Chùa Kim Sơn

Hanoimoi| 06/07/2022 09:57

Chùa Kim Sơn (hay chùa Kim Mã, chùa Tàu Mã, đàn Vạn Linh) có địa chỉ tại số 73 phố Kim Mã (phường Kim Mã, quận Ba Đình). Chùa được hình thành từ thời Lý.

Chùa Kim Sơn

Nơi đây vốn là trại Kim Mã, thuộc vùng Thập tam trại, nằm ở phía tây nam kinh đô Thăng Long. Xưa kia, đây từng là pháp trường và nghĩa địa. Vì vậy, người dân đã lập ra một am nhỏ để cúng vong linh. Cuối thời Lê - Trịnh, đây là nơi an táng binh lính Tây Sơn tử trận trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789, khi hoàng đế Quang Trung đại thắng quân Thanh. Lúc này, am được trùng tu và được gọi là đàn Vạn Linh. Năm 1881, nơi này được sửa sang, trở thành chùa Tàu Mã. Đến năm 1898, chùa đổi tên chữ thành Kim Sơn tự. Năm 1932, dân làng mở rộng khuôn viên chùa, tách riêng tòa Tam Bảo, đền thờ Mẫu và đàn tế Vạn Linh.

Chùa Kim Sơn có kết cấu kiểu “nội công ngoại quốc” với phong cách nghệ thuật cuối thời Nguyễn. Khách vào chùa theo ngũ môn quan rộng 50m. Qua cửa là con đường dẫn vào chính điện, đi qua hai nhà tả - hữu mạc nằm ở hai bên một khu vườn. Giữa vườn là pho tượng Bồ Tát đứng trên hồ bán nguyệt. Phía sau là bức bình phong, hai bên có các tháp mộ cổ.

Đi qua một sân rộng là chính điện, gồm 3 nếp nhà ba gian. Nếp nhà chính giữa được xây cao hơn và hơi nhô về phía trước là tòa tam bảo với hai cửa ngách thông sang đàn Vạn Linh và đền thờ Mẫu. Bên trong tam bảo hiện còn hệ thống hoành phi, câu đối và bia đá cùng bức đại tự đề 4 chữ “Kim Sơn Cổ Sát”, 21 pho tượng Phật, bên trên là 4 cửa võng chạm trổ cầu kỳ. Chính điện có pho tượng Phật bằng đồng nguyên khối đúc liền được coi là tuyệt tác nghệ thuật Phật giáo, cao 77cm, nặng 30kg.

Đàn Vạn Linh nằm bên phải tòa tam bảo, hậu cung bài trí hệ thống tượng Phật được đưa về từ chùa Linh Sơn (phố Nguyễn Trường Tộ) từng bị bom Mỹ đánh sập năm 1967. Gian ngoài cùng bày hương án thờ Phật và 2 hương án thờ Vạn Linh, phía dưới là tượng đàn voi Tây Sơn. Bên trái tòa tam bảo là đền thờ Mẫu, bên trong hậu cung đặt khám thờ cùng 3 pho tượng Thánh mẫu Liễu Hạnh, Bà chúa Thượng Ngàn và Thủy Tinh công chúa. 

Hằng năm, vào ngày giỗ trận Đống Đa (mùng 5 tháng Giêng), các sư trụ trì chùa Kim Sơn lại lập đàn chay cúng tế vong linh binh lính Tây Sơn và các liệt sĩ đã hy sinh cho đất nước.

Năm 1985, chùa Kim Sơn được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Chùa Kim Sơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO