng vị thế, bản sắc riêng của mảnh đất là trái tim của nhân dân cả nước vẫn trụ vững trong tư thế hiên ngang, cao lớn, tự hào.
  • [Podcast] Tạo động lực phát triển văn hóa Thủ đô lên tầm cao mới
    Phát triển văn hóa là một trong những nội dung quan trọng, đã được Luật Thủ đô sửa đổi thể hiện và nhấn mạnh tại Điều 21 “Phát triển văn hóa, thể thao, du lịch” thuộc Chương III “Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô” với nhiều chính sách, cơ chế đặc thù để Hà Nội trở thành trung tâm văn hóa của cả nước. Các quy định mới, đặc thù về phát triển văn hóa và những điều luật khác liên quan trong Luật Thủ đô sửa đổi, là điều kiện thuận lợi để Hà Nội thực hiện thắng lợi Chương trình số 06-CTr/TU, Nghị qu
  • Về Hà Nội cùng Nguyễn Đình Thi
    Tháng 10 năm 1954, Chính phủ kháng chiến và những đoàn quân chiến thắng rời Việt Bắc về Hà Nội. Ngày 10/10/1954 chính thức đánh dấu Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng.
  • Văn hóa đọc là nét đẹp mang tính truyền thống của nhiều gia đình
    Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 đã thành công tốt đẹp. Cuộc thi đã đạt được mục đích lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trong mỗi gia đình, cộng đồng, hướng tới xây dựng và hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Thủ đô.
  • Học sinh Hà Nội không được dùng điện thoại trong lớp
    Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị không được để xảy ra tình trạng học sinh dùng điện thoại trên lớp nhưng không phục vụ học tập và không được giáo viên cho phép.
Đừng bỏ lỡ
Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo năm 2024 tại huyện Thường Tín
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO