Hoạt động hội

“Cũ mòn tư duy sáng tạo múa - đừng đổ tại hoàn cảnh”

Thụy Phương 18:05 17/05/2023

Làm thế nào để tác phẩm múa ghi dấu ấn trong lòng công chúng; làm thế nào để các biên đạo múa vượt qua những tư duy cũ mòn, có tác phẩm múa “bắt nhịp” với thời cuộc… Đó cũng là những nội dung được đề cập tới trong buổi tọa đàm “Cũ mòn tư duy sáng tạo múa - đừng đổ tại hoàn cảnh” do Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức sáng 17/5, tại Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội.

Tại cuộc tọa đàm, Thạc sĩ, nhà báo Nguyễn Thị Thanh Hoa, Trưởng ban biên tập Tạp chí Nhịp điệu của Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam đã có bài thuyết trình về vấn đề “Cũ mòn tư duy sáng tạo múa - đừng đổ tại hoàn cảnh”.

2.jpg
Thạc sĩ, nhà báo Nguyễn Thị Thanh Hoa phát biểu tại tọa đàm.

Theo nhà báo Thanh Hoa, thời gian dịch bệnh Covid - 19 hoành hành đó cũng là quãng thời gian vô cùng khó khăn đối với ngành nghệ thuật biểu diễn nói chung và ngành múa nói riêng. Nhiều nghệ sĩ “loay hoay” tìm “đất” sáng tạo để không khiến trí não mình trì trệ, để khi dịch bệnh qua đi, họ có thể kịp thời “bắt nhịp” và không “tụt hậu” với thời cuộc. 

Và thực tế cho thấy dù cường độ sáng tác bị giảm sút nhiều so với thời gian trước khi xảy ra dịch bệnh, những show diễn lớn, quy mô tầm quốc gia, quốc tế bị hạn chế, nhưng nhiều biên đạo múa vẫn năng nổ, tích cực tham gia sáng tác cho các sự kiện nội bộ, nội tỉnh, phục vụ khán giả ở quy mô nhỏ. Liên hoan Ca Múa Nhạc chuyên nghiệp toàn quốc đợt 1 tại Hải Phòng được tổ chức cuối năm 2021 là một minh chứng. Đã có rất nhiều tác phẩm múa tham gia vào sự kiện này. 

1.jpg
Tọa đàm thu hút sự quan tâm của nhiều hội viên.

Điểm lại những tác phẩm múa đạt giải cao trong kì liên hoan và những tác phẩm lọt “top” giải thưởng của Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, nhà báo Nguyễn Thị Thanh Hoa khẳng định, để có những sáng tác hoàn thiện mang đến Liên hoan, đó là những nỗ lực phi thường của không chỉ riêng biên đạo múa, mà còn là sự cộng hưởng, đồng lòng của cả ekip các nghệ sĩ sáng tạo, biểu diễn, của các nhà quản lí, chỉ đạo nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật. 

Tuy nhiên bên cạnh những nỗ lực đáng ghi nhận, thì vẫn còn nhiều “khoảng trống” phía sau những tác phẩm đoạt giải. “Tác phẩm “Sợi duyên tìm bạn” của Biên đạo - NSƯT Xuân Hạnh mới chỉ dừng lại ở “lối mòn” tư duy quen thuộc, chưa thực sự để lại dấu ấn trong tâm trí đồng nghiệp; “Muôn tỏn mua mới” của Biên đạo - NSƯT Trung Hưng là một trong loạt seri tác phẩm về đề tài dân tộc nếu xét về biên độ đặc sắc, sáng tạo thì dường như vẫn chưa đạt ước nguyện như mong muốn; Tác phẩm “Hồn Trống” của cặp biên đạo Tải Đình Hà – Ma Thị Nết của Đoàn Hà Giang chưa khai thác được phần “hồn” của chiếc “Trống Đồng” – một “báu vật” thiêng liêng của bà con nơi đây. Mặt khác, dường như biên đạo lại quá “lạm dụng” các màn leo trèo, tác nghiệp trên thân trống, biến chiếc trống trở thành món “đạo cụ” khiên cưỡng không những không phát huy được giá trị nghệ thuật của tác phẩm...”, nhà báo Thanh Hoa nhận định. 

Theo chị, nếu đây là những tác phẩm đạt thứ hạng cao nhất tại Liên hoan và nhận được giải thưởng Nghệ thuật Múa năm 2021 của Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam thì quả thật đó là những âu lo, phiền muộn khiến nhiều nhà chuyên môn không thôi trăn trở.

Tại cuộc tọa đàm, nhiều nhà nghiên cứu, nhà chuyên môn cũng đã có những phân tích xoay quanh các vấn đề về giá trị nghệ thuật đích thực của tác phẩm múa; sự cần thiết phải thoát khỏi “lối mòn” trong tư duy sáng tạo; và đặc biệt là phải giữ được tính dân tộc trong tác phẩm múa.

3.jpg
Nhà nghiên cứu phê bình múa Bùi Đình Phiên phát biểu tại tọa đàm.

Theo nhà nghiên cứu phê bình múa Bùi Đình Phiên, trong sáng tạo nghệ thuật sợ nhất là sự cũ mòn, nếu không liên tục học tập, cập nhật thì sẽ lặp lại chính mình. “Thực tế cho thấy, nhiều biên đạo múa hiện nay phải chạy sô theo các sự kiện, hội diễn nên không nhiều thời gian đầu tư cho tác phẩm. Bởi thế việc lặp lại chính mình, cóp nhặt của người khác là điều dễ thấy. Muốn có một tác phẩm múa hay đòi hỏi biên đạo múa phải có tư duy, tầm nhìn…”, nhà nghiên cứu phê bình Bùi Đình Phiên nhấn mạnh.

Nhà giáo nhân dân, Biên đạo múa Minh Phương khẳng định thành công của tác phẩm múa không nhất thiết phải là sự độc lạ mà có khi đến từ sự mộc mạc, dung dị. Theo bà, biên đạo múa cần chọn chủ đề, hình tượng múa sao cho phù hợp; phải khai thác nét văn hóa truyền thống dân tộc, đi vào tâm hồn, tạo nên sự mượt mà cho mỗi tác phẩm, có như thế mới tạo được sức hấp dẫn cho tác phẩm.

Từ thực trạng cũ mòn trong tư duy sáng tạo múa, sự mất phương hướng của nghệ thuật múa chuyên nghiệp, NSƯT Nguyễn Thế Chiến cho rằng cần có sự định hướng của những người có trách nhiệm trong ngành múa. Và câu chuyện sáng tạo –luôn là một thách thức đòi hỏi các nghệ sĩ sáng tạo phải không ngừng tư duy, tìm tòi để bứt phá./.





Bài liên quan
  • Giới thiệu 12 ca khúc  về Bác và tình yêu quê hương
    Hướng đến ngày kỷ niệm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng ngày 15/5/2023, tại Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, số 19 Hàng Buồm, Hà Nội, Hội Âm nhạc Hà Nội tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm âm nhạc tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ tình yêu bao la và Tình yêu quê hương đất nước” với sự tham gia của đông đảo hội viên.
(0) Bình luận
  • Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới
    Ngày 10/5, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề "Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới" tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (19 Hàng Buồm, Hà Nội).
  • “Người Hà Nội" đã để lại nhiều giá trị trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô và cả nước
    Đó là đánh giá của NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội (8/5/1985 – 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì sáng 8/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP. Hà Nội).
  • 50 năm sân khấu Hà Nội: Thành tựu và thách thức
    Sáng 25/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội đã trang trọng tổ chức hội thảo "Thành tựu 50 năm sân khấu Thủ đô". Tại buổi hội thảo, các văn nghệ sĩ đã đóng góp nhiều tham luận giá trị về những thành tựu, hạn chế và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam trong thời kỳ mới.
  • Tọa đàm: Mỹ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày thống nhất đất nước
    Sáng ngày 23/4, hòa chung không khí chào đón ngày kỷ niệm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm vể Mỹ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày thống nhất đất nước tại hội trường Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm).
  • Tọa đàm “Văn học Hà Nội từ sau 1975”: Nhìn lại nửa thế kỷ sáng tác, định hướng cho bước chuyển tiếp theo
    Sáng ngày 18/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm), Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Văn học Hà Nội từ sau năm 1975”. Buổi tọa đàm xoay quanh các vấn đề đậm chất học thuật nhưng không kém phần sôi nổi với phần giao lưu và những lời thơ, tiếng hát đầy cảm xúc của các hội viên.
  • 5 nhóm giải pháp phát huy vai trò tiên phong của văn học, nghệ thuật Thủ đô
    “Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước sang một trang sử mới - trang sử hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, đổi mới và phát triển; đồng thời cũng mở ra cho văn học, nghệ thuật nước nhà một không khí mới, không gian mới, giai đoạn văn hóa, văn nghệ thống nhất, giao hòa, phát triển trong tính tổng thể, toàn vẹn, tiến bộ và cách mạng”, NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định tại hội thảo “Văn học nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức sáng ngày 16/4/2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Tuần phim diễn ra từ ngày 12 đến 15/5 tại nhiều địa điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây là dịp đặc biệt để tôn vinh những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời khẳng định vai trò của điện ảnh trong việc lan tỏa di sản văn hóa và giáo dục lý tưởng sống cho thế hệ trẻ trong thời đại mới.
  • “Lính thời bình” - những trang ký sự ấm nóng, đượm nghĩa tình
    Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa cho ra mắt cuốn ký sự “Lính thời bình” của Đại tá, nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng – một cây bút đã gắn bó trọn ba thập kỷ với nghiệp lính và nghiệp báo. Đây là tập sách ký sự độc lập thứ 3 của anh trong vòng hai năm trở lại đây, tiếp tục khẳng định sức bền lao động nghệ thuật và chiều sâu vốn sống quân ngũ.
  • Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa
    Sáng 11/5, tọa đàm "Truyện tranh: Khi văn hóa – lịch sử “kết duyên” cùng hội họa" do NXB Kim Đồng phối hợp với Viện Pháp tổ chức đã diễn trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của dự án phát triển truyện tranh tại Việt Nam và Những ngày văn học châu Âu 2025. Sự kiện được tổ chức nhân dịp ra mắt hai cuốn truyện tranh "Ký ức kiều bào: Lính thợ – Lao động Việt tại Pháp giữa Thế chiến II" và "Ký ức kiều bào: Chân đăng – Phu mỏ người Việt ở Tân Thế giới". Hai tác phẩm như lát cắt lịch sử sinh động, tái hiện bằng hình họa và màu sắc số phận những người Việt tha hương giữa thế kỷ XX đầy biến động.
  • Chùm ảnh Xá lợi Đức Phật được cung rước về chùa Quán Sứ
    Chiều ngày 13/5, vào lúc 15 giờ, xá lợi Đức Phật được cung rước từ Sân bay Nội Bài đi qua các tuyến đường quan trọng của Thủ đô như: Cầu Nhật Tân - đường Võ Chí Công - đường Đào Tấn - đường Kim Mã - đường Lê Duẩn - đường Trần Nhân Tông - đường Trần Bình Trọng - Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô - chùa Quán Sứ.
  • Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh: Tổ chức diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình
    Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính vừa có ý kiến chỉ đạo các Bộ, Ngành, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam… về việc chuẩn bị triển khai tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
Đừng bỏ lỡ
“Cũ mòn tư duy sáng tạo múa - đừng đổ tại hoàn cảnh”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO