Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ người chiến sỹ cộng sản kiên trung của Đảng bộ Hà Nội

Đình Thế 16:24 13/03/2025

"Đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ - Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, người chiến sĩ cộng sản ưu tú kiên trung của Hà Nội như ngọn lửa từ đất cháy lên, từ áp bức nô lệ sinh ra, ngọn lửa từ sự hun đúc lòng yêu nước, ngọn lửa khát vọng giải phóng dân tộc, nguyện hiến dâng cả tính mạng để giải phóng quê hương đất nước..."

nsuu-anh.jpg
NSƯT Cao Ngọc Ánh - Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ đại diện gia đình đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ tại Hội thảo khoa học “95 năm ngày thành lập Đảng bộ Thành phố Hà Nội, tầm vóc, ý nghĩa lịch sử (17/3/1930 - 17/3/2025)”

Đó là chia sẻ của NSƯT Cao Ngọc Ánh - Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, cháu của đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành ủy Hà Nội (1930 - 1932) chia sẻ, trong lịch sử, câu chuyện về người chiến sĩ cộng sản kiên trung Nguyễn Ngọc Vũ đã được lưu trong nhiều tài liệu. Là con cháu trong nhà, tôi còn được trao lại những ghi chép về ông từ chính ông ngoại và mẹ mình (Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Mai Hương là người hiện nay chăm lo việc hương hỏa cho ông tại tư gia và phần mộ ở Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội). Càng đọc, càng hiểu, càng xúc động với những hy sinh của ông, vì lý tưởng, vì ánh sáng tương lai mà ông đã dành cho Đất nước, dành cho Hà Nội.

Tinh thần dân tộc và ngọn lửa cách mạng được hun đúc từ nền tảng gia đình

Đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ sinh năm 1908 trong một gia đình có truyền thống yêu nước tại Hà Nội. Ông là con trai đầu lòng của cụ Nguyễn Ngọc Toản và bà Đàm Thị Lan. Cụ Nguyễn Ngọc Toản có tác phong sống, nếp suy nghĩ, cách dạy dỗ giáo dục con cháu và quản lý gia đình theo tam cương, ngũ thường rất nề nếp bởi dòng họ Nguyễn Ngọc ở thôn Cựu Lâu, tổng Hữu Túc huyện Thọ Xương theo Nho giáo. Tổ phụ là Nguyễn Ngọc Kim (1831-1901), một người yêu nước đã có nhiều hành động dũng cảm bất chấp nguy hiểm để bảo vệ danh dự cho Hà Nội.

Năm 1882, khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ 2 các quan lại dưới quyền của tổng đốc Hoàng Diệu đã bỏ chạy hết, tổng đốc Hoàng Diệu khi ấy thà chết không sa vào tay giặc đã tuẫn tiết, xác của người nằm đó không ai dám liều lĩnh chăm sóc mai táng. Cảm kích trước tấm gương trung liệt bất khuất của vị Tổng đốc, cụ Ngọc Kim đã đứng ra tổ chức chôn cất chu đáo cho tổng đốc Hoàng Diệu tại vườn dinh đốc học (sau ga Hàng Cỏ ngày nay). Ông căm thù giặc Pháp xâm lược, uất hận vì sự đầu hàng hèn nhát của triều đình Huế. Cụ Nguyễn Ngọc Kim đã cho con gái yêu của mình cùng với con rể theo nghĩa quân.

z6328654679632-8a79919dfa6cb48f1d5d856283d46e44.jpg
Hình ảnh đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”.

Mặc dù biết chống Pháp lành ít dữ nhiều nhưng cảm nhận được nghĩa khí, ý chí quyết tâm lớn lao của con, ông không ngăn cản mà chỉ lo lắng giấu trong lòng đồng thời xác định sẽ cùng con đương đầu và gánh chịu hậu quả. Hưởng ứng hịch Cần Vương cùng đề đốc Nguyễn Thiện Thuật, cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy tại Hưng Yên đã nổ ra. Cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng đã gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất nặng nề. Cả con gái ông và chồng là Nguyễn Nhuận đều bị bắt và hành quyết dã man. Ngay sau đó Pháp quản thúc cụ Kim vô cùng chặt chẽ và tịch thu tài sản, từ đó cả đại gia đình bị ảnh hưởng nặng nề về công việc kinh doanh và tài chính dần cạn kiệt.

Người con gái của ông tên Nguyễn Thị Bá, sau này trở thành nguyên mẫu trong tiểu thuyết “Bóng nước Hồ Gươm” của Chu Thiên với tên gọi Nguyễn Thị Khuê, một cuốn sách mô tả phong trào chống giặc Pháp xâm lược hết sức quyết liệt của người Hà Nội. Cụ Kim về cõi vĩnh hằng năm 1901 lúc đó ông Nguyễn Ngọc Toản là con thứ 5 của cụ đã 21 tuổi. Ông Toản không những chứng kiến mà còn có sự hiểu biết sâu sắc về những hành động cao cả của bố mình. Với tấm lòng vô cùng kính trọng và tự hào về bố ông đã trao truyền lại cho dòng họ những câu chuyện về cuộc đời của cụ Kim để con cái tiếp bước hành trình yêu nước và lý tưởng giải phóng đất nước khỏi nô lệ.

Năm 1908, cậu bé Ngyễn Ngọc Vũ con trai đầu lòng của ông Toản ra đời, tiếp bước ông nội giác ngộ cách mạng từ rất sớm khi mới 17 tuổi. Ông Toản tuy rất chịu khó kinh doanh những mặt hàng truyền thống của Việt Nam như mở xưởng dệt vải, dệt khăn mặt, mở lò gốm làm bát nhưng không cạnh tranh nổi với hàng hoá của Pháp mang sang. Khi con trai tham gia cách mạng ông biết rõ con đường làm cách mạng đánh đuổi thực dân xâm lược ra khỏi bờ cõi nước nhà là vô cùng gian khổ và nguy hiểm cho con nhưng ông đã ủng hộ và cùng vợ là bà Đàm Thị Lan năm lần bảy lượt canh cho con và các đồng chí họp kín ngay trong ngôi nhà của mình.

Nhờ sự tiếp lửa của thầy mẹ nên năm 1927, khi đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ vừa tròn 19 tuổi đã được kết nạp vào hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tham dự các lớp tập huấn chính trị do Kỳ bộ Bắc Kỳ và Tỉnh bộ Hà Nội tổ chức. Cuối năm 1928 thực hiện chủ trương “Vô sản hoá” cùng nhiều hội viên thanh niên đã đi vào nhà máy, hầm mỏ say sưa lao động hoạt động cách mạng, tuyên truyền xây dựng cơ sở trong thanh niên học sinh, công nhân, nông dân. Bất kỳ công việc nào, dù khó khăn nguy hiểm đến mấy cũng đều hoàn thành nhiệm vụ.

Người chiến sĩ Cộng sản và chân dung Người mẹ Việt Nam quả cảm, kiên cường

Tháng 6 /1929, Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập, liền sau đó Thành bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Hà Nội được tổ chức, 25 hội viên thanh niên hăng hái nhất được chọn lọc đưa vào Đảng đợt đầu trong đó có đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ, Trần Quang Tặng, Nguyễn Văn Phúc, Đặng Xuân Khu... Nguyễn Ngọc Vũ được chỉ định làm Uỷ viên Xứ uỷ Bắc kỳ kiêm Ủy viên Thành bộ Hà Nội. Ngày 3/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, ngay sau đó ngày 17/3/1930 Thành uỷ lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hà Nội được tổ chức đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ được cử vào Ban Chấp hành lâm thời Thành uỷ.

f8b7ea43816f3f31667e.jpg
Người chiến sỹ cộng sản kiên trung của Đảng bộ Hà Nội

Tháng 6/1930, Trung ương kiện toàn lại Thành uỷ và quyết định đồng chí làm Bí thư chính thức. Việc thành lập Đảng bộ Hà Nội là sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào cách mạng của nhân dân Thủ đô, là kết quả trực tiếp của phong trào yêu nước và phong trào công nhân ở Hà Nội trong những năm sôi sục của cuộc vận động thành lập Đảng biểu hiện sự lớn mạnh của phong trào cách mạng và đánh dấu thời kỳ đấu tranh mới của Hà Nội - thời kỳ có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng cộng sản.

Với trách nhiệm Bí thư Thành uỷ, đồng chí còn phụ trách công tác vận động nông dân và đặc trách công tác vận động quần chúng trong giới bồi bếp, hoạt động tuyên truyền mở rộng các tổ chức Đảng, đồng chí làm việc với tinh thần không biết mệt mỏi ngày đêm lo lắng gây dựng cơ sở, tổ chức phong trào. Ngôi nhà của ông bà Toản ở Khâm Thiên trở thành một trong những cơ sở bí mật của Thành uỷ in truyền đơn, tài liệu bí mật của Đảng bộ. Đặc biệt phải nói đến bà Đàm Thị Lan là một người mẹ đặc trưng phụ nữ Việt Nam hiền hậu đảm đang tháo vát lo toan cho chồng con bà xứng đáng là dâu con của gia đình có truyền thống yêu nước, hy sinh lợi ích cá nhân gia đình mình để cống hiến cho đất nước. Bà đã theo sát từng bước chân của con trai, tất cả các hoạt động của tổ chức cách mạng như in ấn truyền đơn các cuộc họp bí mật của đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ và đồng đội đều được bà canh gác cẩn thận thậm chí trong nhiều trường hợp nguy cấp bà còn nhanh trí, dũng cảm giải vây cho các đồng chí trốn thoát, bà nuôi ăn ở trong lúc kinh tế khó khăn không nề hà. Có lần bà cải trang cho đồng chí Đặng Xuân Khu (tức đồng chí Trường Chinh) đóng giả đầu bếp đi chợ để thoát ra ngoài.

Cuối năm 1930, thực dân Pháp càng đẩy mạnh khủng bố, nhiều đồng chí lãnh đạo của Trung ương, Xứ uỷ Bắc Kỳ lần lượt bị bắt: Trần Phú, Trần Văn Lan, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Duẩn, Khuất Duy Tiến... Ở Hà Nội, thực dân Pháp lập tòa đại hình, mở rộng nhà tù, dùng bọn phản động chui vào nội bộ Hà Nội. Ngày 6/12/1930 đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ bị bắt, biết đồng chí là Bí thư Thành uỷ, kẻ thù đã tra tấn hết sức dã man. Dưới đòn thù ác hiểm, đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ đã chết đi, sống lại nhiều lần nhưng vẫn một lòng một dạ giữ vững khí tiết của người cộng sản. Mẹđồng chí Nguyễn Ngọc Vũ - bà Đàm Thị Lan xót thương con đến cháy ruột cháy gan. Thế nhưng bà không yếu đuối gục ngã mà vẫn bình tĩnh, tỉnh táo tiếp tục kiên cường hành động để cứu con. Hàng ngày bà nấu cháo mỗi tối đổ vào chai và tìm cách tiếp tế cho con. Bà khéo léo nhờ cậy được sự giúp đỡ của những người cai tù có tấm lòng cảm thương đã giúp bà cải trang tiếp cận được đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ, nhờ vậy mà bà đã chăm sóc được cho con phần nào đỡ đuối sức nhưng quan trọng hơn cả là đã an ủi động viên con tiếp thêm sức mạnh cho con giữ vững ý chí dù kẻ thù có độc ác đến đâu thì hy sinh chứ không chịu khuất phục. Ngày 28/9/1931, tại Hà Nội, Hội đồng đề hình đã mở phiên tòa xử 17 tù cộng sản, đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ bị kết án 20 năm tù khổ sai. Với chế độ nhà tù khắc nghiệt và bị tra tấn hết sức dã man đầu năm 1932, đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ đã hy sinh tại nhà tù Hoả Lò, Hà Nội khi mới tròn 24 tuổi. Xác của đồng chí được chôn ở nghĩa trang trường bắn, ngày đêm có lính canh và mật thám theo dõi để bắt bất cứ ai đến thắp hương. Trong 2 năm đầu đồng chí Vũ còn nằm đó. Mỗi năm đến ngày giỗ của đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ bà lại gửi bát cơm, quả trứng nhờ người canh giữ bới đất chôn xuống để hương linh người đã khuất đỡ lạnh lẽo. Cuối cùng đến năm thứ 3 sau một đêm mơ thấy con về nói: “Mẹ ơi! rửa mặt thay quần áo cho con”, bà đã lấy hết dũng khí và sự táo bạo nhờ vào những người bà từng quen biết làm cầu nối cho tên quan trông coi trường bắn số tiền hậu hĩnh để lấy xác con về, hắn đồng ý với điều kiện phải lấp lại mộ như chưa bị đào lên và làm gọn trong 3 tiếng giữa đêm. Gia đình đã đưa được Nguyễn Ngọc Vũ về nghĩa trang của gia đình thuộc làng Quỳnh Lôi, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội”.

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội, câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành uỷ chính thức đầu tiên của Đảng bộ Hà Nội đã được tái hiện qua vở nhạc kịch "Lửa từ đất" và sẽ chính thức được công diễn mở màn vào ngày 15 và 16/3 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
    Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
  • Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025: "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào"
    Với chủ đề "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào", Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 19/4/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
  • Quận Hà Đông: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
  • [Podcast] Bún đậu mắm tôm – Món ăn dân dã của người Hà Nội
    Hà Nội có rất nhiều món ăn ngon được thực khách ưa thích gắn với “bún” như: bún chả, bún cá, bún ốc nguội… Trong số đó các món ăn đó không thể thiếu bún đậu mắm tôm Hà Nội - món ngon làm "xiêu lòng" các tín đồ ẩm thực. Không chỉ là một món ăn, bún đậu còn mang đậm nét văn hóa, gắn liền với lối sống và phong cách ẩm thực rất đỗi bình dị của người Việt nói chung, Hà Nội nói riêng.
Đừng bỏ lỡ
  • Huyện Đông Anh: Phát huy truyền thống quê hương trong kháng chiến chống Mỹ
    Ngày 15/4, huyện Đông Anh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975-30/04/2025) và gặp mặt, tri ân cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ.
  • Triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”: Khơi dậy niềm tự hào dân tộc
    Thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao TP. Hồ Chí Minh cho biết, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 15/4 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”.
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ người chiến sỹ cộng sản kiên trung của Đảng bộ Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO