Văn hóa – Di sản

Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Điểm mới phát huy giá trị lễ hội truyền thống

Trung Kiên 27/10/2024 20:09

Tại Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), có một điểm mới, đó là dự thảo Luật chia di sản văn hóa phi vật thể thành 6 loại hình và lĩnh vực, trong đó tách lễ hội truyền thống thành mục riêng.

Sở dĩ đây là điểm mới trong Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) bởi theo Công ước 2003 của UNESCO phân loại di sản văn hóa phi vật thể thành 5 loại hình/lĩnh vực, bao gồm: Các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngôn ngữ là phương tiện của di sản văn hóa phi vật thể; nghệ thuật trình diễn; tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội; tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ; nghề thủ công truyền thống.

le-hoi-di-san(1).jpg
Với bề dày ngàn năm văn hiến, Hà Nội là địa phương có nhiều Lễ hội truyền thống đặc sắc, đậm đà văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Tuy nhiên, trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) chia di sản văn hóa phi vật thể thành 6 loại hình/lĩnh vực, trong đó tách lễ hội truyền thống thành mục riêng. Cụ thể, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) nhấn mạnh, các di sản văn hóa phi vật thể được hình thành, trao truyền trong quá trình lịch sử sinh tồn và thích ứng của cộng đồng chủ thể với môi trường tự nhiên, xã hội, bao gồm các loại hình sau:

Các biểu đạt và truyền khẩu truyền thống gồm các hình thức thể hiện bằng ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết, ký tự để chuyển tải thông tin, kiến thức, nhận thức được truyền lại từ quá khứ; Nghệ thuật trình diễn dân gian gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu truyền thống và các hình thức trình diễn dân gian khác. Tập quán xã hội và tín ngưỡng gồm các thực hành thường xuyên, ổn định thể hiện quan niệm, niềm tin của cộng đồng, thông qua các lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Lễ hội truyền thống là sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống được chủ thể di sản cùng nhau thực hành theo chu kỳ tại không gian văn hóa liên quan, đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng. Tri thức dân gian bao gồm tri thức về tự nhiên và xã hội, sức khỏe và đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác. Nghề thủ công truyền thống gồm các thực hành thủ công với kỹ năng, kỹ thuật, bí quyết nghệ thuật và công cụ, đồ tạo tác, nguyên vật liệu tự nhiên để tạo ra các sản phẩm mang bản sắc văn hóa của cộng đồng chủ thể.

Tại Điều 10, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đề cập đến khái niệm về “Lễ hội truyền thống, bao gồm các thực hành nghi lễ và sinh hoạt văn hóa dân gian của cộng đồng, được thực hiện theo chu kỳ, tại không gian văn hóa liên quan”. Trong thực tế hiện nay tại nhiều địa phương, trong đó bao gồm cả tỉnh Lạng Sơn, có loại hình Hội truyền thống, trong đó không bao gồm các thực hành nghi lễ mà chỉ bao gồm các sinh hoạt văn hóa, dân gian của cộng đồng, được thực hiện theo chu kỳ, tại không gian văn hóa liên quan. Loại hình này hiện nay đã và đang được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.

Đề nghị cân nhắc bổ sung thêm một khoản quy định về “Hội truyền thống”, từ đó đảm bảo việc sử dụng tên gọi trong thực tiễn thuận lợi, không bị nhầm lẫn, tranh cãi và có nhiều ý kiến khác nhau về việc sử dụng cụm từ Lễ hội truyền thống hay Hội truyền thống.

Đại biểu Lưu Bá Mạc - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn.

Trước khi được Ủy ban Văn hóa - Giáo dục trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gần đây, nhiều ý kiến cử tri kiến nghị Bộ VH-TT&DL cần cân nhắc quy định phân loại các loại hình di sản văn hóa phi vật thể vì lễ hội truyền thống phải gắn chặt với tín ngưỡng, không thể bóc tách lễ hội truyền thống ra khỏi tín ngưỡng, độc lập với tín ngưỡng.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL, cho biết, các loại hình di sản văn hóa phi vật thể quy định tại Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL đã nghiên cứu kỹ nội dung Công ước 2003 để bảo đảm tính tương thích giữa Công ước với Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), vừa bảo đảm phù hợp với loại hình di sản văn hóa phi vật thể và thực tiễn công tác quản lý di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam.

quoc-oai-chua-thay.jpg
Lãnh đạo Bộ VH-TT&DL trao Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội chùa Thầy cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Quốc Oai (TP. Hà Nội) tại Lễ hội chùa Thầy 2024.

“Công ước 2003 đưa ra 5 loại hình di sản văn hóa phi vật thể, Luật Di sản văn hóa hiện hành quy định 7 loại hình, dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) quy định 6 loại hình do tách riêng loại hình “lễ hội truyền thống” trong loại hình tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội” của Công ước 2003. Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể có tính độc lập tương đối, có tính giao thoa với nhau, như: trong loại hình Nghề thủ công truyền thống có cả Tri thức dân gian, Tập quán xã hội, tín ngưỡng và ngược lại; trong loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian có cả các biểu đạt và truyền khẩu truyền thống và ngược lại...”, ông Nguyễn Văn Hùng phân tích.

Vẫn theo tư lệnh ngành văn hóa, loại hình lễ hội truyền thống là loại hình có tính tổng hợp cao nhất và bao trùm trong tất cả các loại hình của di sản văn hóa phi vật thể, gắn kết tới tất cả các loại hình còn lại. Đặc thù lễ hội ở Việt Nam gồm 4 loại hình lễ hội (lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề, lễ hội có nguồn gốc nước ngoài), trong đó chỉ “lễ hội truyền thống” sẽ có khả năng đáp ứng tiêu chí nhận diện của di sản văn hóa phi vật thể.

“Vì vậy, việc quy định 6 loại hình di sản văn hóa phi vật thể trong Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), tách “lễ hội truyền thống” thành loại hình riêng để phù hợp với thực trạng di sản văn hóa phi vật thể, đặc thù lễ hội truyền thống của Việt Nam và để có biện pháp riêng, cụ thể và phù hợp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị loại hình di sản văn hóa phi vật thể là lễ hội truyền thống”, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng, khẳng định./.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, sau khi tiếp thu, chỉnh lý, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gồm 9 chương, 100 điều, đã đạt được sự thống nhất, đồng thuận của các cơ quan, bảo đảm tính thống nhất của dự thảo Luật với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Bài liên quan
  • Mở rộng chính sách với nghệ nhân để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
    Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh vừa trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại chương trình Kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khóa XV. Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã có nhiều điểm mới, quan trọng, bao quát và phù hợp hơn trong chính sách đối với nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Nét đẹp di sản áo dài Trạch Xá
    Mang trong mình niềm tự hào có nghề cha ông truyền lại, người dân làng nghề may áo dài thôn Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa nhiều thế hệ dù bôn ba khắp các tỉnh, thành phố hay ở trong lũy tre làng, vẫn luôn giữ tay kim thoăn thoắt đưa những đường chỉ tạo nên chiếc áo dài mềm mại, nhẹ nhàng, đậm văn hóa dân tộc Việt Nam. Tự hào hơn khi mới đây làng nghề may truyền thống áo dài Trạch Xá đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Nhà hát Kịch Việt Nam xây dựng cơ sở 2 tại số 20 Hoàng Quốc Việt
    Theo quyết định số 3117/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL), Nhà hát Kịch Việt Nam cơ sở 2 sẽ được xây dựng tại số 20 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Quyết định do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông ký và ban hành.
  • [Podcast] Đình chèm – Di sản hàng nghìn năm tuổi của Thủ đô
    Nằm ẩn mình bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, trải qua thăng trầm suốt hơn 2.000 năm, đình Chèm (làng Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phủ lên mình một lớp rêu phong của lịch sử. Cùng với nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính, đình Chèm còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài đức trọng, có công dẹp giặc ngoại xâm cứu nước.
  • Đắm chìm trong hoàng hôn hồ Tây những ngày mùa thu tháng Mười
    Chẳng biết từ bao giờ, hồ Tây là nơi người ta thường nghĩ đến đầu tiên khi tâm hồn cần nghỉ ngơi. Dù lòng đang mang nặng điều gì, chỉ cần ra đến hồ Tây, niềm vui sẽ nhân đôi và lòng người thư thái. Ai ở Hà Nội chẳng gửi vào đây chút tương tư thương nhớ, để nước hồ quanh năm sóng sánh đầy vơi những nỗi niềm ưu tư.
  • Trao giải cuộc thi ảnh nghệ thuật Việt Nam
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND TP Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam trao giải “Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024” tại TP Huế.
  • Trước mùa thu tới
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước mùa thu tới của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • “Rock: Hà Nội chốn đi về": Sự kết hợp tinh tế giữa hiện đại và truyền thống
    "Rock: Hà Nội chốn đi về" là chương trình biểu diễn ngoài trời quy mô lớn trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024. Đêm nhạc tại Nhà hát Lớn quy tụ bốn ban nhạc rock Hà Nội qua các thập kỷ, gồm: Purple Blues, Thủy Triều Đỏ, Lý Bực, Blue Whales.
  • Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững "Lên tiếng cho mai sau"
    Diễn ra tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia (87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội) từ 30/10-3/11, Liên hoan giới thiệu 10 bộ phim tài liệu đặc sắc và ấn tượng, kể những câu chuyện về cách con người trên toàn thế giới đấu tranh và thích nghi với những thay đổi nhanh chóng của môi trường và xã hội.
  • Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và huyện Cam Lộ (Quảng Trị) tiếp nhận kỷ vật vua Hàm Nghi
    Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam trao các kỷ vật của vua Hàm Nghi cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị).
  • Hà Nội tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 cho những người làm báo của Thành phố
    Ngày 25/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức Lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác tuyên truyền Luật Thủ đô 2024. Lớp tập huấn diễn ra tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với sự tham gia của khoảng 300 cán bộ, phóng viên, biên tập thuộc khối báo chí - xuất bản Thành phố Hà Nội.
Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Điểm mới phát huy giá trị lễ hội truyền thống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO