Đại Lễ Vu Lan “Đạo hiếu và Dân tộc” năm 2017

Đặng Đình Đạt| 17/08/2017 11:43

Chiều 15/08 tại chùa Quán Sứ, số 73 phố Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo về Chương trình Đại lễ Vu Lan năm 2017 do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức thường niên.

 Kể từ năm 2014 đến nay, Ban Tổ chức đã lựa chọn các chủ đề khác nhau phù hợp với chương trình, cũng như cách thức tổ chức để chương trình cuốn hút hơn, mong muốn mang lại nhiều ý nghĩa xã hội rộng lớn, nhằm để lại ấn tượng mùa Vu Lan hiếu hạnh trong cảm nhận và sự sẻ chia của nhân dân, tăng ni, phật tử.
Đại Lễ Vu Lan “Đạo hiếu và Dân tộc” năm 2017

Ban Chủ Tọa tại buổi họp báo

Năm nay với chủ đề “Đạo hiếu và Dân tộc” chương trình được tuyên truyền rộng rãi trên khắp 63 tỉnh thành. Các tấm gương tiêu biểu được Ban trị sự Phật Giáo tập hợp và lựa chọn trên cả nước để gửi về chương trình. Với mục đích tôn vinh các tấm gương đạo hiếu tiêu biểu, tri ân các Anh hùng Liệt Sĩ, các thương bệnh binh, các gia đình chính sách, những người có đóng góp cho xã hội để kỉ niệm ngày 27/07, Quốc Khánh 02/09 và Đại hội Phật Giáo Toàn Quốc lần thứ 8 được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11. Chương trình sẽ có nhiều tiết mục đặc sắc, Nội dung phong phú, có kịch và tiểu phẩm về tấm gương đạo hiếu. Chương trình dự kiến sẽ được tổ chức vào 19h45 tối ngày 31/08/2017 (10/07/ Đinh Dậu) tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Chương trình sẽ dành tặng 20 sổ tiết kiệm mỗi sổ trị giá 5 triệu đồng cho các tấm gương tiêu biểu. Các tấm gương đạo hiếu không phân biệt về tôn giáo, giới tính, tuổi tác người xuất gia hay người tại gia; có những hành động hiếu thảo trên tiêu chí “Tứ ân” của đạo Phật: Ân Tam bảo, Ân Sư trưởng, Ân quốc gia, xã hội, Ân cha mẹ và Ân chúng sinh đều có thể tham gia.

Để tôn vinh đúng người, đúng nhân vật, Ban Tổ chức kính mời các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là các phóng viên, nhà báo giới thiệu những tấm gương cụ thể trong đời sống xã hội.

Các cá nhân có nhu cầu tham gia chương trình có thể tìm hiểu thông tin về hồ sơ tham gia tại trang web: phatgiao.org.vn hoặc Kênh Truyền hình An Viên. Thời hạn nhận danh sách nhân vật tấm gương hiếu thảo đến hết ngày 20 tháng 08 năm 2017.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Nhiều tác phẩm độc bản của họa sĩ Lê Bá Đảng đưa từ Pháp về lần đầu triển lãm
    Trong số 150 tác phẩm mỹ thuật với chủ đề “Khát vọng Hòa bình” của hoạ sĩ Lê Bá Đảng được trưng bày thì có 100 tác phẩm lần đầu tiên được đưa về từ Pháp.
  • Chuẩn bị diễn ra Lễ hội khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương
    Lễ hội khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024 dự kiến được tổ chức trong 04 ngày, từ ngày 20-23/9/2024. Địa điểm tại Khu Công viên Văn hóa Tràng An (gần UBND phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình).
  • Chuyên gia UNESCO khảo sát bãi cọc Bạch Đằng để góp ý vào hồ sơ đề cử Di sản thế giới
    Tháng 8 tới đây đoàn chuyên gia quốc tế UNESCO/ICOMOS (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc /Hội đồng di tích và di chỉ Quốc tế) cùng với các chuyên gia Việt Nam đã khảo sát, thẩm định thực địa tại các Bãi cọc Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) để góp ý vào hồ sơ đề cử Di sản Thế giới đối với Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Chính sách mới, cơ sở pháp lý mới giúp Hà Nội không để “lọt” người tài
    Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua, tạo động lực để Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam sớm cán đích “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”. Đặc biệt, với các chính sách mới, cơ sở pháp lý mới trong Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ giúp Hà Nội thu hút được nhiều người tài để phát triển Thủ đô.
  • “Bão Thánh Gióng hái cà” ở làng Bẽ
    Nói đến sự tích Thánh Gióng, mọi người đều nhớ chuyện cậu bé làng Gióng ở huyện Gia Lâm. Sau ba năm từ lúc sinh ra, cậu nằm trên chõng tre im lặng, chẳng biết nói cười. Đến một ngày nghe tiếng loa của sứ giả vua Hùng gọi tìm người tài, cậu vươn vai đứng dậy tình nguyện đi đánh giặc Ân.
  • Truyện ngắn: Điều an ủi cuối cùng
    Bùi Duy Phong là tác giả còn khá mới, có nhiều truyện ngắn thu hút đông đảo bạn đọc quan tâm. Tháng 10.2020, nối dài mạch cảm xúc giản dị, chân thành, tập truyện thứ 2 của anh Ðiều an ủi cuối cùng ra mắt bạn đọc. Truyện của Bùi Duy Phong khiến người ta nghĩ nhiều hơn về yêu thương, về cái tình, cái nghĩa trong cuộc đời này. Điều ấy được anh nhẹ nhàng truyền tải qua những câu chuyện của mình.
  • Phim điện ảnh "Mưa đỏ": Khúc tráng ca Thành cổ bất diệt
    Những thước phim sinh động, chân thực nơi chiến trường tái hiện 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị sẽ được tái hiện trong dự án phim truyện điện ảnh “Mưa đỏ”. Đây là dự án có quy mô lớn nhất của Điện ảnh Quân đội nhân dân trong 10 năm trở lại đây.
  • Quảng bá sản phẩm OCOP “đất trăm nghề” Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng
    Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây, tối 5/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội, UBND Thị xã Sơn Tây tổ chức khai mạc “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Tôn vinh các sản phẩm về mít đặc sản Hà Nội năm 2024”.
  • "Qua những miền di sản Việt Bắc" với nhiều hoạt động đặc sắc quảng bá tiềm năng du lịch 6 tỉnh
    Chương trình có biểu diễn các di sản nằm trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia diễn ra tại thành phố Bắc Kạn, gồm: Lượn cọi, Lượn Slương của người Tày, Hát Sli của người Nùng, Hát Pá Dung của người Dao, Hát Then - đàn Tính của người Tày, Nùng, Thái...
  • Mở rộng khai quật khảo cổ di tích Tháp đôi Liễu Cốc
    UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thống nhất chủ trương mở rộng diện tích khai quật khảo cổ di tích Tháp đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) sau khi phát hiện nhiều hiện vật có giá trị.
Đại Lễ Vu Lan “Đạo hiếu và Dân tộc” năm 2017
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO