Cứ ra rả nói xấu nhà chồng nhưng đã bao giờ các chị thử tự nhìn lại bản thân mình hay chưa?

Helino| 28/12/2018 15:19

Thực tế đáng buồn là sau khi kết hôn, không ít nàng dâu có thêm một “sở thích” là nói xấu gia đình nhà chồng.

Không biết có phải do ảnh hưởng của phim ảnh, cứ xây dựng nên những nhân vật mẹ chồng vừa khó tính, ghê gớm, ngoa ngoắt lại hay gây khó dễ cho con dâu hay không mà nhiều cô gái lại cảm thấy sợ cảnh lấy chồng. Thế còn cô nào đã làm dâu, xem phim mà như mở cõi lòng. Chả thế mà, cứ thử dạo một vòng quanh cách nhóm tâm sự của chị em phụ nữ mà xem, những câu chuyện kể xấu mẹ chồng, gia đình chồng cứ dài lê thê và được hưởng ứng rất nhiệt tình.

Ừ thì đồng ý là từ trước đến nay, có ai bảo làm dâu là dễ dàng đâu. Ở nhà bố mẹ cưng như trứng mỏng, chiều chuộng, chăm lo cho từng li từng tí, 24, 25 tuổi đầu mà cũng vẫn như còn bé bỏng lắm.

Nhiều nàng dâu quá bức xúc nên thường xuyên tìm đồng minh để nói xấu nhà chồng. (Ảnh minh họa)

Nhiều nàng dâu quá bức xúc nên thường xuyên tìm đồng minh để nói xấu nhà chồng. (Ảnh minh họa)

Bỗng một cái, khoác áo cô dâu, về làm dâu nhà người ta thì không có chuyện sáng ngủ nướng đến 9, 10 giờ. Đi làm về có mệt tơi tả cũng phải phụ mẹ chồng nấu cơm, không muốn ăn cũng phải ngồi vào mâm cùng gia đình chứ làm sao dám bỏ bữa? Cuối tuần ở nhà dọn dẹp nhà cửa, đi thăm họ hàng chứ mong gì được "lên đồ" rủ bạn bè ra phố xả stress? Ăn mặc lịch sự, gọn gàng, kín đáo chứ đừng có mà hở hang, lòe loẹt, mẹ chồng chẳng vừa mắt chút nào đâu…

Đấy mới chỉ là một vài chiếc gạch đầu dòng nho nhỏ, còn chưa kể đến ba vụ đối nhân xử thế với bố mẹ, gia đình chồng đâu nhé, còn đau đầu hơn nhiều!

Chính bởi thế mà nhiều cô gái sốc nặng khi vừa làm dâu. Cuộc sống thay đổi quá nhiều khiến họ bị áp lực, cảm thấy mọi thứ quá khó khăn, bế tắc và cần phải giải tỏa.

Dạo một vòng nghe chị em nói xấu mẹ chồng hay gia đình nhà chồng thì ghê lắm. Có chị chán chẳng thiết gọi "mẹ" chuyển hẳn sang gọi là "bà", là "mụ"… Bao nhiêu uất ức đem xả hết cho nhẹ lòng, cứ nói cho sướng cái miệng, gõ cho sướng cái tay, miễn sao cảm thấy thỏa mãn khi đang bức xúc… Mà nào có phải chuyện to tát, quanh đi quẩn lại vẫn là vài ba chuyện lặt vặt đi đứng, nói cười, ăn uống… trong gia đình.

Lại có một địa điểm khác nói xấu mẹ chồng cực rôm rả, đó là ở văn phòng. Buổi trưa được nghỉ 1, 2 tiếng, chị em ngồi vắt chéo chân kể tội nhà chồng. Cứ một chị kể thì mấy chị xung quanh ngồi bĩu môi ra vẻ đầy cảm thông. Hễ chị nào nêu chiến tích "bật" được mẹ chồng một lần thì đám đông tán thưởng vỗ tay rào rào. Hay nhỉ, không biết trong cái đám người ấy, có chị nào giật mình nghĩ đến chuyện 2, 3 chục năm nữa, con dâu nó cũng đang ngồi nói xấu mình bằng những lời lẽ chẳng dễ nghe chút nào như thế không?

Thôi thì, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, mình cũng chẳng sống trong nhà người ta, chẳng hiểu được hoàn cảnh của người ta nên không trách được. Chỉ thấy một điều không được hay ho cho lắm, là các chị cứ ra rả nói xấu nhà chồng nhưng hình như chưa thấy chị nào tự soi gương, nhìn lại bản thân mình.

Nói đơn giản thế này, gia đình chồng đang sống rất yên ổn mấy chục năm trời. Bỗng một ngày vì con trai họ thương yêu các chị, họ lặn lội năm lần bảy lượt đến thưa chuyện với bố mẹ chị, rồi tay bưng trầu, đầu đội lễ đến đón các chị về làm dâu con trong nhà. Khoảnh khắc đó là họ đã rất trân trọng các chị rồi.

Mỗi nhà có một nếp sống riêng, các cụ dạy "Nhập gia tùy tục", bản thân mình phải tự có trách nhiệm điều khiển bản thân để phù hợp với cuộc sống của nhà chồng chứ không phải đòi thay đổi nếp nhà đã tồn tại mấy chục năm nay. Đến khi không thay đổi được thì quay sang đổ vấy lên nó!

Chị nào cũng trách mẹ chồng khó tính, cổ hủ, gây khó dễ cho con dâu. Không phải đâu! Người lớn thì hay góp ý cho con cái để cái đúng thì phát huy, cái sai thì sửa. Nhưng đáng tiếc là hiếm có nàng dâu nào lắng nghe mà một mực tự cho mình đúng, dứt khoát làm theo ý mình. Tất nhiên, không phải người lớn lúc nào cũng đúng nhưng cái họ cần nhất vẫn là thái độ biết lắng nghe và tiếp thu của con trẻ. Mẹ chồng cũng dễ lắm, đôi khi nói một tràng dài rồi con dâu chỉ cần thỏ thẻ: "vâng ạ", "con nhớ rồi ạ" là xong. Nhưng được mấy chị như thế, có khi nghe mẹ nói, mặt lại hằm hằm tỏ thái độ ngay.

Thế nhưng, không biết đã bao giờ chị em tự nhìn lại bản thân mình hay chưa? (Ảnh minh họa)

Thế nhưng, không biết đã bao giờ chị em tự nhìn lại bản thân mình hay chưa? (Ảnh minh họa)

Có chị lúc nào cũng bảo mẹ chồng khó gần, tính tình thay đổi thất thường khiến nàng dâu ức chế. Nhưng giá mà chị quan tâm đến mẹ một chút để biết rằng bà đang trong giai đoạn tiền mãn kinh thì tốt biết mấy. Cái thời gian ngồi nói xấu gia đình chồng, các chị dành để trò chuyện, đối thoại với bố mẹ để mọi người hiểu và thông cảm cho nhau hơn thì hay biết bao, thử tự kiểm điểm xem, mình đã làm tròn trách nhiệm của một nàng dâu chưa?

Rồi thay vì cứ hậm hực ở trong lòng, nàng dâu dám thẳng thắn dám nói ra những điều khiến mình cảm thấy mệt mỏi và bày tỏ quan điểm riêng với bố mẹ thay thì có lẽ mọi thứ có phải dễ thở hơn không?

Nói như vậy không có nghĩa là nàng dâu nào cũng sai. Đúng là cũng có những nàng dâu khổ lắm. Nhưng khổ thì khổ, dứt khoát không nên nói xấu nhà chồng. Mình cứ sống sao cho không thẹn với lòng, người tốt thì ắt sẽ được đền đáp.

Cuộc sống đã hiện đại hơn rất nhiều, chị em cũng nên trở thành những nàng dâu hiện đại. Làm mẹ chồng ghét thì dễ, làm mẹ chồng thương mới khó. Trước khi muốn bố mẹ chồng coi mình như con gái thì hãy đối xử với họ như với bố mẹ đẻ đã nhé!

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Cứ ra rả nói xấu nhà chồng nhưng đã bao giờ các chị thử tự nhìn lại bản thân mình hay chưa?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO