Đình Đông Thành

hanoimoi| 11/05/2022 17:08

Nằm cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 800m, đình Đông Thành (số 7 phố Hàng Vải, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm) được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX, dưới thời vua Minh Mạng (1820 - 1840), sau khi sáp nhập hai thôn Đông Thành và Đông Thành Thị.

Đình Đông Thành

Đình là nơi dân làng Đông Thành thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ, một trong 4 vị thần trấn giữ Thăng Long. Trong hậu cung của đình hiện còn pho tượng vị thần này được làm bằng gỗ với chiều cao 1,5m, bề ngang 0,8m. Pho tượng được chạm khắc tinh xảo, mô phỏng theo pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ ở đền Quán Thánh.

Trải qua bao thăng trầm dâu bể, đặc biệt là hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, đình Đông Thành không còn giữ được nguyên vẹn kiến trúc gốc. Năm 2013 - 2014, quận Hoàn Kiếm đã tiến hành di dời nhiều hộ dân để tu bổ, khôi phục ngôi đình theo kiến trúc ban đầu. Đình Đông Thành hiện có khuôn viên nhỏ hơn ban đầu với tổng diện tích gần 460m2 và được phục dựng lại nét kiến trúc cổ với mặt bằng hình chữ “công”, gồm các hạng mục: Nghi môn, tòa bái đường, nhà thiêu hương, hậu cung. Mái đình lợp ngói ta, hai bên xây trụ cao, trên đắp hình con nghê. Phía sau nghi môn là một cây đa cổ thụ với bộ rễ lớn, tán cây tỏa rộng, quanh năm che mát cho đình Đông Thành. Ngoài ra, đình còn có sân vườn và một cửa hậu mở ra phía phố Hàng Bút.

Đình Đông Thành hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật quý như cặp bia đá “Đông Thành bi ký” niên hiệu Minh Mạng và 8 tấm bia khác, trong đó có “Trùng tu Đình Vũ bi ký” dựng năm Canh Tuất (1850) và “Đông Thành thị thôn bi lục” dựng năm Thành Thái 17 (1906), văn bia niên hiệu Duy Tân 4 (1910); 9 đạo sắc phong của các triều đại vua Nguyễn cùng hoành phi, câu đối, ngai rồng, bài vị, nhang án, cửa võng. Ngoài ra, trong đình còn có nhiều đồ thờ cúng giá trị như bình thiên hương, chóe thời Nguyễn, 4 ngai thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng, tượng Thổ thần, 2 tượng Hộ pháp, tượng Phật Thích Ca, 2 pho tượng thị nữ đứng chầu...

Đình Đông Thành còn là di tích cách mạng kháng chiến. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đây là nơi trung đội tự vệ chiến đấu khu Đông Thành đóng quân và là trạm cứu thương, trung chuyển thương binh của Liên khu I. Với những giá trị về văn hóa - lịch sử, năm 2014, đình Đông Thành đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.

(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
Đình Đông Thành
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO