Đường Hoàng Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội

22/08/2017 14:19

Đường Hoàng Mai dài 1.700m, rộng 7m. Từ đường Trương Định vào làng Hoàng Mai cũ.

Đường Hoàng Mai dài 1.700m, rộng 7m.

Đường Hoàng Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Từ đường Trương Định vào làng Hoàng Mai cũ.

Làng Hoàng Mai là một làng cổ vốn thuộc huyện Thanh Đàm, phủ Thượng Phúc, trấn Sơn Nam đời Lê. Sau Thanh Đàm đổi là Thanh Trì, Thượng Phúc đổi là Thường Tín, thời Pháp thuộc thuộc tỉnh Hà Đông, năm 1957 là xã Hoàng Văn Thụ, huyện Thanh Trì, sau thành phường thuộc quận Hai Bà Trưng. Từ 1/1/2004 là phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai. Tên cũ gọi là ngõ 103 Trương Định.

Tên đường đặt tháng 7/1999.

Làng Hoàng Mai có hai thôn: Đông và Đoài. Có thể thuở xa xưa làng này cùng với Hồng Mai (nay là Bạch Mai), Tương Mai, Mai Động, Thanh Mai có tên nôm chung là Kẻ Mơ. Thời Trần đây là dải đất mà vua Nghệ Tông cắt ban cho Trần Khát Chân làm thái ấp (xem mục Trần Khát Chân). Trong làng Hoàng Mai còn có đình thờ hai anh em Trần Khát Chân, Trần Hãng tức Hương, có chùa Nga My xây dựng từ đời Lê Thánh Tông thế kỷ XV, còn tấm bia niên đại 1497.

Thực ra Hoàng Mai chỉ là một bộ phận của vùng đất xưa gọi là Kẻ Mơ. Có nhiều làng Mơ: Mơ Cơm (Tương Mai), Mơ Thịt (Bạch Mai), Mơ Đậu (Mai Động), Mơ Táo (Mai Động) và Mơ Rượu (Hoàng Mai). (Làng Mơ Cơm – Tương Mai mới tách ra khỏi làng Hoàng Mai vào thế kỷ XVI – XVII).

Gọi là Mơ Cơm vì làng có nhiều người bán cơm đi rong khắp phố phường, cơm tẻ, cơm mắm, xôi và xôi lúa. Nhiều người ra mở hàng cơm ở phố Hà Nội. (Như ông bà Nhiêu Tĩnh hay Sáu Tình mở quán cơm ở 20 Cửa Nam, đã tham gia vụ Hà thành đầu độc năm 1908 là người Tương Mai).

Bạch Mai (tên cũ là Hồng Mai) có nghề mổ thịt trâu bò. Mai Động có nghề làm đậu phụ. Riêng Hoàng Mai có nghề nấu rượu. Rượu Mơ nổi tiếng một thời, đã đi vào những trang thơ cổ và ca dao ngạn ngữ:

Rượu làng Mơ, cờ Mộ Trạch…

Em là con gái Kẻ Mơ

Em đi bán rượu tình cờ gặp anh.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hồi sinh nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại
    Nghệ thuật truyền thống là một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa Việt Nam, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc qua bao thế hệ. Từ những câu hò, điệu lý, làn điệu chèo, tuồng, cải lương, đến tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống hay nghệ thuật múa rối nước… tất cả đều mang trong mình hơi thở của lịch sử và tâm hồn Việt. Tuy nhiên, trong guồng quay của nền kinh tế thị trường và sự lên ngôi của các loại hình giải trí hiện đại, nghệ thuật truyền thống đang đối mặt với nhiều thách thức. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống trong đời sống hiện đại - đó là yêu cầu, nhiệm vụ cần thiết, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.
  • Tuần phim kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước chiếu miễn phí phục vụ Nhân dân
    Tuần phim kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước do Điện ảnh quân đội thực hiện chiếu miễn phí phục vụ khán giả sẽ diễn ra từ ngày 22 - 25/4 tại Hà Nội.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Học sinh trường Tiểu học Tây Tựu A hào hứng tham gia ngày hội văn hóa đọc sách
    Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, ngày 21/4, trường Tiểu học Tây Tựu A (Hà Nội) đã tổ chức ngày hội đọc sách với chủ đề “50 năm đất nước nở hoa”, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
  • Nestlé kỷ niệm 30 năm thành lập, khẳng định niềm tin đối với thị trường Việt Nam
    Nestlé vừa kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam, công bố tăng vốn đầu tư thêm gần 1.900 tỉ đồng mở rộng nhà máy Nestlé Trị An tại tỉnh Đồng Nai.
Đừng bỏ lỡ
Đường Hoàng Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO