Nhịp sống Hà Nội

Đền Sóc nhộn nhịp trước ngày khai hội

Hải Truyền 21:45 01/02/2025

Lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) năm 2025 sẽ khai hội vào ngày 3/2 (tức ngày 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đây được xem là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội cũng như khu vực phía Bắc. Những ngày đầu năm mới, trước thời điểm khai hội đã có rất đông người dân và du khách đến với Khu di tích đền Sóc để du xuân, vãn cảnh và cầu bình an.

z6278156258683_c3a47d215790c2978d9c420e3b7da393.jpg

Khu di tích đền Sóc là nơi thờ Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương) – một trong tứ bất tử trong tín ngưỡng của người Việt nằm ở chân núi Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.

dsc09608.jpg

Lễ hội Gióng đền Sóc khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm, đây là sự kiện văn hoá, tín ngưỡng lớn bậc nhất của Hà Nội trong dịp đầu năm mới, lễ hội Gióng đền Sóc hàng năm thu hút hàng triệu người dân địa phương và du khách đến tham quan, vui chơi, làm lễ cầu may đầu Xuân.

dsc09629.jpg

Theo Ban tổ chức, lễ hội Gióng đền Sóc năm 2025 sẽ gồm 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Giống như những mùa lễ hội trước, vào ngày chính hội, mùng 6 tháng Giêng - Ngày Gióng hóa thánh cưỡi ngựa bay về trời theo truyền thuyết, đúng nửa đêm sẽ khai màn lễ khai quang - Tắm cho tượng Thánh Gióng. Tiếp đó sẽ là lễ rước 8 lễ vật và lễ tế của các thôn làng. Phần hội sẽ bao gồm các hoạt động thi đấu thể thao và các trò chơi dân gian truyền thống. Đặc biệt là cuộc thi húc cầu và trò chơi kéo mỏ độc đáo.

dsc09615.jpg

Lễ hội Gióng đền Sóc hàng năm thu hút sự tham gia của hàng triệu người dân địa phương và du khách. Được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là "Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại" vào năm 2010, lễ hội Gióng tại đền Sóc đã trở thành niềm tự hào của người dân huyện Sóc Sơn nói riêng cũng như Hà Nội và cả nước.

dsc09659.jpg

Được xem là chốn linh thiêng bậc nhất của Thủ đô, tọa lạc ở nơi có địa thế đẹp, có rừng thông cổ thụ bao quanh tạo không gian thanh tịnh trong lành, Khu di tích đền Sóc đã trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo người dân và du khách trong dịp đầu năm mới.

dsc09680.jpg

Cùng với hoạt động dâng lễ cầu bình an tại đền Sóc thì những trò chơi dân gian, những không gian ẩm thực độc đáo tại những khu vực phụ trợ cũng thu hút sự quan tâm rất lớn của du khách, đặc biệt là các bạn trẻ.

dsc09696.jpg

Theo Ban tổ chức, dự kiến năm nay những ngày chính hội thời tiết sẽ khô ráo, là điều kiện thuận lợi để người dân và du khách về du Xuân, xem hội. Tính đến thời điểm đầu năm mới, mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội đã hoàn tất. UBND huyện Sóc Sơn và Ban quản lý khu di tích đền Sóc sẽ nỗ lực cao nhất để tổ chức lễ hội Gióng năm 2025 trang trọng, an toàn, truyền tải những giá trị tốt đẹp trong tín ngưỡng và văn hóa của dân tộc đến với mọi người dân và du khách.

Bài liên quan
  • Sóc Sơn: Sôi động Lễ hội mua sắm năm 2024
    Thực hiện Chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội năm 2024; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội chủ trì, phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức Lễ hội mua sắm năm 2024 với 120 gian hàng và hơn 1000 sản phẩm là các hàng hóa nông sản, đặc sản vùng miền, thực phẩm chế biến, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ và sản phẩm làng nghề truyền thống.
(0) Bình luận
  • Trải nghiệm những điểm du xuân ở Thủ đô trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, Thủ đô Hà Nội lại khoác lên mình vẻ đẹp rực rỡ của mùa xuân. Tết Ất Tỵ 2025, người dân và du khách có thể ghé các địa điểm du xuân lý tưởng ở Hà Nội đầy sắc màu với nhiều hoạt động văn hoá, góp phần làm tăng thêm ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền.
  • Gợi ý 8 điểm vui chơi hấp dẫn trong dịp Tết tại Thủ đô
    Tết Nguyên đán là dịp mà Hà Nội trở nên lung linh và đầy sắc màu, thu hút du khách từ khắp nơi đến tham quan và chụp ảnh. Nếu bạn đang tìm kiếm những địa điểm vui chơi và những góc chụp ảnh check-in đẹp để lưu lại những khoảnh khắc ngọt ngào trong ngày Tết này, dưới đây là một số gợi ý hấp dẫn không thể bỏ qua.
  • Ấn tượng “Tết làng Việt” xuân Ất Tỵ tại làng cổ Đường Lâm
    Tham dự chương trình “Tết làng Việt” xuân Ất Tỵ ngày 18/1 (tức ngày 19 tháng Chạp), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng các đại sứ, du khách trong và ngoài nước ngoài bày tỏ sự ấn tượng về không gian Tết Việt tại làng cổ Đường Lâm (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội).
  • Tết làng Việt 2025 tại làng cổ Đường Lâm
    Đã thành thông lệ, cứ vào dịp Tết đến Xuân về, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) lại tổ chức chương trình "Tết làng Việt" nhằm quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là các phong tục Tết của người Việt.
  • Thức quà ấm đêm đông
    Hà Nội đã vào đông! Trong tiết trời giá rét, người ta lại thèm vô cùng cái cảm giác ngồi co ro bên bếp lửa hồng, hít căng lồng ngực hương thơm hấp dẫn của những mẻ ngô khoai nướng dở. Bàn tay lạnh cóng dần được sưởi ấm, da dẻ căng khô vì lửa nóng nhưng miệng vẫn xuýt xoa để nhấm nháp từng miếng ngô khoai thơm ngon.
  • Vườn hoa bãi đá sông Hồng: Điểm check-in và trải nghiệm không thể bỏ lỡ
    Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm một không gian yên bình để thư giãn, trải nghiệm và chụp những bức ảnh kỷ niệm ấn tượng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Rắn trong nghệ thuật tạo hình
    Chuyện cổ tích Việt Nam kể rằng Thạch Sanh giết được mãng xà trong miếu thờ trừ họa cho dân làng, lại bị Lý Thông hãm hại và tranh công. Câu chuyện đã được hình tượng hóa bằng nghệ thuật tranh khắc gỗ và in trên giấy bản để nhiều người có dịp treo trong dịp Tết. Hình tượng rắn dữ dằn, rõ là một con rắn hổ mang bành, thân uốn khúc miệng phun lửa, đại diện cho Thần Ác. Cách chọn gam màu nóng đã thể hiện cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác gay go, đẫm máu.
  • Xuân về, trò chuyện với tác giả “Mùa xuân, làng lúa làng hoa”
    “Lúa ơi thơm ngát cho em hát cùng người/ Bởi lúa yêu cuộc đời nên xanh thắm tươi ruộng đồng/ Sóng lấp lánh mặt hồ cho hoa em ngào ngạt/ Hương hoa bay dào dạt/ Làng hoa em gọi mùa - Mùa xuân...”
  • Rắn trong kho tàng văn chương truyền miệng của người Việt
    Theo chu kỳ Thiên can Địa chi của văn hóa phương Đông, năm 2025 là năm Ất Tỵ - năm con rắn. Người xưa xếp rắn đứng thứ ba trong bốn con vật: chim, cá, rắn, voi (“nhất điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng”). Trong con mắt của người xưa, rắn ẩn chứa nhiều huyền bí, ma thuật, bởi thế rắn được coi là linh vật để thờ cúng ở một số nơi. Hình ảnh, đặc điểm con rắn từ xa xưa đã đi vào tâm thức của người Việt qua lời ăn tiếng nói, ca dao tục ngữ, truyền thuyết và những câu chuyện cổ... Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ, xin kể đôi lời về loài rắn trong kho tàng văn chương truyền miệng đầy chất liên tưởng và hóm hỉnh của người Việt.
  • Danh sách các điểm lắp đặt camera phạt nguội tại Hà Nội
    Theo kế hoạch, thành phố Hà Nội sẽ lắp thêm hơn 40.000 camera giám sát trong giai đoạn 2025-2030 và giai đoạn sau 2030; trong đó có hơn 23.700 camera phục vụ giám sát đảm bảo an ninh, trật tự và xử lý vi phạm.
  • Năm 2025, Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp
    Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 20/KH-UBND về việc quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
  • Trang trọng Lễ rước kiệu đền Hai Bà Trưng
    Sáng 1/2 (tức mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), nghi thức rước kiệu Hai Bà Trưng năm 2025 mở đầu cho lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã trang trọng diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.
  • Ban mai
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ban mai của tác giả Nguyễn Bình Phương.
  • 9 lễ hội đặc sắc của Hà Nội
    Là một địa danh ngàn năm văn hiến, những lễ hội truyền thống ở Hà Nội cũng được lưu giữ và truyền lại từ đời này qua đời khác. Như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần người dân Thủ đô, chứa đựng những giá trị văn hóa tiêu biểu tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Ra mắt phần 2 phim tài liệu "Hồ Chí Minh - Con đường phía trước"
    Với độ dài 2 tập (20 phút/tập), bộ phim tái hiện 1 giai đoạn lịch sử khi Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô với giấy thông hành mang tên người thợ ảnh “Chen Vang”.
  • Đền Hai Bà Trưng: Di tích quốc gia đặc biệt, điểm du lịch văn hóa tâm linh
    Đền Hai Bà Trưng là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam, thờ hai nữ tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị - hai vị anh hùng đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên) giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc. Ngày nay, nơi đây còn là điểm đến tâm linh hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch khắp nơi đến tham quan, chiêm bái.
  • Tết truyền thống cùng sắc thái văn hóa Mường tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
    Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc “Vui xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hóa Mường, Hòa Bình” vào hai ngày mùng 4-5 Tết (tức ngày 1 và ngày 2/2 dương lịch).
  • Nhân dân Thủ đô mừng xuân Ất Tỵ trong văn minh, an toàn, vui tươi
    Ngày 30-1, UBND thành phố Hà Nội ban hành Báo cáo số 38/BC-UBND về tình hình giữa kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 từ ngày 25-1 đến ngày 30-1-2025 (từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến ngày mùng 2 Tết năm Ất Tỵ).
  • [Podcast] “Chơi chữ” ngày Tết – Nét đẹp văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt xưa, tục treo câu đối trong nhà ngày xuân là một thú vui tao nhã thể hiện trí tuệ và nghệ thuật chơi chữ của người sử dụng câu đối. Những câu đối treo trong ngày Tết thường mang ý nghĩa tốt đẹp và đôi khi nhắc nhở mỗi chúng ta về những điều tốt đẹp, về đạo đức, về lối sống, về cách hành xử hàng ngày. Đó còn là ý nghĩa thể hiện ước mơ, mong ước một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, thành công, tấn tài tấn lộc.
  • Khám phá địa danh lịch sử, văn hoá qua bộ sách song ngữ "Hà Nội - Sài Gòn du ký"
    Bộ sách song ngữ Hà Nội - Sài Gòn du ký là bộ sách độc đáo kết hợp giữa yếu tố du ký, tranh truyện, mang đến cho độc giả một hành trình thú vị khám phá vẻ đẹp và văn hóa đặc sắc của hai thành phố nổi tiếng nhất Việt Nam: Hà Nội và Sài Gòn.
  • Nhiều hoạt động mang đậm không khí Tết cổ truyền tại Hà Nội
    Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kéo dài 9 ngày (từ ngày 25/1 đến hết ngày 2/2/2025, tức từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại TP. Hà Nội diễn ra nhiều sản phẩm văn hóa, du lịch hấp dẫn, chất lượng... là những sự kiện sôi động, hấp dẫn nhằm thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Đền Sóc nhộn nhịp trước ngày khai hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO