Chính sách & Quản lý

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Mở lối để cổ vật, di vật hồi hương

Trung Kiên 19:53 17/06/2024

Điểm mới tại Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), đó là Dự thảo Luật đã có các quy định, điều khoản khuyến khích các tổ chức, cá nhân đưa cổ vật hồi hương, cũng như không để “chảy máu” cổ vật, di vật. Những quy định này góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Theo đánh giá của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật Di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã góp phần đáng kể ngăn chặn tình trạng “chảy máu” cổ vật, đồng thời tạo điều kiện để một tầng lớp thương nhân có trí thức, tâm huyết với di sản văn hóa góp phần bảo tồn, đưa cổ vật của Việt Nam về nước.

kim-an.jpeg
Kim ấn Hoàng đế chi bảo, do Nhà đấu giá tại Pháp đưa ra đấu giá và được một nhà sưu tầm tư nhân ở Việt Nam thương lượng mua lại và đã hồi hương vào tháng 11/2023.

Tuy nhiên, Luật Di sản văn hóa hiện hành chưa có một điều luật hay một văn bản dưới luật nào quy định và hướng dẫn cụ thể việc đưa cổ vật của Việt Nam về nước, đồng thời chưa quy định rõ ràng, cụ thể việc sao chép di vật, cổ vật dẫn đến việc sao chép, làm giả di sản là tài liệu, hiện vật cho mục đích thương mại, hoặc làm phiên bản giả phục vụ trưng bày làm sai lệch nhận thức công chúng.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) gồm 9 chương 102 điều, tăng 2 chương 29 điều so với Luật Di sản văn hóa hiện hành. Tại Kỳ họp thứ 7 – Quốc hội khóa XV (đợt 2 từ ngày 17/6 đến 28/6), Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được Chính phủ trình Quốc hội để các Đại biểu cho ý kiến. Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, TS. Phan Thanh Hải - thành viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, chia sẻ, đã đến lúc chúng ta phải nghiên cứu, ban hành chính sách phù hợp để các địa phương, bảo tàng có cơ sở mua lại các cổ vật từ người nước ngoài đưa về nước. Bởi thực tế phản ánh, đối với một bảo tàng công lập, để đưa cổ vật của Việt Nam về nước thì phải trải qua rất thủ tục, quy định pháp luật liên quan.

Các chuyên gia về di sản văn hóa cũng đánh giá, hiện nay, Việt Nam mới chỉ tham gia Công ước UNESCO 1970 (Công ước về các biện pháp ngăn cấm xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa) mà chưa tham gia một số công ước, hiến chương, khuyến nghị về di sản văn hóa và bảo vệ cổ vật, như: Công ước về tài sản văn hóa bị đánh cắp hay xuất khẩu trái phép năm 1955 (UNIDROIT), Khuyến nghị của UNESCO về các nguyên tắc quốc tế áp dụng cho khai quật khảo cổ năm 1956 (Khuyến nghị New Dehli).

Chính vì vậy, chúng ta gặp không ít khó khăn khi muốn hồi hương cổ vật bằng con đường luật pháp quốc tế. Việc tích cực tham gia nhiều công ước quốc tế về bảo vệ cổ vật không chỉ giúp hạn chế, ngăn chặn tình trạng đánh cắp, buôn bán trái phép cổ vật, mà còn giúp tạo căn cứ pháp lý quan trọng để tiến hành đàm phán, ngoại giao hay thực hiện các biện pháp cần thiết khác để đưa cổ vật về nước.

co-vat-2.jpg
Chiếc bàn trà bằng sứ của vua Tự Đức được trả lại cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế sau phiên đấu giá cổ vật của “Monsieur X.” ở Paris (Pháp) năm 1988. (Ảnh: Trần Đức Anh Sơn).

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế kể trên, quá trình soạn thảo Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch lần đầu tiên đưa nội dung “hồi hương” cổ vật vào Dự thảo Luật. Theo đó, Điều 49 “Mua và đưa di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài về nước” trong Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phát hiện, thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; mua, hiến tặng, chuyển giao cho Nhà nước di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm chỉ đạo kiểm kê, lập danh mục và xác định giá trị di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài; đề xuất phương án thu hồi, mua, đưa và cấp giấy phép nhập khẩu di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài về nước. Bộ Văn hóa cũng đề xuất khen thưởng cho tổ chức, cá nhân có công phát hiện, thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc mua, hiến tặng, chuyển giao cho Nhà nước di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) quy định UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức nhận diện, lập danh mục và xác định giá trị di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài xuất xứ từ địa phương mình; huy động nguồn lực theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch để thực hiện phương án thu hồi, việc mua và đưa về nước trong trường hợp cần thiết. Việc mua di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài về nước thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật này.

Trường hợp di vật, cổ vật được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xác định, đề xuất phương án thu hồi, mua ở nước ngoài về nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án thu hồi hoặc dùng ngân sách Nhà nước mua, đưa về Việt Nam và di vật, cổ vật được tổ chức, cá nhân mua, đưa về Việt Nam nhằm mục đích lưu giữ, trưng bày không vì mục đích lợi nhuận hoặc hiến tặng cho nhà nước thì được hưởng chế độ ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế, phí liên quan khác.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) cũng quy định về các ngành, nghề kinh doanh di vật, cổ vật bao gồm: Kinh doanh mua bán di vật, cổ vật; Kinh doanh cho thuê di vật, cổ vật; Kinh doanh bảo quản, phục chế, số hóa hình ảnh và dữ liệu di vật, cổ vật; Kinh doanh dịch vụ giám định di vật, cổ vật. Hoạt động kinh doanh di vật, cổ vật phải được thực hiện theo quy định của Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và pháp luật khác liên quan.

Với việc đưa vào nội dung về mua và đưa di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài về nước, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã tập trung vào 1 trong 3 nội dung trong các chính sách đã được Chính phủ thông qua. Đó là hoàn thiện các quy định về nguyên tắc, đối tượng, trình tự, thủ tục kiểm kê, nhận diện, ghi danh, biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở các lĩnh vực di sản văn hóa vật thể (di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia)…

Thông qua đó, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tạo hành lang pháp lý quan trọng, mở lối cho di vật, cổ vật giàu giá trị văn hóa - lịch sử của Việt Nam ở nước ngoài hồi hương, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đất nước trong thời đại mới./.

Bài liên quan
  • 3 nhóm chính sách để hài hòa giữa bảo tồn và phát triển di sản văn hóa
    Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, trên cơ sở kế thừa các nội dung còn phù hợp của Luật Di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi và bổ sung năm 2009, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tập trung vào 3 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 159/NQ-CP.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội triển khai 9 nhóm giải pháp để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
    Dự thảo Báo cáo “Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024” của UBND Thành phố Hà Nội trình HĐND Thành phố (nhiệm kỳ 2021 – 2026) tại Kỳ họp thứ 17 (từ ngày 1 – 4/7/2024), Thành phố đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật và 6 tháng cuối năm sẽ thực hiện 9 nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2024.
  • Nhà văn Bùi Tiểu Quyên: “Viết cho thiếu nhi thật ra không dễ chút nào”
    Nhà văn Bùi Tiểu Quyên “khởi nghiệp văn chương” từ năm 2008 và những năm gần đây đặc biệt gây tiếng vang với những tác phẩm viết cho thiếu nhi. Ngòi bút tinh tế, trong trẻo, dí dỏm thấm đượm tình yêu, lòng ham học hỏi đã chinh phục hàng ngàn trái tim độc giả, đặc biệt là độc giả thiếu nhi - thiếu niên. Không chỉ vậy, các tác phẩm của chị cũng được giới chuyên môn đánh giá cao và gặt hái nhiều giải thưởng. Cùng phóng viên Người Hà Nội lắng nghe chia sẻ của chị xung quanh những “đứa con tinh thần” mà chị đã dày công ấp ủ…
  • Triển lãm tranh “Sĩ tử”: Cổ vũ tinh thần các em học sinh trước kì thi quan trọng
    Triển lãm tranh “Sĩ tử” đem đến cho khán giả cái nhìn chân thực về hình ảnh các “sĩ tử” ngày nay - những lớp trẻ là “mầm non tương lai” qua 69 bức tranh trực hoạ tại các trường Trung học phổ thông, các Trung tâm luyện thi… Đồng thời, triển lãm còn cổ vũ tinh thần các sĩ tử trước thềm kỳ thi đại học quan trọng.
  • Đẩy mạnh các phong trào trong Khối thi đua thuộc Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội
    Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-HLH ngày 02/01/2024 của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội về công tác thi đua khen thưởng năm 2024, phát huy kết quả đạt được trong công tác thi đua, khen thưởng năm 2023, Khối thi đua thuộc Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội xây dựng Kế hoạch số 01/ KH-KTĐ về công tác thi đua, khen thưởng năm 2024.
  • Thừa Thiên Huế: " Chung tay xây dựng xã, phường, thị trấn sạch ma túy”
    Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi toàn thể người dân chung sức, đồng lòng, tích cực tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm và tệ nạn ma túy.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội: các ngành nghề tăng trưởng ổn định, cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số được đẩy mạnh
    Đây là thông tin được UBND Thành phố Hà Nội công bố tại cuộc họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội quý II năm 2024, diễn ra chiều 26/6.
  • Phát huy vai trò công tác dân vận trong xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở Tây Hồ
    Ngày 26/6, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội thi “Dân vận khéo” năm 2024. Đây là một trong những hoạt động thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024); 75 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo “Dân vận” (15/10/1949 - 15/10/2024);…
  • Phát huy vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
    Sáng ngày 26/6, Báo Phụ nữ Thủ đô đã tổ chức tọa đàm “Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong việc tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh gắn với cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”. Qua những chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến từ các tòa soạn báo, các chuyên gia, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp... tọa đàm góp phần khẳng định vai trò quan trọng của báo chí trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, xây dựng Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” đồng thời gợi mở những giải
  • Hôm nay 26/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
    Hôm nay 26-6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
  • Nền tảng I-Cabinet: Hà Nội tiến tới chính quyền số
    Cả hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô thời gian qua đã chung sức, đồng lòng đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh. Nhiều giải pháp xây dựng Chính quyền số - Chính quyền phục vụ đã được Hà Nội triển khai. Đặc biệt, ngày 28/6/2024, UBND Thành phố Hà Nội sẽ ra mắt nền tảng họp không giấy tờ (I-Cabinet) tích hợp phòng họp thông minh.
  • Nghiên cứu quy định về diện tích quảng cáo trên báo in và thời lượng quảng cáo trên truyền hình
    Chính phủ giao Bộ VHTTDL hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, bảo đảm quy định rõ các điều kiện, yêu cầu đặc thù của loại hình quảng cáo trên môi trường mạng, quảng cáo xuyên biên giới, các chế tài nhằm ngăn chặn, gỡ bỏ quảng cáo vi phạm pháp luật, chống thất thu thế, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.
  • Ứng dụng iHanoi: Kết nối người dân với di tích lịch sử Thủ đô mọi lúc, mọi nơi
    Ưng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi do UBND Thành phố Hà Nội thực hiện có nhiều tiện ích, nổi bật là bản đồ di tích lịch sử văn hóa. Tiện ích này của iHanoi giúp người dân kết nối với các di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp thành phố... tại Hà Nội mọi lúc, mọi nơi chỉ với 1 chiếc điện thoại thông minh.
  • Tri ân chúa Nguyễn, người có công định chế ra áo dài Việt Nam
    Thừa Thiên Huế tri ân Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, người có công định chế áo dài và trở thành quốc phục của Việt Nam.
  • Huyện Sóc Sơn phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới
    Ngày 25/6, HĐND huyện Sóc Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021 – 2026 khai mạc kỳ họp thứ 18. Kỳ họp diễn ra trong 2 ngày (25 – 26/6/2024. Đây là nội dung thường lệ nhằm đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu phát triển và thảo luận để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • [Infographic] Hà Nội công bố các nền tảng ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ
    Thủ đô Hà Nội là địa phương được Chính Phủ, Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP giao thực hiện thí điểm một số nội dung nhiệm vụ của Đề án 06 làm cơ sở đánh giá trước khi nhân rộng. Sau thời gian nghiên cứu thí điểm, UBND thành phố Hà Nội sẽ công bố một số nền tảng ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ gồm: Công dân Thủ đô số iHanoi, Hồ sơ sức khỏe điện tử trên VNeID, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc I-Cabinet.
Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Mở lối để cổ vật, di vật hồi hương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO