Chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng: Vì sao nhiều địa phương vẫn “hờ hững”?

Tuấn Phong/KTĐT| 14/05/2019 06:53

Mặc dù Luật Công chứng 2014 đã có quy định về chuyển đổi Phòng công chứng (PCC) thành Văn phòng công chứng (VPCC), tuy nhiên nhiều địa phương vẫn không mặn mà với việc chuyển đổi này.

Chủ trương đúng nhưng thực hiện chậm

Theo quy định tại Điều 21 Luật Công chứng thì trong trường hợp không cần thiết duy trì PCC thì Sở Tư pháp lập đề án chuyển đổi PCC thành VPCC trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định… Trường hợp không có khả năng chuyển đổi PCC thành VPCC thì Sở Tư pháp lập đề án giải thể PCC trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định. Nghị định số 29/2015/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định chi tiết việc chuyển đổi PCC thành VPCC.

Theo Bộ Tư pháp, cả nước có hơn 1.000 tổ chức hành nghề công chứng, trong đó số lượng PCC chiếm số lượng rất nhỏ (khoảng trên 130 phòng). Đây là những PCC thành lập từ lâu, tập trung nhiều ở các TP lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… Trước bối cảnh các VPCC liên tục được mở ra, đặc biệt ở các vùng kinh tế phát triển thì hoạt động của nhiều PCC hết sức khó khăn bởi phải cạnh tranh quyết liệt. Trong khi đó, bộ máy, biên chế, các điều kiện đảm bảo các quy định của Nhà nước vẫn phải duy trì. Thực tế trên cho thấy, việc chuyển đổi các PCC sang mô hình VPCC là chủ trương đúng và hết sức cần thiết, nhằm giảm gánh nặng ngân sách, biên chế của Nhà nước; góp phần đưa hoạt động công chứng trở thành một loại dịch vụ công chuyên nghiệp, an toàn, chất lượng cao.

Tuy nhiên, nhìn vào bức tranh chung cho thấy, việc chuyển đổi hết sức chậm chạp. Thậm chí nhiều địa phương chỉ dừng ở mức ra văn bản để… "hưởng ứng" chủ trương, sau đó rơi vào quên lãng. Ngay như TP Hồ Chí Minh cũng ra văn bản khẳng định việc duy trì các PCC là cần thiết nên chưa xem xét đến việc chuyển đổi PCC thành VPCC. Một số địa phương cũng rục rịch chuyển đổi nhưng lại có nhiều vướng mắc nên quá trình chuyển đổi kéo dài.

Chuyển đổi trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng 

Nhiều ý kiến cho rằng, lý do của việc chậm chuyển đổi là do nhiều địa phương vẫn muốn duy trì các PCC với vai trò dẫn dắt. Đặc biệt ở những vùng còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội kém phát triển. Các PCC ở địa bàn này mang trên mình sứ mệnh thực hiện nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhu cầu giao dịch của bà con khi mà các VPCC chưa được thành lập. Tuy nhiên, ý kiến khác lại cho rằng mấu chốt của việc chậm chuyển đổi là do nhiều địa phương còn lúng túng trong việc bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và viên chức, người lao động đang làm việc tại các PCC khi chuyển sang mô hình VPCC. Sự chuyển đổi không chỉ là thay đổi tên gọi mà còn là vấn đề về thương hiệu, uy tín của các PCC đã gây dựng trong hàng thập kỷ, vì thế đấu giá thương hiệu cũng là vấn đề gây bàn cãi.

Theo Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp (Bộ Tư pháp) Đặng Hoàng Yến, cần xác định nguyên tắc chung của việc chuyển đổi PCC. Luật Công chứng quy định trong trường hợp không cần thiết duy trì PCC, Sở Tư pháp xây dựng đề án chuyển đổi PCC thành VPCC trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định. Nhưng trước khi đặt vấn đề chuyển đổi PCC, các địa phương cần phải đánh giá đầy đủ, toàn diện về vị trí, vai trò và tình hình tổ chức, hoạt động của PCC tại địa phương mình. Trong trường hợp PCC tại địa phương hoạt động hiệu quả, được người yêu cầu công chứng tín nhiệm, tự bảo đảm chi thường xuyên, có đóng góp đáng kể vào ngân sách… thì thuộc trường hợp cần thiết duy trì và chưa xem xét chuyển đổi.

Bà Yến cũng lưu ý, không chuyển đổi PCC khi chưa chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết; việc chuyển đổi PCC phải được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, theo đúng quy định của Luật Công chứng, Nghị định số 29/2015/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đồng thời bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và công chứng viên, viên chức, người lao động làm việc tại PCC được chuyển đổi, tránh tình trạng áp đặt, chủ quan để xảy ra khiếu nại, tố cáo trong và sau khi chuyển đổi PCC.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Hợp tác với các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch 137/KH-UBND ngày 15/5/2025 về hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
  • Chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" trở lại với diện mạo mới
    Sau thời gian dài vắng bóng, chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" tiếp tục lên sóng VTV3 với dàn nghệ sĩ được nhiều khán giả yêu mến và thông điệp đậm chất văn hóa, gắn kết và truyền tải thông điệp lan tỏa giá trị tình cảm cha con, tình cảm gia đình và du lịch, văn hóa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng: Vì sao nhiều địa phương vẫn “hờ hững”?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO