Cỗ Tết truyền thống Bát Tràng: Lan tỏa ẩm thực Hà thành

HNM| 27/01/2021 16:02

Mâm cỗ Tết truyền thống của người Bát Tràng không những lưu giữ đầy đủ hương vị truyền thống, mà còn khiến người ta rưng rưng bởi sự tinh tế, cầu kỳ của bà, của mẹ đã gia giảm cho những bữa tiệc đoàn viên.


Cỗ Tết truyền thống Bát Tràng: Lan tỏa ẩm thực Hà thành

Nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Thị Lâm nổi tiếng ở Bát Tràng với tài nấu nướng. Bà Lâm vốn sinh ra trong một gia đình khá giả ở phố Hàng Than, hơn nửa thế kỷ trước, bà về làm dâu làng Bát Tràng. Là dâu trưởng trong một gia đình quyền thế nhất vùng thời bấy giờ, bà thường xuyên phải nấu hàng chục mâm cỗ truyền thống.

Bà Lâm kể: "Từ nhỏ, tôi đã được mẹ và các dì dạy nấu ăn. Tôi học được cách chế biến món ăn theo phong cách truyền thống của người Hà Nội và giữ cho đến bây giờ. Một số món ngày nay được coi là đặc trưng của Bát Tràng, thật ra cũng chính là món người Hà Nội xưa thường dùng, có điều do làm quá kỳ công nên dần mai một”.

Nói về mâm cỗ Tết truyền thống của làng Bát Tràng, bà Lâm cho biết: “Cũng giống như cỗ của người Hà Nội, mâm cỗ Tết trong những gia đình giàu có, quyền thế ở làng Bát Tràng cũng gồm 6 bát, 8 đĩa (cỗ bát trân), tượng trưng cho sự phát tài, phát lộc. Với các gia đình trung lưu và bình dân sẽ biện cỗ 4 bát, 6 đĩa, tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương".

Trong mâm cỗ Tết xưa, các đĩa phổ biến gồm: Đĩa nem, đĩa gà luộc, đĩa miến xào, đĩa su hào xào mực (có thể thay bằng đĩa hạnh nhân vào ngày đầu năm), thêm giò lụa, chả quế. Mỗi món mỗi vị, từ thanh tao đến đậm đà làm tròn đầy vị giác của người thưởng thức... Và đặc biệt, không thể thiếu món canh măng mực - món ăn thương hiệu có mặt trong mọi bữa cỗ quan trọng, nhất là trong bữa cỗ 30 Tết, để nhận diện cỗ của làng gốm.

Cỗ Tết truyền thống Bát Tràng: Lan tỏa ẩm thực Hà thành

Bà Lâm cho biết, để chế biến một bát canh măng mực ngon phải mất nhiều công. Đầu tiên là phải chọn mua đúng loại măng vầu khô, vàng ươm, dày mình và dài gióng. Khi đem về, ngâm măng trong nước sạch chừng một giờ đồng hồ, sau đó lấy bàn chải cọ sạch hết trong ngoài, rồi đem hong khô. Tiếp đến, sẽ loại bỏ phần măng quá già ở gốc măng và quá non ở búp măng, chỉ giữ lại vài ba gióng bánh tẻ ở giữa. Loại bỏ hết các mấu đốt bên ngoài, bên trong, ngâm hai ngày trong nước lã cho mềm, đủ độ dẻo để có thể tước măng thành những sợi nhỏ, nuột như sợi tăm hương, rồi đem ngâm trong nước lạnh chừng một giờ đồng hồ nữa. Sau đó, vớt ra luộc trong nước sôi ba lần, nhớ chỉ để sôi nổi tăm lên là đổ ra rửa lại rồi luộc tiếp. Lúc đó, măng mới được đem ướp với mắm, muối đợi cho ngấm rồi phi hành mỡ xào săn.

Mực phải sử dụng loại mực ngon, thân trong, dày mình và trắng phấn. Người Bát Tràng chỉ lấy phần thân, rồi đem ngâm và tẩy sạch bằng rượu, nước gừng. Sau đó, đốt một bếp than hoa nướng mực cho vàng đều trước khi đem giã và xé cho tơi bông. Mực tiếp tục được đem sao trên bếp than hồng, với chút đường kính và chút muối tinh.

Theo bà Lâm, khi xào, hễ nghe sợi mực kêu "lách tách" là đủ lửa, nếu già quá, mực sẽ bị gãy, mà non quá thì dai. Mực đạt tiêu chuẩn phải có màu nâu cánh gián, vị ngọt, giòn, thơm.

Cỗ Tết truyền thống Bát Tràng: Lan tỏa ẩm thực Hà thành

Tiếng gọi là món măng mực, nhưng còn có thêm một số nguyên liệu nữa như thịt thăn lợn cắt khúc chừng 7 phân, đem đồ trên chõ xôi cho chín, rồi cũng tước ra như sợi măng, sợi mực, ướp mắm muối và phi hành mỡ xào săn.

Nước dùng cho món măng mực bao gồm nước luộc gà, nước hầm xương lợn và tôm he. Phải hầm nhỏ lửa, cho nước trong và ngọt đậm đà. Bà Lâm thường tỉ mỉ hớt lấy phần nước mỡ bên trên nồi nước dùng để nấu món canh măng, khi đó, sợi măng quện với mỡ gà sẽ rất hợp.

Các thứ măng, mực, thịt lại được xào lẫn với nhau cho vị nọ thấm vào vào vị kia, sau đó nổi lửa thả vào nước dùng, ninh chừng 45 phút. Nếu ninh lâu, măng sẽ nhừ, mực sẽ nát và thịt sẽ bở.

Bà Lâm thường trình bày bát măng mực như một bát bún thang với những màu sắc bắt mắt, mang vẻ tinh tế, cầu kỳ của người Hà Nội xưa. Ngoài măng, mực, thịt nạc thăn ở lớp dưới, bên trên là lớp giò lụa màu trắng phớt hồng, trứng tráng mỏng vàng ươm thái chỉ cùng một chút mực vàng nâu cánh gián.

Cỗ Tết truyền thống Bát Tràng: Lan tỏa ẩm thực Hà thành

Khi ăn, miếng mực ngọt thơm, măng giòn sần sật, nước dùng đậm đà, cân bằng về vị giác, khiến ai cũng phải tấm tắc về cái ngon, cái khéo của người đầu bếp.

Bà Lâm cho hay, để truyền lại cho con cháu những tinh túy về văn hóa, ẩm thực, những người bà, người mẹ Bát Tràng cũng sẵn sàng bỏ ra 3 tiếng để làm bát chim hầm, bên trong chú chim nhồi đầy ắp cốm mùa thu, hạt sen, nấm hương, ý dĩ thơm phức; sẵn sàng dành 6 tiếng quấy không ngơi tay được nồi chè kho thơm lừng, để đến 15 hôm vẫn không hỏng...

Trải qua bao thăng trầm, làng nghề Bát Tràng đang thay đổi nhanh chóng, nhưng dưới những nếp nhà nhuộm màu thời gian, những tinh hoa ẩm thực vẫn đang được người Bát Tràng âm thầm gìn giữ, trở thành niềm tự hào về văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây.

(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hà Nội kiểm tra về phản ánh tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng của sông Pheo
    Ngày 31/3, UBND Thành phố ban hành Công văn số 1167/UBND-TTĐT về việc kiểm tra thông tin báo chí phản ánh Lễ hội bơi Đăm, một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đang bị đe dọa bởi tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng của sông Pheo.
  • 7000 vận động viên tranh tài tại Giải Vô địch Quốc gia Marathon 2025
    Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 năm 2025 đã diễn ra thành công tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, từ ngày 28 đến 30/3/2025. Sự kiện tạo nên một ngày hội thể thao sôi động và đầy ý nghĩa, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương đăng cai tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Cỗ Tết truyền thống Bát Tràng: Lan tỏa ẩm thực Hà thành
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO