Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Công tác tổ chức lễ hội tại Hà Nội có nhiều điểm sáng

Phạm Hoa 06:20 19/01/2024

Năm 2023, Thanh tra Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội đã triển khai hoạt động kiểm tra đối với 16 lễ hội trên địa bàn Thành phố, ghi nhận Ban tổ chức Lễ hội đã thực hiện đúng kế hoạch đề ra.

Các lễ hội đảm bảo an toàn, nghi lễ trang trọng…

Theo thông tin gần đây từ Thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, triển khai thực hiện Kế hoạch thanh tra năm 2023, Thanh tra Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội đã triển khai hoạt động kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn. Hoạt động thanh tra của ngành văn hóa - thể thao Hà Nội qua đó đạt một số kết quả nổi bật.

chuahuong-23.jpg
Đông đảo du khách thập phương đến với ngày khai hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội) xuân Quý Mão. (Ảnh tư liệu).

Đặc biệt, công tác quản lý lễ hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội có những điểm sáng. Năm 2023, UBND Thành phố Hà Nội đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành với nhiều lễ hội, đồng thời, Thanh tra Sở Văn hóa – Thể thao đã kiểm tra công tác quản lý và tổ chức 16 lễ hội lớn, tiêu biểu của thành phố trong năm qua, đó là: Lễ hội Gò Đống Đa, Lễ hội đền Sóc, Lễ hội đền Cổ Loa, Lễ hội đền Hai Bà Trưng, Lễ hội chùa Hương, Phủ Tây Hồ...

Qua kiểm tra, cơ bản Ban tổ chức Lễ hội đã thực hiện đúng kế hoạch đề ra; nghi lễ được thực hiện nghiêm túc, trang trọng; vệ sinh môi trường sạch sẽ, không có hiện tượng chèo kéo khách; không có hiện tượng bày bán thịt động vật hoang dã và văn hóa phẩm có tính chất mê tín dị đoan. Các lễ hội được đảm bảo an ninh, trật tự và công tác phòng, chống cháy, nổ đảm bảo theo quy định; giao thông tại khu vực lễ hội thông thoáng, không có hiện tượng ùn tắc; không có hiện tượng đổi tiền lẻ để hưởng chênh lệch giá.

Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được này, Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội cho biết, triển khai công tác lễ hội năm 2024, ngành đã xây dựng kế hoạch tổ chức, tuyên truyền... Cụ thể, các địa phương rà soát, lập danh sách các lễ hội; chủ động xây dựng kế hoạch quản lý, tổ chức lễ hội đảm bảo trang nghiêm, thành kính, tiết kiệm, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức; xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật. Đồng thời Thành phố Hà Nội công bố đường dây nóng tiếp nhận và xử lý các thông tin phản ánh về hoạt động lễ hội qua số điện thoại 0965404557.

godongda.jpg
Mùng 5 Tết Nguyên đán hàng năm, tại Công viên văn hóa Đống Đa (TP. Hà Nội), Lễ hội Gò Đống Đa kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa và tưởng nhớ Anh hùng dân tộc, hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ được tổ chức, thu hút hàng ngàn người dân tham dự.

Một trong những nội dung mới của việc triển khai công tác lễ hội năm 2024 tại Hà Nội, đó là ngành văn hóa đã ban hành bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống. Đặt mục tiêu năm 2024 có 70% các lễ hội tại Hà Nội bảo đảm các tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống, vừa phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa gắn với xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Xử phạt vi phạm trong hoạt động văn hóa và thể thao gần 1,4 tỷ đồng

Theo báo cáo tổng kết năm 2023 của Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội, công tác thanh tra, kiểm tra của ngành luôn tuân thủ quy định pháp luật, nghiêm minh khách quan. Công tác phối hợp giữa Sở Văn hóa - Thể thao với các quận, huyện, thị xã; cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố; phối hợp trong nội bộ Sở giữa các phòng, ban, đơn vị; phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Ngành đã có những chuyển biến tích cực.

xu-phat.jpg
Lực lượng chức năng quận Đống Đa tháo dỡ băng rôn sai quy định, vi phạm về quảng cáo.

Ngoài kết quả nổi bật về công tác tổ chức lễ hội kể trên, ngành Văn hóa – Thể thao Hà Nội đã thực hiện chủ đề công tác năm 2023 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Cụ thể, Thanh tra Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội đã làm việc với đại diện doanh nghiệp 2 cuộc thi người đẹp nhưng không có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và tham mưu Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao trình UBND Thành phố Hà Nội ban hành 2 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trên. Tổng số tiền phạt 110 triệu đồng.

Bên cạnh đó, năm 2023, Thanh tra Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội đã kiểm tra 82 cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao. Qua thanh tra kiến nghị các cơ sở chấp hành nghiêm các quy định pháp luật trong lĩnh vực thể thao. Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt 3 trường hợp về các hành vi: không đảm bảo yêu cầu về bảng nội quy, bảng chỉ dẫn, biển báo đối với từng môn thể thao; không đảm bảo yêu cầu về túi sơ cứu, thiết vị sơ cứu, cấp cứu ban đầu đối với từng môn thể thao; tổng số tiền phạt 16,5 triệu đồng.

Cũng trong năm vừa qua, Thanh tra ngành văn hóa Hà Nội đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 38 trường hợp có các hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo; tổng số tiền phạt 1,36 tỷ đồng; tháo dỡ 2.305 băng rôn vi phạm treo trên gốc cây, cột điện, cột điện chiếu sáng./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
  • Huy động sức dân xây dựng Thủ đô Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp
    Với quyết tâm mạnh mẽ, cam kết tạo ra bước đột phá trong công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm, thúc đẩy phong trào chung tay hành động để xây dựng Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp của Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Công tác tổ chức lễ hội tại Hà Nội có nhiều điểm sáng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO