Đời sống văn hóa

Nhiều hoạt động 'Vui Tết Độc lập' chào đón Quốc khánh 2/9 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc VN

Thu Trang 19:46 11/08/2023

Từ ngày 1 - 4/9, các hoạt động hấp dẫn nhân dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

11-8-h1.jpeg
Sôi nổi các hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong các dịp nghỉ lễ.

Đặc biệt, đồng bào các dân tộc sẽ thể hiện nét văn hóa truyền thống với không gian chợ vùng cao, trình diễn dân ca dân vũ, giới thiệu ẩm thực sản vật vùng miền, góp phần quảng bá văn hóa, du lịch của địa phương.

Hoạt động điểm nhấn trong dịp này là Phiên chợ vùng cao vui Tết Độc lập với không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, đậm nét chợ vùng cao. Không gian chợ có nét độc đáo của hội xuống chợ, vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, không gian ẩm thực, sản vật với sắc màu đặc trưng của dân tộc Mông, Nùng, Thái, Tày, Dao, Khơ Mú...

Giới thiệu nghệ thuật múa sư tử mèo tại không gian chợ góp phần quảng bá di sản văn hóa, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, thu hút thiếu niên gợi nhớ về Tết Trung Thu. Du khách sẽ được trải nghiệm làm làm mặt nạ sư tử với các nghệ nhân; thưởng thức chương trình dân ca, dân vũ “Vui Tết Độc lập” mừng đất nước, ca ngợi quê hương, phát huy giá trị bản sắc dân tộc và các trò chơi dân gian.

Lễ cưới của dân tộc Nùng sẽ được tái hiện tại không gian của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Lễ cưới của dân tộc Nùng gồm nhiều thủ tục, lễ nghi khá đặc sắc, trong đó phải kể đến lễ đón dâu.

Trung tâm của chợ vùng cao là gian hàng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La... trưng bày, giới thiệu các sản vật dân tộc, ẩm thực, nét văn hóa - du lịch; trang phục, khăn, vòng tay, đồ lưu niệm thổ cẩm của dân tộc Mông, Thái, Dao, Khơ Mú... Tất cả sẽ tạo nên một không khí nhộn nhịp, hồ hởi, hạnh phúc của đồng bào các dân tộc với Phiên chợ vui Tết Độc lập.

Đặc biệt, đồng bào Nùng đến từ tỉnh Lạng Sơn sẽ giới thiệu đến công chúng nghệ thuật múa sư tử mèo đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2017.

Đây là nét văn hóa truyền thống được hình thành qua nhiều thế hệ và gắn bó lâu đời với đồng bào các dân tộc Tày, Nùng. Hàng năm, khi bước vào các mùa lễ hội như Lồng tồng, mùa Xuân, Tết Trung Thu..., đồng bào Tày, Nùng ở Lạng Sơn lại tưng bừng mở hội múa sư tử mèo. Điệu múa thể hiện tinh thần thượng võ với những động tác múa võ nhanh, uyển chuyển kết hợp với trống. Đồng bào quan niệm, múa sư tử mèo để xua đi những điều xấu nên khuôn mặt mèo càng dữ tợn càng tốt, điệu võ càng mạnh mẽ càng hay.
Đồng bào dân tộc Mông tỉnh Cao Bằng tái hiện nghi thức rước ma giữ lửa. Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời, mang đậm nét văn hóa riêng biệt trong đời sống của mỗi gia đình, dòng họ người Mông. Họ quan niệm, mỗi dòng họ đều có vị thần giữ lửa riêng nên ngay sau khi kết hôn và dựng nhà mới, người chủ gia đình sẽ chọn ngày lành tháng tốt đưa bàn thờ tổ tiên vào nhà và thực hiện nghi lễ rước thần giữ lửa để vợ chồng hòa thuận và làm ăn gặp nhiều may mắn...

Bài liên quan
  • “Sắc màu thổ cẩm” tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
    “Sắc màu thổ cẩm” là chủ đề của chuỗi hoạt động tháng 7 do Ban quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Các hoạt động này có sự tham gia từ khoảng gần 100 đồng bào của 15 dân tộc đến từ 12 địa phương đại diện các vùng miền trên cả nước.
(0) Bình luận
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính năm 2024
    Đây là hoạt động mở đầu trong chuỗi các hoạt động của Tuần “Đại đoàn kết dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024.
  • Huế: Hơn 16.500 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024
    Từ khi phát động đến nay Ban tổ chức đã nhận được 16.358 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và 265 bài dự thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024 từ các em học sinh tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 700 liền anh, liền chị tham gia Liên hoan các làng Quan họ Bắc Ninh
    Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngày 15/11, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan các làng Quan họ thực hành tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh lần thứ Nhất - 2024.
  • Triển lãm tôn vinh “Dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”
    Giới thiệu hơn 150 tài liệu, hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đến công chúng tại triển lãm “Dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”.
  • Đàn Đó và những thanh âm mang hồn Việt
    Trong khi nhiều nghệ sĩ thường mô phỏng âm thanh cuộc sống trên các nhạc cụ có sẵn, Đàn Đó lại đi ngược chiều gió, tiên phong tự tạo ra những nhạc cụ để tạo ra âm thanh, nhịp điệu và kể câu chuyện văn hóa dân tộc, bản địa theo cách của riêng mình. Từ những cây đàn, chiếc trống bằng tre và đất, qua đôi bàn tay tài hoa và trái tim luôn đau đáu tình yêu với quê nhà của những người nghệ sĩ, những thanh âm độc bản vang lên, trong sáng, rung cảm đến tận cùng trái tim của người nghe. Mỗi một tác phẩm của nhóm nghệ sĩ như một lời mời gọi khán giả trở về với hơi thở đất trời Việt Nam, với những điều dung dị, mộc mạc nhất nhưng chứa đựng dạt dào sáng tạo tiếp nối từ ngàn năm.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
Đừng bỏ lỡ
Nhiều hoạt động 'Vui Tết Độc lập' chào đón Quốc khánh 2/9 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc VN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO