Sự kiện & Bình luận

Chuẩn bị diễn ra Ngày hội Văn hóa thể thao các dân tộc huyện Chi Lăng năm 2023

KT 15:10 15/08/2023

Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc huyện Chi Lăng và Lễ hội chiến thắng Chi Lăng (10/10) gồm nhiều hoạt động nhằm giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc, bồi dưỡng và phát huy tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự cường dân tộc cho thế hệ người Việt Nam.

d3b0dd45ee8a7ed4e98f622506f56ca7_tr_20_21-13_54_38_773.jpg
Chuẩn bị diễn ra ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc huyện Chi Lăng năm 2023 (ảnh: internet)

Ngày 14/8, UBND huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) tổ chức họp báo Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc huyện Chi Lăng và Lễ hội chiến thắng Chi Lăng (10/10) - gắn với Đền Chi Lăng; mùa Na Chi Lăng năm 2023.

Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc huyện Chi Lăng và Lễ hội chiến thắng Chi Lăng 10.10 gắn với Đền Chi Lăng năm 2023 được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống yêu nước và những chiến công hiển hách của các thế hệ ông cha ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc đã được ghi dấu tại mảnh đất Chi Lăng lịch sử anh hùng. Tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc, bồi dưỡng và phát huy tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự cường dân tộc; khơi dậy niềm tự hào và củng cố niềm  tin cho các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo thông tin từ Ban Tổ chức, ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc huyện Chi Lăng được tổ chức với rất nhiều sự kiện kéo dài từ tháng 3/2023. Điểm nhấn của ngày hội sẽ là Lễ khai mạc vào ngày 10/10/2023, tại Sân vận động trung tâm huyện Chi Lăng (Lạng Sơn).

Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc huyện Chi Lăng và Lễ hội chiến thắng Chi Lăng sẽ bao gồm nhiều hoạt động nhằm giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc, bồi dưỡng và phát huy tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự cường dân tộc cho thế hệ người Việt Nam.

Các hoạt động tiêu biểu của ngày hội như: Tổ chức liên hoan dân ca và trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc huyện Chi Lăng lần thứ nhất năm 2023; phát động Tuần lễ mặc trang phục dân tộc truyền thống; tổ chức liên hoan Múa sư tử huyện Chi Lăng mở rộng năm 2023; liên hoan nghệ thuật đường phố mở rộng năm 2023; màn rước lửa từ Đền Chi Lăng về sân vận động trung tâm huyện…

Đặc biệt, nhân dịp này, UBND huyện Chi Lăng cũng sẽ tổ chức Lễ hội chiến thắng Chi Lăng (10/10) gắn với Đền Chi Lăng năm 2023 vào ngày 10/10/2023. Trong đó, có màn sử thi là tiết mục tái hiện lại toàn bộ chiến thắng Chi Lăng năm 1427 và những thành tựu đạt được của huyện Chi Lăng trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Đây được kỳ vọng là điểm nhấn đặc biệt thu hút đông đảo diễn viên nghệ sĩ và công chúng tham gia.

Đối với việc quảng bá, tuyên truyền và nâng cao giá trị sản phẩm na Chi Lăng năm 2023, dịp này sẽ diễn ra chương trình “Quảng bá, tiêu thụ na và các sản phẩm OCOP Chi Lăng” vào ngày 19.8 tại chợ Nông sản, thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng. Nghệ sĩ Quang Tèo, ca sĩ Thùy Dung và dàn KOL đại diện Ban tổ chức livestream trực tuyến bán đấu giá na để gây quỹ xây dựng công trình an sinh xã hội./.

Bài liên quan
  • Trải nghiệm làm nón Chuông tại phố cổ Hà Nội
    Ngày 12/8, tại đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội, CLB Đình làng Việt cùng Ban Quản lý Dự án Trường làng trong phố phối hợp tổ chức workshop “Nghiêng vành nón Chuông". Đây là sự kiện thứ hai, tiếp sau workshop “Hoa cài tre đan” được triển khai trong trong khuôn khổ chuỗi hoạt động Hè – Thu 2023.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Chuẩn bị diễn ra Ngày hội Văn hóa thể thao các dân tộc huyện Chi Lăng năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO