Chùa Phụng Thánh

HNMCT| 01/09/2021 09:07

Chùa Phụng Thánh tọa lạc tại số 43 ngõ Cống Trắng (phường Trung Phụng, quận Đống Đa). Theo sử liệu, chùa được xây dựng từ thời Lý (thế kỷ XI) và đã trải qua nhiều lần tu sửa trong lịch sử.

Chùa Phụng Thánh

Tương truyền, tiền thân của chùa Phụng Thánh là miếu thờ một nàng công chúa thời nhà Lý rất xinh đẹp, thường giúp dân quanh vùng. Sau này, miếu được mở rộng quy mô và trở thành chùa Phụng Thánh. Có thể nói, chùa Phụng Thánh là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất ở Hà Nội.

Trong lịch sử, chùa Phụng Thánh từng nhiều lần bị phá hủy bởi chiến tranh. Đó là khi nghĩa quân Tây Sơn, dưới sự chỉ huy của Quang Trung - Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh đuổi quân Thanh, giải phóng Thăng Long (1789). Lúc này, do nằm trong khu vực giao tranh ác liệt giữa hai bên nên chùa Phụng Thánh đã bị phá hủy. Đến thời Nguyễn, chùa được khôi phục lại.

Tháng 12-1972, khi Mỹ rải bom B52 xuống phố Khâm Thiên, Tam bảo chùa Phụng Thánh bị phá hủy toàn bộ. Sau đó, chùa được tu bổ nhưng lại bị các hộ dân lấn chiếm nghiêm trọng suốt một thời gian dài. Phải mất nhiều năm, quận Đống Đa mới hoàn thành việc đền bù cho các hộ dân để giải phóng mặt bằng và trả lại khuôn viên chùa như hiện tại. 

Tuy nằm giữa khu dân cư đông đúc nhưng khuôn viên chùa khá thoáng đãng, thanh tịnh. Tam quan chùa được xây kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái, trên nóc đắp hình mặt trời lửa cùng các đầu đao hình rồng lá cách điệu. Qua tam quan là hồ nước lớn hình tròn, chính giữa là lầu Quan Âm, nối với bờ bằng một cầu rồng được đắp nổi công phu. Xung quanh hồ có lầu chuông, lầu trống, lầu chiêng, khu mộ tháp. Phía sau là Tam bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà khách cùng khu vườn rộng bao quanh. 

Tam bảo chùa có kết cấu kiểu chữ “Đinh”, gồm tiền đường và thượng điện. Khu nhà Tổ có kết cấu tương tự. Các bộ vì được liên kết với nhau theo kiểu “Thượng chồng rường giá chiêng, hạ cốn, kẻ hiên”, có hoa văn chạm khắc tinh xảo, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Nhà Mẫu là nơi thờ Tam tòa thánh Mẫu, Ngũ vị Tôn ông, Đức thánh Trần Hưng Đạo Đại vương... Trong chùa hiện còn lưu giữ 29 pho tượng tròn, 2 quả chuông đồng, 9 tấm bia đá cùng hệ thống cửa võng, đại tự, cuốn thư, hương án và bộ kinh quý.

Với những giá trị văn hóa - lịch sử lâu đời, chùa Phụng Thánh đã được xếp hạng là di tích cấp Quốc gia năm 1988.

(0) Bình luận
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Phố Châu Long - ký ức đẹp Hà Nội một thuở
    Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử, phố Châu Long (quận Ba Đình, Hà Nội) vẫn còn giữ lại vẻ đẹp của một Hà Nội xưa sâu lắng, sang trọng mà gần gũi, kiêu sa mà mộc mạc… trong ký ức của những người yêu biết bao nhiêu mảnh đất ngàn năm văn hiến này.
  • Chợ Bắc Qua và ký ức gánh hàng của mẹ
    Mỗi lần có dịp đi qua chợ Bắc Qua, tôi lại nhớ hình dáng mẹ với đôi quang gánh trên vai chở những lo toan cho gia đình những năm 80, 90 của thế kỷ trước.
  • Ra mắt Trung tâm Thiết kế sáng tạo làng nghề đầu tiên tại Bát Tràng
    Trong khuôn khổ Lễ khai hội làng gốm cổ Bát Tràng, UBND xã Bát Tràng đã ra mắt Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch (gọi tắt là Trung tâm Thiết kế sáng tạo).
  • Làng nghề bánh cuốn Thanh Trì đón nhận danh hiệu "Làng nghề truyền thống Hà Nội"
    Ngày 9/3, UBND quận Hoàng Mai tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” đối với làng nghề bánh cuốn Thanh Trì, phường Thanh Trì.
  • Nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Ngày 17/2, tại di tích lịch sử - văn hoá Quốc gia Đình Phú Gia, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Xôi Phú Thượng lần thứ VII và công bố Quyết định ghi danh Nghề Xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Độc đáo “ngõ cổng vòm” giữa lòng Thủ đô
    Thời gian gần đây, ngách 5/1 phố Từ Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) trở thành một địa điểm check-in, chụp hình quen thuộc của người dân Thủ đô. Với lối kiến trúc mộc mạc, con ngách đã trở thành một “góc xưa” giữa Thủ đô hiện đại.
  • Triển lãm "Hào khí Điện Biên - Một thiên sử vàng"
    Tư liệu, hình ảnh được tập trung vào 3 phần, gồm: “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, “Cuộc chiến 56 ngày đêm chấn động địa cầu”, “Quảng Nam - Đà Nẵng chia lửa cùng Điện Biên”.
  • Lệ Quyên mở màn chuỗi concert L'Amour show "Love in the cloud"
    Vừa qua, đêm nhạc của tình yêu đã được tổ chức trong không gian bồng bềnh như mây tại Hôtel de l'Amour Tam Đảo, với phần trình diễn của "nữ hoàng bolero" Lệ Quyên. Đây là chương trình mở màn cho chuỗi concert mang tên: L'Amour show "Love in the cloud".
  • Ngày mai 2/5, Quốc hội họp bất thường để xem xét về công tác nhân sự
    Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV vào chiều 2-5 để xem xét nội dung về công tác nhân sự
Đừng bỏ lỡ
Chùa Phụng Thánh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO