Đình Kiều Đông

Phạm Bá Dực| 22/03/2018 08:16

Cầu Đông là làng Việt cổ thuộc tổng Đường Xuyên, huyện Phù Vân, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam, sau này đổi thành tỉnh Hà Nội, rồi Hà Đông, Hà Sơn Bình, Hà Tây. Sau cách mạng tháng Tám, làng được đổi tên là Kiều Đông thuộc xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông - nay thuộc TP. Hà Nội. Đình lấy tên làng là Kiều Đông thờ Trung Thành phả tế Đại vương - một vị thiên thần có công giúp dân giúp nước, làm thuốc chữa bệnh cho dân làm Thành hoàng làng. Đình còn lưu giữ các tư liệu Hán Nôm, các bản sắc phong và gi

Đình Kiều Đông
Đình Kiều Đông - công trình kiến trúc cổ tiêu biểu, đặc trưng của văn hóa làng xã đồng bằng Bắc Bộ.
Thời đại Hùng Vương thứ 18 có nhà họ Hải ở quận Hải Đông, đạo Hải Dương. Cả hai vợ chồng luôn làm điều thiện, sống hiền lành, chan hòa với mọi người. Cả hai tuổi đã cao nhưng hiếm muộn về đường con cái. Vào một ngày hè đẹp trời, hai vợ chồng ra bãi biển. Bỗng gió to sóng lớn nổi lên ầm ầm. Chỉ trong chốc lát trời quang mây tạnh. Người vợ nhìn thấy một con rồng vàng nổi trên mặt nước và sinh ra 5 quả trứng. Và trứng trôi đến trước mặt bà. Bột công cũng nhìn thấy và cho là điềm lạ, là báu vật mà thủy phủ ban cho. Bà lội ra và vớt lên xem thì những quả trứng vỡ ra và tan vào nước rồi thấm vào cơ thể. Từ đấy bà mang thai. Sau 14 tháng, tới ngày 12/2 bà sinh ra một bọc có 5 người con trai với dung mạo khác thường. Ông bà đặt tên cho các con là: Cự Lâm, Hồng Lý, Trường, Thạch Khanh và Quý Lân. Năm anh em mặt mũi kỳ dị, thân thể to lớn. Giữa lưng trở xuống có ghi Nhị thập bát tú. Người con cả, trên đầu và hai bên tả hữu đều có sừng, hình tròn như quả trứng. Người thứ hai, dưới chân có 10 móng vuốt đều dài như móng rồng và màu đỏ. Người thứ ba, tay dài quá gối, mặt vuông chữ điền, tai to, mặt đỏ như mặt trời mới mọc, tóc như kỳ lân. Người thứ tư, diện mạo kỳ dị, chân tay đầy lông, lòng bàn tay có chữ Vương. Người thứ năm, mũi rồng hàm én, mắt như sư tử và rất sáng.

Được 4 tuổi, cha mẹ tầm sư học đạo, do thông minh nên mấy năm đã thông tỏ kinh sử; trên thông thiên văn, dưới tường địa lý. Lớn lên đều có sức vóc phi thường. Lúc đi đường thì gió thổi mưa sa, sấm chớp ầm ầm. Khi đó lại có đám mây như cái tán che trên đầu. Đi trên mặt nước như đi trên mặt đất. Khi được 16 tuổi thì mẹ qua đời vào ngày 7/12.

Lúc này nhà vua mở khoa thi để kén nhân tài, năm anh em đều về kinh ứng thí. Vua Hùng Duệ Vương nhận thấy 5 anh em là những nhân tài xuất chúng. Người đã ban tước, cho lập ấp, cấp ruộng theo thứ tự cao thấp khác nhau. Người anh cả được phong Đông Long Thái sư (tức Cự Lâm, và sau này được phong Trung Thành Đại vương). Người thứ hai được phong Tây Long Thái phó. Người thứ ba được phong Nam Long Trưởng lệnh, quyền trưởng Trung Hoa (?) tể quốc làm thổ lệnh, thống lĩnh thủy binh. Người thứ tư là Bắc Long Thái Bảo. Người thứ năm là Thiếu Long. Nhà vua còn phong người cha là Bột công Đại vương.

Sau đó nhà vua còn cho 5 anh em mang theo 5 đạo quân đi kinh lý ở 5 phương để cầu mưa, trị thủy. Từ đó nhân dân thoát khỏi cảnh hạn hán đói kém. Cấy cày trồng trọt mùa màng bội thu, đời sống no đủ. Mọi người khỏe mạnh không còn ốm đau bệnh tật.

Sau 10 năm nhân dân sống trong cảnh thanh bình thịnh trị, bỗng nhiên xảy ra nạn hồng thủy, nhiều làng mạc bị nước cuốn trôi. Hùng Duệ Vương triệu Trưởng công cầm quân cứu hộ, giúp dân đắp đê, khôi phục đường xá bị vỡ. Ngài đi đến đâu đều được thủy thần, giao long phù trợ nên đã khắc phục nạn lũ lụt phá hủy, đời sống người dân trở lại bình thường.

Thuở ấy, Hùng Duệ Vương tuổi đã cao lại không có người kế vị, nên Thục Phán đem quân xâm lược Văn Lang hòng cướp ngôi báu. Hùng Duệ Vương triệu Tản Viên Sơn Thánh và Thái công thống lĩnh hai đạo quân thủy bộ tiến đánh quân Thục trên đất Biền Châu. Mấy chục vạn quân Thục bị đánh tan tác, chúng phải tháo lui. Thắng trận trở về, Ngài được nhà vua phong mỹ tự là Trung Thành Đại vương. Sau này quân Thục nhiều lần đem quân tái xâm chiếm bờ cõi hòng cướp ngôi vua. Nhưng Tản Viên Sơn Thánh và Trung Thành Đại vương đã cầm quân đánh tan quân Thục để giữ yên bờ cõi.

Đất nước trở lại thái bình, đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc. Trung Thành Đại vương vi hành khắp thiên hạ, lên rừng xuống biển không đâu không đến. Vào một ngày, Ngài đáp thuyền đến trang Tông Chất. Nhận thấy nơi đây sông nước hữu tình, trên bến dưới thuyền, cảnh quan thơ mộng, người dân sống đủ đầy. Mặt khác, trang Tông Chất lại gần ngã ba Lương Giang có thể lập quân doanh cho thủy binh rất thuận lợi. Ngài tâu vua xin lập hành cung tại đây. Vua Hùng chuẩn y... Sau này, một lần cầm quân dẹp loạn, thắng trận trở về, Ngài mở tiệc khao thưởng quân sĩ, rồi hướng về đất Phong Châu vái lạy vua Hùng và hóa vào ngày 10/6 tại ngã ba Lương Giang (từ làng Kiều Đông theo dòng Lương Giang về hướng Đông khoảng 1km đến ngã ba sông). Nhớ công lao của Ngài, nhà vua chiếu chỉ cho trang Tông Chất và nhiều nơi lập đền thờ; đồng thời phong mỹ tự Phổ tế Trung Thành Đại vương thượng đẳng phúc thần. Trong đó có làng Kiều Đông cũng thờ Ngài làm Thành hoàng.

Trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần… thần đều tỏ rõ linh thiêng giúp dân cứu nước, nên các triều vua đều gia phong mỹ tự và sắc phong để hậu thế phụng thờ. Hiện tại, đình còn lưu giữ 2 bản sắc phong do các triều đại phong kiến ban và phong Thần cho đức Thành hoàng. Trong đó có một bản phong cho Nguyệt Nga phu nhân tôn thần, triều vua Khải Định thứ 9 (1924). Nguyên văn bản sắc phong như sau:

“Sắc Hà Đông tỉnh, Phú Xuyên huyện, Cầu Đông xã tòng tiên phụng sự Nguyệt Nga phu nhân tôn thần nguyên tặng sắc nghiêm hình quang huy lăng viên tĩnh tế tĩnh dực bảo trung hưng nguyên trung đẳng thần hộ quốc tí dân lẫm trứ linh ứng tiết mông. Ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự tứ kim chính trị trẫm tứ tuần đại khánh tiết kinh ban bảo chiếu đàm ân lễ long đăng trật trứ gia tặng trang vi thượng đẳng thần đặc chuẩn phụng sự duy trì quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai.

Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật”.

Đình Kiều Đông với những giá trị khoa học, nghệ thuật, văn hóa và lịch sử nổi bật, là công trình kiến trúc cổ tiêu biểu, đặc trưng của văn hóa làng xã đồng bằng Bắc Bộ. Ngôi đình đã có cách nay trên 200 năm do người dân xây dựng. Ngôi đình mang dấu ấn và phong cách nghệ thuật nhiều giai đoạn phát triển khác nhau qua các lần trùng tu tôn tạo và vẫn đậm nét của nghệ thuật điêu khắc truyền thống.

Ngôi đình hướng Bắc, trước nghi môn là hồ nước lớn bên bờ dòng Lương Giang xanh trong. Đây là nơi tụ linh, tụ khí và tụ phúc của làng. Phong cách nghệ thuật kiến trúc mang đậm dấu ấn phong cách thời Lê. Qua thời gian, đến những lần trùng tu tôn tạo một số hạng mục chạm khắc theo phong cách thời Nguyễn. Nhưng nhiều hạng mục chạm khắc vẫn đậm nét của nghệ thuật thời Lê.

Lễ hội của làng Kiều Đông gắn liền với ngày sinh, ngày hóa của Thần vẫn còn duy trì cho đến ngày nay. Những ngày lễ hội, nhân dân dù đi làm ăn nơi xa đều quần tụ về làng hành lễ, cầu mong Quốc thái dân an, con cháu, anh em, nhân dân gần xa về họp… và bàn việc xây dựng các công trình của làng… tình làng nghĩa xóm thêm bền chặt chan hòa… 
(0) Bình luận
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Lời cảm ơn của Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội
    Ngày 25/6/2025, Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội tổ chức trang trọng hội nghị Gặp mặt tri ân các thế hệ nhà báo Thủ đô và khen thưởng tập thể, cá nhân hội viên nhà báo các cơ quan báo chí Hà Nội, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
  • Tôn vinh 80 gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô
    Hướng tới kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2025), sáng 26/6 tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô năm 2025. Sự kiện góp phần tôn vinh những mái ấm gương mẫu, giàu trách nhiệm với cộng đồng, góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa trong đời sống xã hội.
  • Tây Hồ: Vững bước trên hành trình kiến tạo đô thị hiện đại, văn minh và giàu bản sắc
    Ba thập kỷ nhìn lại, quận Tây Hồ đã ghi tên mình vào bản đồ đô thị hiện đại của Thủ đô Hà Nội không chỉ bằng những công trình, con đường hay chỉ số tăng trưởng mà bằng cả những chuyển biến sâu sắc trong chất lượng sống, trong tư duy quản trị và trong tinh thần xây dựng cộng đồng người dân “thanh lịch, văn minh”, đúng với bản sắc của đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến.
  • Nhà báo Hồ Quang Lợi: “Viết về Hà Nội luôn có sự rung cảm của trái tim”
    Không sinh ra tại Hà Nội nhưng nhà báo Hồ Quang Lợi – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới có một tình yêu lớn với Thủ đô. Ông chia sẻ: “Đọc các bài viết, xem một số bộ phim truyền hình anh em báo chí làm về Hà Nội, tôi thấy trong đó không chỉ có kỹ năng về nghề nghiệp, mà luôn có rung cảm của trái tim. Trái tim dành cho Hà Nội. Trái tim dành cho đất nước Việt Nam của chúng...”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Hà Nội tuyên dương 39 tập thể, cá nhân trong "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"
    Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo 138 thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ); tuyên dương các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2025.
  • [Inforgaphic] Mô hình sơ đồ tổ chức chính quyền xã thuộc Thành phố Hà Nội từ 1/7/2025
    Theo Luật số 72/2025/QH15 tổ chức chính quyền địa phương đã được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 16/6/2025; Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025, từ ngày 1/7/2025, Thành phố Hà Nội chính thức đưa vào hoạt động 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường mới. Theo đó, mô hình tổ chức chính quyền xã của Thành phố Hà Nội từ 1/7/2025 đã có sự thay đổi khi Thành phố triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Đừng bỏ lỡ
Đình Kiều Đông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO