Chuyện quà biếu ngày Tết: Có nhiều cách gói ghém những ân tình, trao gửi 'lộc đất trời' ngày xuân

Vũ Vũ | 23/01/2021 20:39

Có nhiều cách để gửi trao cho nhau những yêu thương thông qua quà Tết. Năm mới, đừng để chuyện tặng quà nhau trở thành áp lực. Hãy để những món quà mang nhiều ý nghĩa, không chỉ ở những giá trị vật chất mà chở đầy cả giá trị tinh thần.

Chuyện quà biếu ngày Tết: Có nhiều cách gói ghém những ân tình, trao gửi ‘''ộc đất trời'' ngày xuân
Tết và câu chuyện quà biếu muôn thuở

Trong tâm thức của người Việt, tặng quà là cách để trao gửi niềm yêu thương, sự trân trọng, đặc biệt trong dịp Tết - thời điểm quan trọng bậc nhất trong năm. Những món quà thường đơn giản nhưng chứa đựng nhiều tình cảm và ý nghĩa: Nhà hàng xóm nuôi gà biếu nhau chục trứng, người đi xa về biếu họ hàng vài món quà "đặc sản", có khi người ta chỉ "tặng’’ nhau đôi ba câu chúc, lời hay ý đẹp để cầu mong một năm mới hạnh phúc, may mắn.

Khởi nguồn từ nét phong tục truyền thống tốt đẹp, quà biếu dần trở thành một điều cần thiết trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, giữa những thay đổi về quan điểm vật chất và mục đích của việc tặng quà, văn hóa tặng quà đang dần bị biến đổi với nhiều góc xấu xí, méo mó hơn trước. Quà biếu ngày Tết đã trở thành một cuộc "chạy đua", đặc biệt trong các văn phòng công sở khi người ta cố gắng để tìm những món quà đắt tiền tặng sếp, "lấy lòng" đối tác.

Chuyện quà biếu ngày Tết: Có nhiều cách gói ghém những ân tình, trao gửi ‘''ộc đất trời'' ngày xuân

Từ một nét đẹp trong ngày Tết của người Việt, tặng quà dần tạo ra một áp lực vô hình với nhiều người. Khi đặt nặng giá trị vật chất trong mỗi món quà, hành động này có thể tạo ra áp lực cho cả người tặng và người nhận, khi họ hiểu rằng, đằng sau những món quà tặng đắt tiền là mong muốn vô hình mà nếu nhận quà đồng nghĩa với một cái "gật đầu’’ cho những yêu cầu đó.

Đâu đó trong câu chuyện tặng quà Tết, người ta thấy bóng dáng của vấn đề tương tự câu chuyện lì xì. Khi quá đặt nặng vào vật chất thay vì ý nghĩa tinh thần ẩn sau một phong tục ngày Tết, người ta dần thấy những câu chuyện xấu xí không mong muốn. Quà biếu ngày Tết không chỉ tạo nên áp lực về vật chất mà còn dẫn đến những áp lực tinh thần: Nếu như cả phòng đều tặng quà sếp mà bạn không tặng thì có vấn đề gì không? Bạn đi nước ngoài về nhưng không tặng quà họ hàng, liệu có khiến mọi người xì xào bàn tán? Tết này về ra mắt nhà bạn gái có nhất thiết phải mua những món đồ đắt đỏ không?

Những câu hỏi đó không phải điều gì quá xa lạ mà hoàn toàn thực tế khi dịp Tết đang đến gần. Chỉ cần lên những trang web bán hàng hay các hội nhóm, bạn cũng có thể bắt gặp hàng trăm chủ đề về việc nên tặng quà gì ngày Tết. Nhiều người muốn thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn đó nhưng câu hỏi thường trực "Tết này tặng quà gì?’’ vẫn khiến họ trăn trở.

Chuyện quà biếu ngày Tết: Có nhiều cách gói ghém những ân tình, trao gửi ‘''ộc đất trời'' ngày xuân

Quà Tết: Tấm lòng và những ân tình

Những món quà vật chất không có gì sai, tùy thuộc vào nhu cầu của cả người tặng quà và người được tặng. Điều quan trọng nằm ở cách tặng quà. Đằng sau những món quà nên đi cùng với thông điệp ý nghĩa trong dịp Tết. Trao đi những món quà là trao đi những tình cảm, nối lại sợi dây gắn kết giữa những người thân quen hay gửi đi sự tử tế trong dịp năm mới, không phải để mưu cầu sự trao đổi vật chất, quyền lợi qua lại.

Giữa một xã hội chi phối bởi vật chất, người ta bỗng nhớ lại những ngày Tết của mấy mươi năm về trước. Hàng xóm trao cho nhau những món ăn tự nấu trong dịp Tết, người ở quê biếu người thành thị bó lá dong, vài con gà, dăm ba đồng bánh chưng bánh tét. Quà Tết hồi đó chẳng có gì đắt giá; toàn những món đồ nho nhỏ nhưng dễ thương làm sao, tình làm sao. Người ta gói trong những món quà biết bao yêu thương và sẻ chia. "Lời chào cao hơn mâm cỗ" là như vậy; món quà trao đi gửi gắm biết bao câu chuyện, lời chúc, những chân thành mong cầu cho một năm mới tốt lành, những tình cảm được thắt chặt.

Chuyện quà biếu ngày Tết: Có nhiều cách gói ghém những ân tình, trao gửi ‘''ộc đất trời'' ngày xuân

Nếu có đôi điều cần thay đổi trong cuộc sống hiện đại, đã đến lúc chúng ta cần viết lại định nghĩa "quà", đặc biệt trong dịp Tết. Đôi khi đó chỉ là những thứ nho nhỏ, đi cùng sự yêu thương và trân trọng, gói ghém nhiều tầng ý nghĩa về tinh thần trong tâm thức người Việt, để ngày Tết thực sự mang đến nhiều hơn niềm vui và ý nghĩa.

Nhằm giúp bạn gửi trọn vẹn yêu thương và những điều tốt lành đến gia đình và người thân, bộ quà Tết "Trao nhau Lộc đất trời - Đón Xuân về muôn nơi" sẽ mang đến những sản phẩm quà Tết bao gồm: Nước trái cây TH true JUICE, nước uống sữa trái cây TH true JUICE milk, nước gạo rang TH true RICE.

Lựa chọn bộ sản phẩm đồ uống TH là "Lộc đất trời" gửi gắm sự thấu hiểu những điều mong muốn của người xung quanh trong khoảnh khắc đất trời chuyển giao: Sức khỏe, niềm vui, trọn vẹn hạnh phúc. Đó là những bữa cơm Tết ngon miệng, đủ đầy mà vẫn healthy, là sản phẩm bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức khỏe cho cả gia đình, là loại đồ uống phải có trong mỗi chuyến đi du xuân, giúp bạn và người thân luôn dồi dào sức sống.

Vì ngày Tết, hãy dành cho nhau những món quà ý nghĩa: Đủ trang trọng để gửi trao yêu thương, đủ ý nghĩa để quan tâm chia sẻ, đủ tinh túy cao cấp để thể hiện sự trân trọng trong dịp năm mới và đủ tốt cho sức khỏe để sẵn sàng cho những thử thách và cả những cơ hội "Lộc đất trời" mang tới trước thềm 2021.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Chuyện quà biếu ngày Tết: Có nhiều cách gói ghém những ân tình, trao gửi 'lộc đất trời' ngày xuân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO