Chuyển động Hà Nội

Công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố Hà Nội

Kim Thoa 03/08/2024 09:57

Những ngày qua, mưa lớn diện rộng trên địa bàn Quốc Oai, Chương Mỹ, Thạch Thất (Hà Nội) đã gây ra tình trạng ngập úng, sạt lở đất. Cùng với việc khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, các địa phương đã chủ động tăng cường công tác dự báo, cảnh báo để người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ tính mạng, tài sản.

5usi83ma.png
Mưa lũ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân Chương Mỹ (Ảnh: Hữu Nghị).

Tại huyện Chương Mỹ (tính từ 16h00' ngày 01/8/2024 đến 07h00 ngày 02/8/2024), do ảnh hưởng của bão số 02 từ 07h00 ngày 22/7/2024 đến 7h00 ngày 30/7/2024 trên địa bàn huyện, lượng mưa đo được là: 408,35mm. Vào 7h ngày 02/8 mực nước sông Bùi là 6,5m (bằng báo động 2).

Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện đã ban hành Công điện số 01/CĐUBND ngày 22/7/2024 về việc chủ động ứng phó với bão số 2 và mưa lũ; số 02/CĐ-BCH ngày 24/7/2024 về việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới; số 03/CĐ-BCH ngày 01/8/2024 về việc tập trung biện pháp giảm thiểu thiệt hại về người và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới.

Ban Chỉ huy PCTT và TCKN huyện và các xã, thị trấn đã tổ chức trực 24/24h để theo dõi diễn biến tình hình thời tiết và các sự cố xảy ra để có biện pháp khắc phục kịp thời; tổ chức kiểm tra các điểm ngập úng cục bộ, chỉ đạo tiêu thoát nước, khơi thông dòng chảy; chỉ đạo chủ động ứng phó với mưa lớn và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ; Chỉ đạo các phòng, ban, ngành huyện chủ động triển khai phương án đảm bảo cứu trợ đời sống cho nhân dân; không để tình trạng người dân không có nước uống, sinh hoạt và lương thực, thực phẩm thiết yếu; công tác đảm bảo an ninh trật tự; kê kích tài sản, di dời dẫn đến khu vực an toàn; triển khai công tác đảm bảo vệ sinh môi trường; hỗ trợ khám chữa bệnh, thuốc men và thiết bị y tế...

Tại huyện Quốc Oai (tính từ 16h00' ngày 01/8/2024 đến 07h00 ngày 02/8/2024), do ảnh hưởng của Bão số 2 kết hợp rìa Bắc rãnh áp thấp kết hợp với hội tụ gió trên cao trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội xảy ra mưa vừa, mưa to gây ngập úng.

Tổng lượng mưa đo được từ ngày 22/7 đến ngày 02/8/2024 tại Xí nghiệp thủy lợi Quốc Oai: là 501 mm. Trong đó ngày 20/7/2024 là 67mm: Ngày 21/7 đến ngày 22/7 là 5km, ngày 24/7 là 250m; ngày 28/7 là 80mm; đến 10h ngày 29/7 là 31mm; đến 7h ngày 30/7 là 12mm; đến 7h ngày 31/7 là 12mm; đến 7h ngày 02/8 là 2mm.

Đến 07h ngày 02/8/2024 đã vận hành 10/16 trạm bơm tiêu với 29 tổ máy. Mực nước sông Tích tại Trạm Vĩnh Phúc tính đến 07h00 ngày 02/8/2024 là 7,77m trên báo động lũ cấp 2 là 0,57 m.

Sáng ngày 01/8, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Quốc Oai đã ban hành Lệnh rút báo động lũ cấp 3 trên sông Tích. Đến nay, cơ bản cả 5 xã đã ổn định, người dân quay trở lại đời sống sinh hoạt bình thường.

Ngày 01/8 đã huy động trên 400 người gồm Hội Nông dân, hội Phụ nữ, Đoàn thành niên, Công ty môi trường Xuân Mai, Trung tâm y tế huyện, nhân dân địa phương... Các lực lượng tích cực làm các nhiệm vụ khơi thông cống rãnh, trục với rác trôi nổi tại các điểm ngập trũng, đọng nước, thu gom rác thải, phế thải tới điểm tập kết. Đồng thời, lực lượng cán bộ y tế tổ chức phun tiêu độc khử trùng, rắc với bột phòng chống dịch bệnh. Tổng số rác thu gom trong ngày 01/8/2024 đã vận chuyên đi khoảng 37 tấn rác các loại tập trung tại các xã Tuyết Nghĩa, Cấn Hữu, Liệp Tuyết; Ngọc Liệp...; phun tiêu độc khử trùng cho trên 3000m2 diện tích đường ngõ xóm, trường học, nhà văn hóa.... và cấp phát 10 kg thuốc sát trùng Cloramin B phòng chống dịch bệnh cho các hộ dân trong vùng bị ngập.

Hiện nay, Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện đang tiếp tục chỉ đạo thực hiện. tổng vệ sinh môi trường sau khi nước rút. Trên phương châm nước rút đến đâu sẽ thực hiện vệ sinh, thu gom rác, vệ sinh tiêu độc đến đó cộng với phun thuốc khu trùng để đảm bảo vệ sinh môi trường cho nhân dân.

ho-tro-dat-o-yen-binh.jpg
Lực lượng chức năng hỗ trợ di chuyển đất cho các hộ dân trên địa bàn xã Yên Bình, huyện Thạch Thất. (Ảnh: Đoàn Thịnh)

Tại huyện Thạch Thất (tính từ 16h00' ngày 01/8/2024 đến 07h00 ngày 02/8/2024), lượng mưa đo được tại điểm đo UBND huyện từ ngày 01/8 đến 7h sáng 02/8 là 9,6mm 2. Mực nước sông Tích: Sông Tích đạt đỉnh lũ hồi 7h00 ngày 25/7, mực nước sông Tích là 8.65m (trên báo động 3 là 25cm) Mực nước sông Tích tại trạm thuỷ văn Kim Quan thời điểm 6h00 ngày 02/8/2024 là 8.10m (trên báo động 2 là 50cm).

Ngày 01/8/2024, BCH PCTT và TKCN huyện đã ban hành công điện số 14/CĐ-BCH về việc tập trung các biện pháp giảm thiểu thiệt hại về người và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới.

Đồng thời, tiếp tục kiểm tra tình hình, các vị trí xung yếu đê điều, công trình thuỷ lợi, khơi thông dòng chảy để tiêu thoát úng cho các diện tích bị ngập úng; Chỉ đạo các xã có đê tổ chức lực lượng canh đê gác cống thường trực 24/24h để kiểm tra đê điều, hoành triệt cống qua đê, thường xuyên tuần tra canh gác để kịp thời phát hiện sự cố.

Chỉ đạo các xã vùng núi Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung, Thạch Hòa, Thạch Xá, Cần Kiệm, Kim Quan triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực trũng thấp có nguy cơ xảy ra ngập úng, khu vực có khả năng sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán dân đảm bảo an toàn; Chỉ đạo các xã thị trấn tổ chức thường trực tại Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN để theo dõi tình hình, nắm bắt kịp thời chủ động ứng phó với mưa lớn gây ngập úng và các thiên tai khác.../.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO