Độc đáo phong tục đón năm mới trên thế giới

Tiến Đạt/HNM Theo World Strides/Lifehack| 31/12/2018 22:24

Phong tục đón năm mới ở mỗi quốc gia lại mang một màu sắc và nét độc đáo khác nhau, song tựu chung, đây là dịp để gia đình, bạn bè sum họp, cùng nhìn lại năm qua và cầu chúc những điều may mắn, suôn sẻ sẽ đến trong năm tới.

1. Nhật Bản: 108 tiếng chuông chùa

Độc đáo phong tục đón năm mới trên thế giới

Vào thời khắc giao thừa, tất cả các ngôi chùa ở Nhật Bản đều gióng lên 108 tiếng chuông truyền đi khắp đất nước theo nghi lễ Phật giáo để xua đuổi tà ma và chào đón năm mới với nhiều ước vọng về cuộc sống yên bình và hạnh phúc. 

2. Trung Quốc: Sơn cửa nhà màu đỏ 

Để chào đón năm mới, nhiều người dân Trung Quốc sẽ sơn lại cửa chính của nhà với màu đỏ tươi tắn - tượng trưng cho hạnh phúc và may mắn. Nhiều người sẽ giấu con dao đi chỗ khác để không ai bị thương do dao cứa - việc được cho là sẽ ảnh hưởng tới may mắn của gia đình trong năm tiếp theo. 

3. Philippines: Hình tròn tượng trưng cho thịnh vượng

Độc đáo phong tục đón năm mới trên thế giới

Tại Philippines, hình tròn là hình tượng trưng cho sự thịnh vượng, nên cứ đến dịp năm mới, một số người sẽ lựa chọn cho mình trang phục có họa tiết chấm bi, ăn những hoa quả có hình tròn và tung đồng xu. 

4. Tây Ban Nha: Ăn 12 quả nho lúc giao thừa

Tại Tây Ban Nha, người dân sẽ ăn 12 quả nho vào mỗi giây đồng hồ điểm trước tiếng chuông báo hiệu năm mới. Mỗi quả nho tượng trưng cho việc cầu may mỗi tháng trong năm. Tại các thành phố lớn như Madrid hay Barcelona, người dân sẽ tập trung tại quảng trường chính để cùng ăn nho và uống rượu cava cổ truyền. 

5. Đan Mạch: Đập đĩa để xua đuổi xui xẻo

Độc đáo phong tục đón năm mới trên thế giới

Người dân Đan Mạch chào đón năm mới bằng cách ném những chiếc đĩa, ly cũ vào cửa nhà hàng xóm và bạn bè để xua đuổi xui xẻo. Nhiều chén đĩa vỡ trước cửa nhà tượng trưng cho nhiều điều may mắn sẽ đến với gia chủ trong năm mới. Ngoài ra, nhiều người cũng đứng trên ghế và nhảy xuống vào lúc giao thừa, thể hiện việc bước sang tháng 1 năm mới với hy vọng may mắn. 

6. Hy Lạp: Treo hành tây trước hiên nhà

Theo truyền thống, người Hy Lạp sẽ treo một củ hành tây trước cửa chính của nhà vào dịp năm mới như một biểu tượng của sự tái sinh. Vào buổi sáng ngày đầu tiên của năm mới, bố mẹ sẽ gọi các con thức giấc bằng cách gõ nhẹ củ hành tây vào đầu đứa trẻ. 

7. Brazil: Ném hoa xuống biển

Vào mỗi dịp đón năm mới, hàng ngàn người dân Brazil có truyền thống ném cành hoa trắng xuống biển để tế nữ thần biển với hy vọng mọi ước mong trong năm mới sẽ thành hiện thực. Ngoài ra, họ còn có thể ném những món đồ khác đặc trưng cho phái nữ như nước hoa, trang sức, son môi đặt trong những con thuyền gỗ nhỏ.

8. Canada: Nhảy xuống nước băng giá

Độc đáo phong tục đón năm mới trên thế giới

Được biết với tên gọi “Polar Bear Swim” (Gấu Bắc Cực bơi) bắt đầu từ năm 1920, người Canada có truyền thống nhảy xuống dòng nước băng giá tại Vịnh English để chào đón năm mới. 

9. Ecuador: Đốt bù nhìn

Độc đáo phong tục đón năm mới trên thế giới

Vào đêm giao thừa, các gia đình tại Ecuador sẽ tập trung ở bên ngoài nhà và cùng nhau châm lửa đốt bù nhìn rơm nhằm “tiêu hủy” những xui xẻo, năng lượng xấu cho một năm mới may mắn hơn. Mỗi gia đình sẽ tự làm bù nhìn riêng từ giấy báo, gỗ vụn và đem đốt ở ngoài nhà mình.

10. Scotland: Mời trai đẹp da đen đến xông nhà

Tục xông nhà hay còn có tên “Hogmanay” ở Scotland cho rằng, người đầu tiên bước vào nhà ngay sau tiếng chuông điểm 0h thường sẽ quyết định may mắn cho gia chủ trong suốt 12 tháng tới. Vị khách được chào đón nhất và được cho là đem lại nhiều may mắn nhất sẽ là một người đàn ông da đen, cao to, đẹp trai với món quà nhỏ là một chai rượu whiskey hoặc mẩu than đen.  
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Độc đáo phong tục đón năm mới trên thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO