Đời sống văn hóa

Độc đáo Tết Ngô của người Cống ở Lai Châu

Văn Thiện (t/h) 20:18 04/11/2023

Tết Ngô còn có tên gọi khác là tết "Mùa mưa"- tết cổ truyền lớn nhất trong năm của đồng bào Cống ở Lai Châu. Trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I tại tỉnh Lai Châu năm 2023, ngày 3-11-2023 đã diễn ra chương trình giới thiệu nghi lễ Tết Ngô tại Quảng trường nhân dân tỉnh Lai Châu.

img_3649(1).jpeg

Mở đầu là màn trình diễn Tết Ngô của dân tộc Cống (xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, Lai Châu).

Dân tộc Cống (hay còn gọi là Xá, Xá Cống), thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng Miến, là một trong những dân tộc có dân số ít nhất của nước ta, đứng thứ 48 trên tổng số 54 dân tộc của cả nước. Ở Lai Châu có hơn 1.500 người Cống, con số này chiếm 0,36% dân số của tỉnh (Trích số liệu năm 2015). Người Cống ở Lai Châu cư trú ở 6 bản thuộc hai huyện Mường Tè và Nậm Nhùn.

Trong đó có đến 5 bản chỉ có người Cống sinh sống, không xen lẫn cùng các dân tộc khác. Tập quán định cư co cụm này vô tình đã trở thành điều kiện thuận lợi để người Cống bảo tồn được bản sắc văn hóa của mình, điều đó được thể hiện trong các di sản văn hóa như trang phục, kiến trúc nhà ở đến văn học, nghệ thuật dân gian… mà người Cống vẫn còn giữ được nguyên vẹn cho đến tận ngày nay.

1_4.jpg

Người Cống không có quá nhiều lễ hội trong năm, nhưng mỗi lễ hội đều có những điểm độc đáo, phản ánh lịch sử hình thành và phát triển tộc người Cống, cũng như đời sống tâm linh phong phú của họ.

Bà con người Cống coi trọng đời sống tâm linh và Tết Ngô là nghi thức tín ngưỡng lớn nhất trong năm. Tết Ngô lớn hay bé phụ thuộc vào mâm đồ cúng và sản vật bầy trên mâm cúng đều do bà con sản xuất ra.

Tết Ngô thường được tổ chức vào ngày mồng 1-6 âm lịch hằng năm, thời gian bắt đầu mùa mưa.

Theo phong tục của đồng bào, đây là dịp để họ trình báo với tổ tiên về những việc mà họ đã làm được trong năm; cảm ơn tổ tiên đã phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, chăn nuôi, sản xuất gặp nhiều thuận lợi, mùa màng tươi tốt, thóc, ngô đầy nhà.

Sáng sớm ngày 1-6 âm lịch, mọi người diện những bộ trang phục mới và đẹp nhất đến sân nhà văn hóa bản để chuẩn bị nghi thức cúng Tết Ngô. Lễ vật do dân bản cùng nhau đóng góp, gồm: thịt lợn (thủ, đuôi, gan và ruột non); thịt gà, cơm ngô, bánh ngô, rau bí luộc và cua. Người Cống quan niệm, cua là con vật bảo vệ mùa màng. Khi hạt ngô gieo xuống đất, mọc mầm, chim chóc, chuột sóc đến phá hoại, cua sẽ dùng hai càng của nó đuổi chúng đi.

Một tục lệ không thể thiếu của người Cống trong ngày Tết Ngô đó là ra suối tắm và giặt giũ. Khi đi, ai cũng mang theo ít thuốc lào đề cúng ma rừng. Thuốc lào người Cống thơm ngon, theo quan niệm dân gian, ma rừng hút thuốc sẽ nhớ mặt người Cống, để không bắt người Cống đi. Vào ngày Tết Ngô, không cần biết trời nóng hay lạnh, cả bản người Cống cùng xuống suối tắm, để nước suối gột rửa hết bệnh tật, xui xẻo. Nước từ thượng nguồn sẽ mang theo sức khỏe, may mắn cho tất cả mọi người.

Tết Ngô của bản người Cống giờ đây đã có sự giao lưu, góp vui của bà con người Si La, người Mảng, người Lự ở các bản bên cạnh. Sân hội ngày một đông, bà con nhảy múa, hát hò và chơi các trò chơi dân gian.

Bên cạnh giá trị tâm linh, Tết Ngô của người Cống còn mang những nét văn hóa truyền thống độc đáo của tộc người, thể hiện qua trang phục, ẩm thực, văn nghệ, trò chơi dân gian... Phục dựng Tết Ngô tại không gian Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I đã mang lại cho du khách sự hứng khởi, trải nghiệm, hòa cùng các điệu múa dân tộc đầy tươi vui.

Duy trì các lễ hội truyền thống như Tết Ngô cũng giống như gìn giữ, phát triển văn hóa dân tộc Cống, là một nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu, để dân tộc Cống luôn giữ được bản sắc của mình trong bước đường phát triển tương lai.

Tết Ngô gắn liền với những sinh hoạt văn hóa tộc người, mang tính cộng đồng cao, là một kho tàng văn hóa dân gian với nhiều loại hình nghệ thuật, xứng đáng được quan tâm đầu tư, bảo tồn và phát huy góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Huyện Sóc Sơn (Hà Nội): Nhà văn hóa tại các xã NTM kiểu mẫu đều được nâng cấp, chỉnh trang
    Các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn cơ bản được đầu tư, chỉnh trang bài bản. Đó là đánh giá của Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh trong đợt khảo sát các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
  • “Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Từ ngày 01 - 31/7/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức các hoạt động tháng 7 với chủ đề “Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá” với các hoạt động thiết thực, bổ ích, ý nghĩa nhằm tạo sân chơi bổ ích ngày hè cho các bạn nhỏ...
  • Kỳ 3 : Nhà nghiên cứu nói gì về "Thiên Cẩu" và "Thần Cẩu"
    Nhà nghiên cứu văn hoá cho rằng sở dĩ có sự khác nhau giữa hai cách thờ "Thiên cẩu" và "Thần cẩu" bởi: Miếu thờ “Thần Cẩu” ở làng Bao La – Đức Nhuận là sản vật của văn hóa Chămpa và 2 miếu thờ “Thiên Cẩu” ở TDP Trung Đông là sản vật của văn hóa Việt chịu sự ảnh hưởng của đạo giáo.
  • Kỳ 2: Khám phá chuyện “Thiên cẩu” giúp dân, bảo vệ làng
    Khác với câu chuyện về tục thờ "Thần cẩu" ở xã Quảng Phú, hai con chó đá ở tổ dân phố (TDP) Trung Đông (phường Phú Thượng, TP Huế) lại được người dân tôn kính gọi là “Thiên cẩu”- chó của trời. "Thiên cẩu" ở đây có dáng ngồi nhổm, khoan thai… và cũng có những câu chuyện lưu truyền từ đời này sang đời khác ly kỳ không kém "Thần cẩu".
  • Sôi nổi Liên hoan đồng ca hợp xướng “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng”
    Tối 29/6, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, UBND quận Tây Hồ tổ chức Liên hoan đồng ca hợp xướng “Hà Nội - niềm và tin hy vọng” năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm diễn viên nghệ thuật quần chúng đến từ 8 phường trên địa bàn quận.
  • Ly kỳ nét văn hoá độc đáo thờ “chó đá” ở Huế: Kỳ 1 - Làm lễ rước "Thần cẩu"
    Nét văn hóa độc đáo thờ “Thần cẩu” hay "Thiên cẩu", dưới dạng chó đá,... đang được người dân ở Thừa Thiên Huế duy trì và gắn liền với cuộc sống cùng nhiều giai thoại ly kỳ chưa lời giải. Thậm chí, nhiều nơi người dân còn lập miếu để thờ chó đá và tôn kính gọi với tên thờ “Ngài”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Rước quạt thờ ở hội làng Canh Hoạch
    Canh Hoạch tên xưa là Cổ Hoạch, tên Nôm là làng Vạc hay làng Vác thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai.
  • Hà Nội đồng lòng cùng xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số
    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành công điện số 05/ CĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2024 về việc tăng cường phương thức tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp với chính quyền các cấp qua nền tảng “Công dân Thủ đô số" – iHaNoi.
  • Đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động tạo sự chuyển mình cho văn học nghệ thuật Thủ đô
    Sáng ngày 5/7, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện một số sở, ban, ngành của Thành phố Hà Nội, các đồng chí Thường trực Hội, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp và chủ tịch 9 hội chuyên ngành trực thuộc hội.
  • Huyện Đan Phượng quyết tâm cải thiện chỉ số cải cách hành chính
    UBND huyện Đan Phượng (Thành phố Hà Nội) cho biết, việc thực hiện cải cách hành chính (CCHC) trong năm qua đạt được các kết quả nổi bật, nhiều trục tiêu chí được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, một số trục tiêu chí chưa đạt kết quả như mong muốn. Chính vì thế, huyện Đan Phượng quyết tâm, nỗ lực cải thiện chỉ số CCHC năm 2024 với 7 nhiệm vụ trọng tâm.
  • 228 tác phẩm vào Vòng Chung khảo Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XVI
    Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XVI, năm 2024 diễn ra từ ngày 9 đến 14-7. Đây là hoạt động nghiệp vụ của ngành phát thanh Việt Nam, được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần, nhằm phát hiện, tôn vinh những tác giả, tác phẩm xuất sắc của những người làm báo phát thanh cả nước. Liên hoan cũng là cơ hội để các nhà báo, biên tập viên, phóng viên giao lưu, học hỏi, nâng cao nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh.
Đừng bỏ lỡ
Độc đáo Tết Ngô của người Cống ở Lai Châu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO