Có một chiều xuân Hà Nội với nhà thơ Tế Hanh

Nhà lý luận phê bình Nguyên An| 22/01/2023 13:59

Mưa bụi. Thi thoảng mới có chút gió nhẹ. Thế mà lạnh, tôi cảm nhận được một chút rùng mình của nhà thơ Tế Hanh khi ông ôm chặt tôi hơn. Xe vẫn chạy chậm, rất chậm.

brbdrtbtdy.jpg
Nhà thơ Tế Hanh

Một chiếc Honda 81 vượt qua, cô gái ngồi trên xa còn kịp quay lại nói:
- Kheo khéo kẻo cụ ngã, anh!

Nhà thơ chắc không trông rõ được khuôn mặt ửng hồng của cô gái, ông vẫn rủ rỉ kể về Êđixơn và Vinhi. Qua kính xe, tôi thấy gương mặt nhà thơ như tươi vui hơn giữa những gương mặt khác đang chập chờn lướt đi.
Tôi lắng nghe ông và cứ thảng thốt nghĩ: Sao mình lại được đi với ông, Tế Hanh - một nhà thơ được nhiều người trìu mến, một cách gần gũi thế nhỉ? Tôi không dám gọi ông là bác, là chú, là anh cho thật rõ. Tôi ấp úng. Còn ông, thì hình như chỉ cần biết tôi cũng là một người viết, thế là đủ. Đến cổng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, ông bảo:
- Em chờ anh ở đây.

Tiếng ông ấm và ngọt, có cả âm sắc miền Trung lẫn trong cái dịu nhẹ của xứ Bắc, tôi thấy như vậy, và cái tâm trạng trên như tan biến đi.
Giờ tan tầm. Người từ trong tòa nhà đồ sộ túa ra. Khi biết ông cụ một tay cầm cái túi vải cũ kĩ, một tay vịn cầu thang, vẻ hơi rờ rẫm vừa đi ngược chiều lên tầng trên chính là nhà thơ Tế Hanh, họ xúm lại quanh tôi và hai người trông xe ở cổng. Có tiếng kêu của ai đó: “Thật à? Ông Tế Hanh “Quê hương tôi có con sông xanh biếc” đó a?”. Một người khác: “Cụ lên tìm người quen hỏi một tài liệu gì đó cho người cháu sắp đi nước ngoài đấy, chẳng biết có được không?”.

Nhà thơ, ông là ai?
Xuân Diệu:
Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi…
Chế Lan Viên:
Anh nhớ em như đông về nhớ rét…
Còn ông - Tế Hanh, đâu như từ 1937 đã viết:
Tôi sống mê man tránh tẻ buồn
Miệt mài, hể hả, đắm say luôn
Tôi thân tê tái trong da thịt
Hương đất, hương đồng chẳng ngớt tuôn…

Và năm 1978, trong và sau những ngày chữa bệnh mắt, được hôm đỡ đau, ông tần ngần lững thững đi quanh hồ Thiền Quang gần nhà mà nghe, mà cảm, mà nghĩ… rằng:
Tôi tưởng tượng mặt hồ trang giấy đẹp
Mà cuộc đời phơi phới trải trước tôi
Để trên đó tháng ngày tôi viết tiếp
Những câu thơ tha thiết hiến dâng đời.

Có bao nhiêu mến yêu dòng sông và dãy núi, con thuyền và cánh cò với những dáng người quê kiểng… trong ông? Có mấy cuộc tình trong ông? Ông kể, đôi khi chen vào mấy tiếng: “Nói riêng để em biết…”. Tôi không dám cười, mà chỉ lan man mông lung cùng nhà thơ thôi. Còn ông thì cứ dõi về phía xa xa, như để lục tìm từ trong khoảng không gian mờ đục kia một dáng hình, một khuôn mặt. Ông hầu như chưa bao giờ có giọng khuyên bảo, “uốn nắn” ai một điều gì, nhiều người vẫn nói về ông như vậy. Song, như sợ tôi chưa hiểu, chưa thông cảm nổi, ông bảo: “Làm nhà văn, nhà nghiên cứu, cần biết nhiều, biết cặn kẽ. Có cái biết để mà ngẫm, không nói ra, em có thấy thế không?”. Tôi đỡ lời:
- Vâng, quả là có những chuyện biết rồi đấy, mà phải bao nhiêu lâu sau mới cắt nghĩa được.

Giọng ông âm vang hơn một tí:
- Đừng sốt ruột và vội vàng. Có một “nhà” đã gọi thơ mình thuở Nghẹn ngào - Hoa niên là thơ học trò đấy. Gọi thế là dễ dãi trong suy nghĩ và tếu táo không phải lối. Chỉ có thơ hay và thơ dở, hoặc thơ làng nhàng đọc được thôi, làm gì có thơ học trò? Chẳng phải nhiều bài thơ được truyền tụng mãi của các nhà thơ Âu châu và Trung Hoa được ra đời từ lúc tác giả còn rất trẻ đấy sao!

Lúc này, trong tiền sảnh ở gác hai của Nhà xuất bản Hội Nhà văn như đã vắng hết người. Ông vẫn ngồi nghiêng sang tôi, như không biết mỏi. Hai chén nước sôi chắc nguội ngắt từ bao giờ mà mới nhìn, dễ tưởng là hai chén “cuốc lủi”. Ông nhẹ rút từ trong túi ra tập “Thơ tình hay nhất”. Giọng ông đều đều, ấm ngọt mà có gì thật xa vắng:
- Mấy ông này đã thành người thiên cổ rồi. Trong tập này chỉ còn có tôi còn sống.

Tôi biết là ông rất điềm tĩnh khi nói câu này. Có một niềm vui se sắt nào đó dậy lên trong buổi chiều xuân vắng lặng, khi ông hơi cười mà nói tiếp:
- Tôi bây giờ vẫn cầm bút được, nhưng viết ra chữ khó đọc. Em có biết chữ Nhất Linh không? - Chữ ông ấy lòa xòa như cỏ rối. Nhưng còn viết cho nhau được, còn có cái để tặng, cũng quý rồi.

Tôi nói với ông về cái chu trình khoảng 20 năm một trong đời thơ của ông với hi vọng: Vài ba năm tới, là thêm một chu trình sáng tạo, ông sẽ có thêm những bài lưu dấu với đời.

Xuống xe, trước khi bước nhẹ vào cửa, nhà thơ cầm tay tôi lắc lắc:
- Sẽ có lúc cần, anh gọi, em sang nghe anh đọc rồi viết hộ nhé! Anh cảm ơn, cảm ơn!

(0) Bình luận
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Họa sĩ Xu Man trở thành nguyên mẫu trong tác phẩm của nhà văn Trung Trung Đỉnh
    Lấy cảm hứng từ cuộc đời thực của họa sĩ người Bahnar Xu Man, trên phông nền là một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã viết tác phẩm “Con thiêng của rừng”. Sách thuộc tủ sách Văn học thiếu nhi của NXB Trẻ, hướng đến bạn đọc từ 12 tuổi trở lên, nhưng đây cũng là một tác phẩm thú vị đối với người lớn.
  • Ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
    Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cuốn sách do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc chỉ đạo biên soạn.
  • “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo về làng nghề thủ công Việt Nam
    NXB Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam dành cho bạn đọc nhỏ tuổi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Có một chiều xuân Hà Nội với nhà thơ Tế Hanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO