"Đường lưỡi bò" lọt vào sách, giáo trình giảng dạy trong trường học: Con voi chui qua lỗ kim

KTĐT| 19/03/2021 11:31

Ngày 18/3, dư luận xôn xao khi biết tin trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã cho giảng viên và các sinh viên ngành Ngôn ngữ sử dụng giáo trình Nói 6 (Developing Chinese) có in bản đồ “đường lưỡi bò”. Không chỉ thế, phần khung chú thích còn in phóng to “đường lưỡi bò” ghi các từ tiếng Trung “Tây Sa”, “Nam Sa” (tên Trung Quốc dùng để gọi quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam).

Theo giải thích của Phó Hiệu trưởng trường Đại học (ĐH) Công nghiệp Hà Nội Bùi Thị Ngân, cuốn giáo trình này chỉ được dùng trong nhà trường, hiện có 101 sinh viên đang theo học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc. Ngay khi phát hiện giáo trình tiếng Trung có in hình “đường lưỡi bò”, trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đã thu hồi toàn bộ để tiêu hủy; họp với các khoa ngôn ngữ, các chủ nhiệm khoa để rà soát toàn bộ giáo trình.
Dù lãnh đạo nhà trường đã lên tiếng nhận trách nhiệm, song nhiều người rất bức xúc và không đồng tình với cách giải thích của đại diện trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. Bởi cuốn giáo trình Nói 6 (Developing Chinese) do một giảng viên đi học ở nước ngoài mang về và đưa ra bộ môn lựa chọn để dạy. Đáng nói, đây là năm thứ 2 giáo trình này được đưa vào giảng dạy nhưng không có cán bộ, giảng viên nào của trường phát hiện ra. Chỉ đến khi, trong quá trình học, một sinh viên nhận ra điều bất thường và báo cáo với nhà trường. Từ đây, mọi người đặt ra vấn đề cần phải xem xét, đánh giá lại trình độ nhận thức về chính trị, xã hội, lịch sử, tình yêu và trách nhiệm với Tổ quốc Việt Nam của cán bộ quảy lý, giảng viên có liên quan đến việc này.
Một giáo sư Sử học đau buồn cho rằng, nhiều người cứ nghĩ đơn giản học tiếng Trung Quốc thì mang giáo trình tiếng Trung về dạy cho học sinh, sinh viên là chuẩn. Nhưng việc trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cho sử dụng giáo trình có in hình “đường lưỡi bò” cho thấy đã không có sự nhạy cảm về chính trị và đã vi phạm quy định của đất nước Việt Nam. Mặc dù, nhà trường nói đã thu hồi, tiêu hủy cuốn giáo trình Nói 6 (Developing Chinese), nhưng sự việc không chỉ như vậy là xong. Nhà trường phải có trách nhiệm và phải giải trình rõ, khi cuốn giáo trình được giáo viên mang về có được hội đồng thẩm định, phê duyệt chưa mà đã mang vào giảng dạy cho sinh viên? Về nguyên tắc, giáo trình được mang từ nước ngoài về Việt Nam phải được xem xét kỹ lưỡng nội dung có nhạy cảm, đi ngược lại đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nếu cuốn giáo trình không có vấn đề thì được điều chỉnh cho phù hợp thực tế, sau khi Hội đồng thẩm định và phê duyệt mới được thông qua đưa vào giảng dạy.
Về phía trường ĐH Công nghiệp Hà Nội nói rằng, nhà trường đã có một quy trình thẩm định giáo trình trước khi đưa vào giảng dạy. Vậy, quy trình này như thế nào mà để một sự việc lớn như thế mà không ai phát hiện ra? Đúng là “con voi chui lọt qua lỗ kim”. Trong sự việc này, trách nhiệm không chỉ thuộc về giảng viên mang cuốn giáo trình về, mà còn có bộ môn, Khoa Ngôn ngữ Trung Quốc, Hội đồng thẩm định, hiệu trưởng nhà trường.
Đây không phải lần đầu tiên "đường lưỡi bò" lọt vào sách, giáo trình giảng dạy trong trường học. Trước đó, cuối năm 2019 giáo trình giảng dạy của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cũng để lọt thông tin tương tự. Các cơ quan chức năng đã nhiều lần chấn chỉnh, nhắc nhở. Vậy mà trường ĐH Công nghiệp Hà Nội vẫn tiếp tục mắc lỗi nghiêm trọng này. Dư luận cho rằng, Bộ GD&ĐT - cơ quan quản lý Nhà nước cần xem xét cụ thể để xử lý nghiêm, tránh để phát sinh những sự việc tương tự.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nét thanh lịch trong trang phục của người Hà Nội xưa
    Theo thời gian, trong nhịp sống hối hả của thời hội nhập, có rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị "cuốn trôi", song với người Thăng Long - Hà Nội, dù cho đi đâu, ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu việc dậy bảo con cháu về cách mặc sao cho đẹp, cho nền nã; chọn trang phục sao cho giữ được nét thanh lịch, mặc sao cho "đậm chất kinh kỳ”....
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Quận Đống Đa: Tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề nhân dân quan tâm
    Sáng 19/9, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận Đống Đa năm 2024.
  • Hà Nội: Ấm lòng tinh thần “lá lành đùm lá rách” của các trường học tại quận Hoàn Kiếm
    Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, mới đây, 2 trường: THCS Ngô Sĩ Liên và THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức ủng hộ, hỗ trợ cho các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn cùng quận bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Đừng bỏ lỡ
"Đường lưỡi bò" lọt vào sách, giáo trình giảng dạy trong trường học: Con voi chui qua lỗ kim
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO